Chính sách xã hội ln gắn với sự phát triển của các thể chế chính trị nhất định và là vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến chính sách xã hội đã được nêu trong các văn bản pháp quy, trong các bài viết, các cơng trình nghiên cứu, nhưng vẫn chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về chính sách xã hội.
Để có cách hiểu đúng đắn và khoa học hơn về khái niệm chính sách xã hội, trước hết cần làm rõ khái niệm xã hội - một khái niệm được dùng rất nhiều nhưng lại được hiểu một cách chưa thống nhất. Thuật ngữ xã hội được hiểu ở hai mức độ khác nhau. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ xã hội được hiểu là tổng hòa tất cả những quan hệ giữa các cá nhân tạo nên cộng đồng xã hội và nhằm phân biệt với giới tự nhiên. Xã hội bao gồm đời sống xã hội với bốn lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; tổ chức thiết chế quản lý mà trụ cột là nhà nước; chế độ xã hội với vai trò của ý thức hệ và lực lượng lãnh đạo xã hội.
Theo nghĩa hẹp, xã hội là phương diện xã hội của đời sống xã hội, hoạt
động sống của con người trong một quốc gia, một chế độ xã hội nhất định. Nó là mặt xã hội của đời sống và được sử dụng để phân biệt với khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa. Mặt xã hội là một tập hợp lớn, một hệ thống các vấn đề xã hội trong phát triển, liên quan trực tiếp đến đời sống của con người như lao động và việc làm, mức sống, tình trạng đói nghèo, dân số, sức khỏe và y tế cộng đồng, nhà ở, giáo dục, vệ sinh môi trường,… là tất cả những vấn đề của đời sống cá nhân và cộng đồng, có tính chất và hệ quả xã hội mà xã hội và nhà nước phải giải quyết bằng chính sách. Đó là hệ thống chính sách xã hội và hệ thống chính sách an sinh xã hội [6, tr.29-30].
Bên cạnh việc làm rõ khái niệm xã hội cũng cần hiểu về khái niệm chính
quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của con người, giải quyết những vấn đề xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu đã được xác định.
Vận dụng quan niệm về chính sách vào lĩnh vực xã hội, chính sách xã hội là một loại chính sách nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội của con người, giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra và thực hiện bình đẳng, cơng bằng, tiến bộ xã hội, phát triển tồn diện con người. Với cách tiếp cận này, chính sách xã hội được các cơ quan có thẩm quyền sử dụng nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội để tạo ra động lực phát triển xã hội, phát triển con người. Chính sách xã hội là biện pháp, là công cụ của các nhà lãnh đạo, quản lý góp phần làm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội, thực hiện cơng bằng và tiến bộ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội [65, tr.177].
Nhà xã hội học V.Z.Rơgơvin cho rằng: Với tính cách là một mơn khoa học, chính sách xã hội là một lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thống về các quá trình xã hội quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét về khả năng tác động quản lý đến các q trình đó. Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hòa quyện của khoa học và thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận dụng thực hiện những tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các q trình và các quan hệ ấy [124, tr.10-11].
Theo Nguyễn Thiện Nhân: Chính sách xã hội là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang được đặt ra đối với con người (con người ở đây xét theo góc độ con người xã hội, chứ khơng phải con người kinh tế hay con người kỹ thuật) để thỏa mãn hoặc phần nào đáp ứng các nhu cầu cuộc sống chính đáng của con người, phù hợp với các đối tượng khác nhau, trong những trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các thời kỳ nhất định, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội [133, tr.65-66].
Nhà nghiên cứu Bùi Đình Thanh cho rằng: Chính sách xã hội là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những đường lối, chủ trương, những biện
pháp để giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân [133, tr.23].
Theo Mai Ngọc Cường: Chính sách xã hội là tổng thể các hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước để giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong một thời gian và không gian nhất định, nhằm tăng cường phúc lợi, bảo đảm công bằng xã hội và tạo cơ hội cho người dân hòa nhập vào sự phát triển của xã hội [17, tr.18].
Từ điển Bách khoa Việt Nam nêu quan điểm về chính sách xã hội: Chính sách xã hội - Một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính Đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội, chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm cơ bản của chính sách xã hội là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế… Chính sách xã hội phải đạt mục đích đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người [143, tr.478].
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người khơng đưa ra khái niệm về chính sách xã hội nhưng trong nội hàm tư tưởng của Người đã thể hiện rõ quan điểm về chính sách xã hội. Theo đó, Người cho rằng, với tư cách là chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội, Đảng và Nhà nước ta cần thơng qua hệ thống chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến con người, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Bàn về yêu cầu thực hiện chính sách xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định về sự cần thiết phải gắn chính sách xã hội với quản lý xã hội, với chính sách kinh tế, văn hóa và phải hướng đến cơng bằng xã hội.
Trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, để giải quyết tốt những vấn đề xã hội bức bách nhằm phát huy nhân tố con người, cần xác định rõ nội hàm khái niệm tư tưởng của Người về chính sách xã hội. Theo đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội là hệ thống quan điểm về đối tượng và nội dung của chính sách xã hội, lực lượng và yêu cầu thực hiện chính sách xã hội, nhằm mục đích khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, cho nhân dân.
Từ những phân tích trên, có thể nêu khái qt về khái niệm chính sách xã hội như sau: Chính sách xã hội là một bộ phận cấu thành chính sách chung
của một chính Đảng hay chính quyền nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong không gian, thời gian nhất định, nhằm mục đích cao nhất để thỏa mãn hoặc phần nào đáp ứng các nhu cầu cuộc sống chính đáng của con người, phù hợp với các đối tượng khác nhau, trong những trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các thời kỳ nhất định, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội đảm bảo sự ổn định, phát triển xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tạo ra động lực phát triển xã hội, phát triển con người. Chính sách xã hội có mối quan hệ với các chính sách khác, nhưng đặc điểm cơ bản là sự thống nhất của nó với chính sách kinh tế nhằm mang lại sự công bằng, tiến bộ và dân chủ cho con người.
Từ khái niệm chính sách xã hội như trên, có thể khái quát các yếu tố cơ bản hợp thành chính sách xã hội như sau:
- Chủ thể đề ra chính sách xã hội: Tổ chức chính trị lãnh đạo, quản lý xã hội.
- Nội dung của chính sách xã hội: Bao gồm hệ thống chính sách khác nhau về giải quyết các vấn đề xã hội bức bách của con người nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.
- Mục đích của chính sách xã hội: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội, phát triển con người.
- Đặc điểm cơ bản của chính sách xã hội: Thống nhất với chính sách kinh tế và hướng đến công bằng, tiến bộ và dân chủ xã hội.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội cũng cần làm rõ khái niệm hiệu quả thực hiện chính sách xã hội. Hiệu quả thực hiện chính sách xã hội là q trình Nhà nước ta hiện thực hóa hệ thống chính sách vào cuộc sống trên cơ sở phản ánh đúng thực tiễn vận động của đất nước và thời đại, nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức bách để góp phần làm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội. Hiệu quả thực hiện chính sách xã hội nghĩa là đời sống vật chất và tinh thần của con người phải không ngừng được nâng cao trên thực tế, góp phần phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội, phát triển kinh tế mang tính bền vững và phát triển tồn diện con người trên cơ sở bình đẳng, cơng bằng, tiến bộ và dân chủ xã hội. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước ta phải thường xuyên tổng kết lý luận và thực tiễn bằng việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội.