Nhóm giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Luan an _ Cong Lap _nop ra QD_ (Trang 126 - 132)

Thứ nhất, tăng cường công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đội ngũ cán bộ về vai trị của chính sách xã hội.

Thực tiễn đổi mới đất nước để lại cho Đảng Cộng sản Việt Nam bài học kinh nghiệm về giữ vững tính định hướng xã hội chủ nghĩa, mà ở đó chính sách xã hội thể hiện cả tầng nổi lẫn tầng sâu giá trị về bản chất của chế độ xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trị của chính sách xã hội đối với thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ln qn triệt, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp tục ban hành nhiều chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặt con người vào vị trí trung tâm chiến lược của mọi sự phát triển kinh tế - xã hội.

Từ nhận thức đó càng thấy rõ chính sách xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng trong quản lý phát triển xã hội, trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức bách qua từng thời kỳ cách mạng. Hiệu quả việc giải quyết các vấn đề xã hội khơng chỉ góp phần tạo nên sự ổn định, phát triển lành mạnh các quan hệ xã hội mà còn thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng và phát triển kinh tế đảm bảo tính bền vững, lâu dài. Chính sách xã hội chỉ trở thành động lực của sự phát triển nếu đó là những chính sách đúng đắn, thể hiện được nguyên tắc công bằng, dân chủ, hợp lý và nhân văn. Ngược lại, chính sách xã hội sai lầm

hoặc lạc hậu so với thực tiễn vận động của đất nước có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát huy nhân tố con người.

Thời kỳ trước đổi mới, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cơ chế phân phối bình quân được xác lập và đồng nhất chủ nghĩa bình nghĩa với cơng bằng xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, sự phân hóa xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc, bất công xã hội diễn ra dưới nhiều hình thức, có nguy cơ đẩy các quan hệ xã hội đến chỗ căng thẳng, xa rời bản chất nhân đạo của chủ nghĩa xã hội. Do vậy, tính định hướng xã hội chủ nghĩa về phương diện xã hội góp phần phịng ngừa nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa [6, tr.190], mà ở đó, chính sách xã hội chính là các chỉ báo cơ bản định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố giá trị xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp, nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế, chính sách xã hội có quan hệ chặt chẽ tới yêu cầu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị và kinh tế, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, mang lại sự tiến bộ, công bằng xã hội cho con người.

Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính sách xã hội được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức theo quan điểm đổi mới và phát triển. Đảng chỉ rõ: “Khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [29, tr.86]. Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Muốn thực hiện mục tiêu vì con người và phục vụ lợi ích cho con người, chính sách xã hội phải là một bộ phận hợp thành chiến lược kinh tế - xã hội. Trong lý luận cũng như trên thực tế, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội phản ánh mối quan hệ bản

chất vốn có của chế độ ta. Do vậy, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trị của chính sách xã hội trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, đồng bộ theo nguyên tắc cơng bằng, dân chủ và nhân đạo sẽ góp phần định hình giá trị xã hội chủ nghĩa và tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển đất nước mang tính bền vững.

Thứ hai, thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên làm cơng tác chính sách xã hội.

Tính khả thi của chính sách xã hội phụ thuộc rất lớn vào vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ làm cơng tác hoạch định và thực thi chính sách. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [93, tr.260]. Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện chính sách xã hội địi hỏi phải có một năng lực tổng hợp về các phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ để không ngừng đổi mới tư duy, trau dồi tác phong sâu sát thực tiễn, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.

Trên thực tế, những năm qua, một trong những nguyên nhân làm cho chính sách xã hội thiếu tính khả thi, nhiều bất cập, khó triển khai trong thực tiễn cuộc sống chính là do nhận thức, trách nhiệm và trình độ cơng tác của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách cịn nhiều hạn chế. Bởi lẽ, muốn triển khai có hiệu quả chính sách, cán bộ phải “đọc” được chính sách và hiểu đúng về chính sách, từ đó tạo ra sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách. Vì thế, nâng cao nhận thức, trình độ cơng tác, kỹ năng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ thực thi chính sách xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách thường là những chủ thể khác nhau nên việc nâng cao nhận thức, chuyển giao chính sách là yêu cầu bắt buộc.

Việc nâng cao tinh thần và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác xã hội nên thực hiện thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chính sách. Đối với các lớp tập huấn nên phân theo chủ thể triển khai, đối tượng thụ hưởng chính sách, theo từng chính sách và theo địa bàn cụ thể. Tại các buổi tập huấn, ngồi việc nâng cao nhận thức, trình độ cơng tác cần trang bị thêm các kỹ

năng thực thi, kỹ năng tuyên truyền, hướng dẫn người dân về chính sách và động viên người dân tham gia chính sách. Chỉ như vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên triển khai mới nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chính sách và các giải pháp thực hiện, mới có thể triển khai thành cơng chính sách trong cuộc sống và xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách xã hội.

