Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu Luan an _ Cong Lap _nop ra QD_ (Trang 124 - 126)

hiện nay

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, khi mà đất nước bước vào giai đoạn thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng, việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, góp phần ổn định và phát triển xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Do vậy, với tư cách là chủ thể lãnh đạo và quản lý xã hội trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta cần giải quyết tốt những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam nhằm khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường với quy luật vốn có tác động rất lớn đến chính sách xã hội cả chiều thuận và chiều nghịch. Một mặt, tạo cơ hội cho con người phát huy khả năng, tiềm năng vốn có của mình, kích thích mọi cá nhân, tập thể và tồn xã hội tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Mặt khác, các rủi ro về kinh tế, xã hội trong nước, trên toàn cầu ngày càng đa dạng, phức tạp, làm cho con người ln có những bất an về mặt xã hội và bất lợi cao trong đời sống xã hội. Do vậy, cần khắc phục những rủi ro do cơ chế thị trường mang lại nhằm phát huy vai trò nhân tố con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, thực hiện chính sách xã hội đảm bảo để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Cơng cuộc đổi mới tồn diện và đồng bộ hiện nay cần nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện chính sách xã hội phải bảo đảm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội ngay trong từng bước và chính sách phát triển. Phải đảm bảo giải quyết tốt những vấn đề xã hội bức xúc; bảo đảm sự hài hịa về lợi ích, về quan hệ xã hội, quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khắc phục xu hướng gia tăng phân hóa giàu - nghèo. Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có cơng; giải quyết lao động, việc làm và thu nhập của người lao động; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân, cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, phải tăng cường xã hội hóa các nguồn lực trong nước và hợp tác

quốc tế trong việc thực hiện chính sách xã hội.

Thứ tư, thực hiện chính sách xã hội phải gắn kết chặt chẽ với chính sách

kinh tế. Theo đó, chính sách phát triển kinh tế phải nhằm thực hiện mục tiêu xã hội nhất định, phải tìm động lực phát triển trong xã hội, hướng tới sự ổn định và phát triển xã hội. Trong tăng trưởng kinh tế, phải quán triệt quan điểm vì con người, mang lại hạnh phúc cho con người, đảm bảo cho các nhóm dân cư trong xã hội, nhất là nhóm xã hội yếu thế đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế.

Hiệu quả thực hiện chính sách xã hội phụ thuộc vào việc giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra. Trong những năm tiếp theo, để giải quyết những vấn đề

đặt ra đối với chính sách xã hội, địi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội. Chỉ trên cơ sở đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội mới được hiện thực hóa trong cuộc sống, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới đảm bảo tính đúng đắn, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu Luan an _ Cong Lap _nop ra QD_ (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w