QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Luan an _ Cong Lap _nop ra QD_ (Trang 79 - 90)

HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trong sự nghiệp đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội ln được Đảng ta kế thừa và phát triển khi khẳng định cùng với phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị và văn hóa, phải quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng của đường lối cách mạng Việt Nam. Việc thực thi chính sách xã hội có tác dụng khơi dậy, phát huy những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của con người, làm nên những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), với đường lối đổi mới toàn diện, Đảng đã đặt đúng vị trí, vai trị của chính sách xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội khẳng định chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, một bộ phận cấu thành chiến lược kinh tế - xã hội, là động lực to lớn phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng đã nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội và đưa ra khái niệm “Chính sách xã hội”. Nội hàm của chính sách xã hội được xác định là “bao trùm mọi mặt cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc,…” [26, tr.86]. Nghị quyết cũng nêu lên quan điểm cơ bản làm cơ sở cho đổi mới chính sách xã hội là: “xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã hội. Chính sách xã hội nhằm phát

huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất. Coi nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [26, tr.221]. Điều này thể hiện tính nhất quán trong quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh khi lấy con người là đối tượng phục vụ của chính sách xã hội.

Vận dụng sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế, Đảng ta khẳng định: “Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội” [26, tr.86] và “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế” [26, tr.86]. Ngay trong khn khổ của hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, là nhân tố quan trọng để phát triển sản xuất. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trị của chính sách xã hội, Đảng ta xác định cần phải có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định được những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên của sự nghiệp đổi mới. Đây là bước tiến quan trọng về tư duy của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách xã hội. Từ quan điểm đổi mới về chính sách xã hội, Đảng ta chủ trương tập trung giải quyết vấn đề lao động và việc làm; ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; chăm lo người có cơng với cách mạng; chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân; đảm bảo cho người lao động có thu nhập; phịng chống các tệ nạn;… Những chủ trương đó đi vào cuộc sống từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giải phóng các năng lực sản xuất, đặt cơ sở cho sự ổn định và phát triển đất nước.

Điểm mới trong quan điểm về chính sách xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được khái quát ở những điểm cơ bản sau đây: Chính sách xã hội không chỉ là thước đo tiến bộ và công bằng xã hội, mà nhằm phát

huy mọi khả năng vốn có của con người vốn bị che khuất bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Con người khơng chỉ là mục tiêu của chính sách xã hội, mà cịn là động lực của chính sách xã hội, với việc huy động sức mạnh của toàn dân, nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước giữ vai trị trụ cột, mới đảm bảo chính sách xã hội vì con người. Chính sách xã hội khơng thể tách rời chính sách kinh tế; mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế; phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, và ngược lại, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính sách xã hội phải tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ yếu, đảm bảo hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa trách nhiệm và quyền lợi, đạt đến giá trị tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục chủ nghĩa bình qn của thời kỳ trước đó.

Phát triển tư duy đổi mới về chính sách xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:

Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hịa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở, là tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, và thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế [29, tr.73].

Về chính sách xã hội, Đảng không chỉ tập trung giải quyết các vấn đề xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư về lương thực, nhà ở, vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường, giao thơng cơng cộng; dân số và kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; chính sách người có cơng với cách mạng;… và nhằm giữ vững bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan trọng hơn, Đảng đã đề cập đến nhiều vấn đề mới nhằm thích ứng với quá trình xác lập của cơ chế thị trường, giải quyết những bức xúc nảy sinh từ cơ chế đổi mới kinh tế, thể hiện bước tiến trong tư duy của Đảng về

chính sách xã hội. Đó là, chủ trương đổi mới chính sách tiền lương và thu nhập, khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng; đấu tranh ngăn chặn thu nhập phi pháp. Về đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng mọi người lao động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Từng bước tách quỹ bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức nhà nước ra khỏi ngân sách và hình thành quỹ bảo hiểm xã hội chung cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Về giải quyết lao động và việc làm phải trên cơ sở thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng cả phát triển sản xuất và dịch vụ. Kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ với phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước. Giải quyết việc làm là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, của từng gia đình, từng người, với sự đầu tư của Nhà nước, các đơn vị kinh tế và nhân dân [29, tr.73-79].

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng với Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 được Đại hội VII của Đảng thơng qua tiếp tục có những phát triển mới về quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã hội. Theo đó, Đảng ta khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người, là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [27, tr.13]. Đặc biệt, để xử lý đúng đắn các vấn đề xã hội bức bách trong cơ chế mới, trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta đề ra những nhiệm vụ cụ thể để giải quyết từng bước các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động. Thực hiện chính sách tồn dân đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có cơng với nước, chính sách bảo trợ trẻ mồ coi, người tàn tật, người già cơ đơn, chính sách cứu trợ những vùng gặp thiên tai rủi ro và

những gia đình quá nghèo khổ [29, tr.14]. Với quan điểm trên cho thấy những thay đổi cơ bản trong nhận thức của Đảng ta về chính sách xã hội khi xác định đối tượng cơ bản của chính sách xã hội là con người, để đạt mục tiêu cơ bản là giải phóng con người, phát triển con người, bảo đảm cho con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân.

Tư duy mới về chính sách xã hội theo chủ trương Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và các Hội nghị Trung ương khóa VII là tăng cường các luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, vừa khuyến khích đầu tư phát triển, vừa hạn chế bất công xã hội; từng bước thực hiện rõ hơn về nhiều hình thức phân phối, bên cạnh phân phối theo lao động, cịn có hình thức phân phối theo nguồn vốn đóng góp vào sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh đào tạo tay nghề, mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn lao động; có chính sách ưu đãi hợp lý về nhiều mặt để tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo [84, tr.74].

Từ những chủ trương định hướng về chính sách xã hội của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứu VII của Đảng và qua thực tiễn giải quyết các vấn đề xã hội trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986 - 1996), Chính phủ đã đưa ra 10 định hướng lớn về những lĩnh vực xã hội chủ yếu cần tập trung thực hiện tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, họp tại Copenhagen vào tháng 3- 1995 như sau:

1. Giải quyết việc: hướng vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm.

2. Xóa đói giảm nghèo: Định hướng khuyến khích mọi người làm giàu hợp lý, coi một bộ phận dân cư giàu trước, một vùng giàu trước là cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ chung, đồng thời có chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, dần dần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

3. Hòa nhập xã hội: Quyền mỗi người sống bình đẳng, tự do và hạnh phúc bao gồm các vấn đề (phụ nữ, trẻ em, thanh niên, dân tộc, người tàn tật, người

cao tuổi, giúp đỡ đồng bào các vùng khó khăn, phịng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hòa nhập với cộng đồng).

4. Tăng cường vai trị của gia đình 5. Phát triển giáo dục.

6. Dân số - kế hoạch hóa gia đình. 7. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

8. Bảo trợ xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội (người có cơng, người chịu nhiều thiệt thịi rủi ro trong cuộc sống, người già cơ đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ coi bất hạnh trong cuộc sống, những người khơng cịn khả năng lao động).

9. Môi trường: Đồi núi trọc, hoang hóa xói mịn, tài ngun cạn kiệt, nước sơng hồ bị ô nhiễm, chất thải công nghiệp và sinh hoạt ở khu dân cư.

10. Hạn chế và ngăn ngừa các hành vi tội phạm ma túy, mại dâm, buôn lậu, tham nhũng, làm giàu bất chính [84, tr.75-76].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đánh dấu sự hồn chỉnh các quan điểm đổi mới về chính sách xã hội cho thời kỳ phát triển mới của đất nước - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết của Đại hội nêu rõ:

- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi cũng như trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đơi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động.

- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Thu hẹp dần về khoảng cách trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư.

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân hậu thủy chung.

- Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội [30, tr.113-114].

Quan điểm trên cho thấy, việc hoạch định các chính sách xã hội phải dựa trên quan điểm cơ bản về mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển con người. Không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Mục tiêu và động lực của sự phát triển nằm trong việc giải quyết mối quan hệ hài hịa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Để thực hiện tốt chính sách xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng ta yêu cầu chính sách xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Trong đó, Nhà nước đóng vai trị nịng cốt, đồng thời cần động viên sự tham gia ủng hộ của từng người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

Quan điểm đổi mới về chính sách xã hội của Đảng ta còn được thể hiện trong giải quyết các vấn đề xã hội phải gắn liền với quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Đặc biệt, “phát triển thị trường lao động; người lao động được tìm việc và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế” [32, tr.192-193]. Trong giải quyết chính

Một phần của tài liệu Luan an _ Cong Lap _nop ra QD_ (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w