Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
4.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚIVIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HIỆN NAY VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HIỆN NAY
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [39, tr.70-75]. Điều này cho thấy, đây là những nhân tố có tác động mạnh mẽ và đặt ra nhiều vấn đề đối với việc tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội trong những năm tiếp theo.
4.1.1. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách xã hộihiện nay hiện nay
Thứ nhất, sự tác động của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quá trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và là nhân tố tác động đến việc hoạch định, thực thi chính sách xã hội cả chiều thuận lẫn chiều nghịch. Tồn cầu hóa khơng chỉ là tác nhân giúp các quốc gia chủ động hội nhập quốc tế, ra sức tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, thúc đẩy q trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức mà còn phát sinh nhiều hậu quả tiêu cực cần được khắc phục. Đảng ta khẳng định: “Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường” [36, tr.95]. Kinh tế thế giới tuy có dấu hiệu được phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn cịn tiềm ẩn nhiều khó khăn, bất ổn, nảy sinh nhiều vấn đề an sinh xã hội mới như thất nghiệp, nghèo
đói, dịch bệnh, an tồn thu nhập,… địi hỏi phải có sự tham gia, đối thoại và hợp tác của nhiều quốc qua.
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo cơ hội để Việt Nam học tập kinh nghiệm, giao lưu, hợp tác với các nước trong phát triển hệ thống chính sách xã hội mang tính hiện đại, hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và tiến tới phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Mở cửa, hội nhập quốc tế không chỉ giúp nước ta học hỏi kinh nghiệm quốc tế, huy động thêm các nguồn lực để thực thi chính sách xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn giúp Việt Nam tiếp thu quan điểm quốc tế về những thay đổi trong nhận thức về chính sách xã hội theo hướng ngày càng mở rộng quyền và dịch vụ cho người dân. Nghĩa là, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện chính sách xã hội khơng chỉ thể hiện ở việc duy trì mức sống vật chất cần thiết, mà quan trọng hơn con người được phát triển về mặt tinh thần với lối sống có văn hóa và giáo dục, dân trí ngày càng cao trong vai trị và trách nhiệm xã hội [9, tr.191].
Tuy nhiên, q trình tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế cũng tạo ra những áp lực mới trong việc thực hiện chính sách xã hội. Đó là sự phân cực giàu - nghèo, làm trầm trọng thêm những bất cơng và bất bình đẳng trong xã hội, sự bùng nổ dân số, sự đe dọa an toàn và an ninh trong phát triển bởi chủ nghĩa khủng bố gia tăng, nguy cơ phá vỡ truyền thống và đánh mất bản sắc văn hóa trước sự xâm thực của những biến thái mới của chủ nghĩa thực dân như chủ nghĩa thực dân cơng nghệ, tài chính và sự xâm lăng văn hóa [117, tr.50-51]. Trong bối cảnh đó, sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là các nước lớn làm cho độ rủi ro và tính bất định tăng lên. Tình trạng nguy nan về cạn kiệt tài nguyên và suy thối mơi trường, biến đổi khí hậu nhất là hiện tượng nước biển dâng cao là một khó khăn lớn đối với việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách xã hội ở nước ta trong thời gian tới. Những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng, phức tạp, khó lường với nhiều nghịch lý, tác động tiêu cực của những cú sốc khó lường trước của tình hình thế giới những năm đầu thế kỳ XXI đã và đang
đặt ra những thách thức lớn đối với q trình hoạch định, thực thi chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển nhưng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc thực hiện chính sách xã hội nhằm phát huy nhân tố con người. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [150, tr.73]. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, việc thực hiện chính sách xã hội nói riêng trong những năm tiếp theo cịn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội.
Về chính trị, nhiều vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động trong cơ chế
quản lý chưa được tổng kết, làm rõ và chưa mang lại kết quả mong muốn. Những bất cập trong tổ chức bộ máy nhà nước và cơ chế vận hành bộ máy cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc hoạch định và thực thi chính sách xã hội. Việc thiết lập thể chế tổ chức bộ máy thực thi chính sách xã hội với thủ tục hành chính cồng kềnh, nhiều khâu nấc, khơng phân định rõ trách nhiệm sẽ dẫn đến việc triển khai chính sách xã hội kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng, mục tiêu của chính sách. Quy trình xây dựng chính sách xã hội thiếu điều tra đánh giá nhu cầu xã hội nên thiếu cơ sở khoa học trong một số khâu của quy trình chính sách; chưa chú trọng đến việc điều tra, tổng kết thực tiễn và chưa đủ mạnh để giải phóng triệt để mọi nguồn lực cho đầu tư. Tình trạng tham nhũng, lãng phí và sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả các nguồn lực cho an sinh xã hội, thực hiện chính sách xã hội cịn tồn tại ở nhiều cơ quan, địa phương.
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức tương đối cao,
nhưng do quy mơ của nền kinh tế cịn nhỏ, chất lượng tăng trưởng còn thấp, lại bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nên sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, ảnh hưởng đến nguồn lực vật chất thực hiện chính sách xã hội. Nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện chính sách xã hội còn hạn chế, khả năng huy động từ các nguồn khác, đặc biệt từ cộng đồng còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức độ hỗ trợ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khả năng cân đối và sử dụng các nguồn lực thực hiện chính sách xã hội, kể cả quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo trợ xã hội cịn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Trong nền kinh tế thị trường, chênh lệch về các chỉ số an sinh xã hội, khả năng mở rộng quyền và dịch vụ cho người dân giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc bằng với mức trung bình của cả nước vẫn cịn lớn. Nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa ngày càng trở nên dễ bị tổn thương do những bất cập về mức hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
Về xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn còn cao, giảm nghèo chưa bền
vững, chênh lệch về khoảng cách giàu - nghèo đang gia tăng. Hậu quả chiến tranh vẫn còn ảnh hưởng nặng nề, đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư nguồn ngân sách đảm bảo an sinh xã hội đối với các đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có cơng với nước. Các dịng di dân tự do, di chuyển việc làm từ nông thôn lên thành thị, từ vùng này sang vùng khác, từ trong nước ra nước ngoài với cường độ ngày càng mạnh, tạo áp lực cho Nhà nước trong việc thực hiện chính sách xã hội. Xu hướng già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Theo ước tính của Ủy ban quốc gia Người cao tuổi đến năm 2020, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm khoảng 16% dân số [9, tr.188]. Xu hướng này đặt ra nhiều áp lực đối với Nhà nước và cộng đồng trong thực hiện chính sách xã hội đối với người già trong những năm tiếp theo. Đó là các vấn đề về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, vấn đề nhà ở, hệ thống trợ cấp lương hưu, cũng như nhiều vấn đề an sinh xã hội khác. Bên cạnh đó, những rủi ro về mặt xã hội và hạn chế về khả năng phòng ngừa rủi ro do ảnh hưởng dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, lụt bão, xâm nhập mặn, hạn hán, mất mùa diễn ra với tần suất ngày càng lớn và gây thiệt hại ngày càng nặng. Trong khi đó, Nhà nước chưa có phương án hiệu quả để hạn chế thiệt hại cho người dân, dẫn đến nhiều bất cập trong hoạch định và tổ chức thực thi chính sách.