Để đưa chính sách xã hội vào cuộc sống, cần giúp cho đối tượng của chính sách xã hội hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của họ, khuyến khích, động viên họ đóng góp ý kiến xây dựng và tham gia thực hiện chính sách xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần đến vai trị của chủ thể quản lý để giải thích, tuyên truyền, cổ động quần chúng, làm cho mọi người hiểu thấu và ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ như là của họ, rồi thi đua thực hiện đầy đủ chính sách ấy [95, tr.249]. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ln đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chính sách xã hội, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, các nhóm xã hội và cả cộng động tham gia chính sách trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cơng tác tuyên truyền chính sách xã hội là một hoạt động quan trọng để chính sách đi vào cuộc sống, để người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích mà mình có được khi tham gia chính sách xã hội. Để cơng tác tuyên truyền, vận động tham gia thực hiện chính sách xã hội phát huy tính hiệu quả, địi hỏi nhận thức của đội ngũ cán bộ chuyên trách và người dân phải đạt đến một trình độ nhất định để hiểu, chấp nhận hình thức và nội dung thơng tin tun truyền.

Thực tế cho thấy, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tuyên truyền của cán bộ, cơ quan thực thi chính sách xã hội cịn nhiều hạn chế, thiếu linh hoạt. Kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến còn thiếu so với yêu cầu.

Cơng tác thơng tin, tun truyền chính sách xã hội ở địa phương cịn chậm, chưa mang tính phổ biến. Hơn nữa, hình thức tun truyền thiếu tính phong phú, đa dạng, thậm chí mang tính nghèo nàn, chưa phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền cụ thể nên người dân chưa nắm bắt được mục đích, nội dung và hình thức tham gia, dẫn đến tình trạng người dân chưa thật sự thiết tha với việc tham gia đóng góp. Như vậy, trở ngại lớn nhất khiến người dân không, không thể, khơng muốn tham gia chính sách xã hội xuất phát từ nhận thức khơng đầy đủ của họ về chính sách. Người dân chưa hiểu rõ đối tượng thụ hưởng của từng loại chính sách, hoặc cho rằng, quyền lợi của mình thường khơng được bảo đảm.

Vì thế, để tiếp tục tăng cường cơng tác thơng tin, tuyên truyền, phổ biến, vận động tham gia thực hiện chính sách xã hội một cách có hiệu quả, cần thay đổi cách thức triển khai chính sách với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng và cách làm mang tính linh hoạt, sáng tạo. Cụ thể:

Một là, thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với nhân dân

để giải đáp những thắc mắc về chính sách xã hội, giúp người dân hiểu hơn về chính sách xã hội. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách xã hội.

Hai là, thay đổi cách thức theo dõi các đối tượng được hưởng chính sách

xã hội ở Trung ương và địa phương.

Ba là, xác định đối tượng cần phổ biến, truyền thơng về chính sách xã

hội mà tổ chức các hình thức tuyên truyền, quán triệt sao cho phù hợp. Riêng đối với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách cần mở các lớp tập huấn để quán triệt, nghiên cứu nội dung chính sách, bàn về các giải pháp khắc phục trở ngại trong thực thi chính sách xã hội. Ngồi ra, tổ chức các lớp phổ biến, tuyên truyền về chính sách xã hội cho các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông. Cung cấp tài liệu hướng dẫn việc thực thi chính sách

xã hội cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan để xây dựng chương trình tham gia chính sách.

Bốn là, đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tun truyền, phổ biến chính sách xã

hội đến mọi tầng lớp nhân dân và các đối tượng liên quan để mọi người được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra, từ đó tạo dư luận xã hội và mơi trường thuận lợi cho q trình thực thi chính sách. Chẳng hạn, để đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, cần triển khai thường xuyên, đồng bộ công tác truyền thông về bảo hiểm y tế và Luật bảo hiểm y tế để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

Năm là, đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách xã hội phải

đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống báo chí, nhất là hệ thống báo chí chuyên ngành về chính sách xã hội, để lực lượng này đảm bảo trình độ chun mơn, nghiệp vụ cung cấp thơng tin chính thống, chủ động định hướng và làm chủ thơng tin, tăng cường hiệu quả truyền thơng. Thơng qua vai trị báo chí, năng lực nhận thức người dân và tồn xã hội về chính sách xã hội, về thực hiện quy định pháp luật chính sách xã hội được nâng cao. Để các cơ quan báo chí làm tốt vai trị, trách nhiệm của mình, cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí cần kịp thời định hướng, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền về các vấn đề xã hội để đạt được mục tiêu chiến lược truyền thơng. Đồng thời, có những chương trình tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí về chính sách xã hội để sáng tạo, đăng tải các tác phẩm có giá trị, xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì con người, vì an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

Sáu là, kịp thời phát hiện, khen thưởng, động viên các địa phương, cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tốt công tác truyền thơng về chính sách xã hội. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác trong thực hiện chính sách xã hội [86, tr.286-292].

Một phần của tài liệu Luan an _ Cong Lap _nop ra QD_ (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w