Một là, Đảng đề ra chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, kịp thời, tương đối đồng đều.
Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 30 năm đổi mới chính sách xã hội đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân trong việc hoạch định, tổ chức thực thi chính sách xã hội. Nếu như thời kỳ trước đổi mới, các vấn đề xã hội chưa được nhận thức với tư cách là một phân hệ lĩnh vực trụ cột của phát triển xã hội, mà nó thường được gắn với các chủ trương về kinh tế hoặc văn hóa - xã hội. Cùng với tiến trình đổi mới tồn diện đất nước,
Đảng ta đã nhận thức đúng đắn hơn về các vấn đề xã hội, về vấn đề trung tâm của xã hội là con người. Bước tiến quan trọng trong đổi mới tư duy về chính sách xã hội khi Đảng ta xác định các vấn đề xã hội với tư cách là một phân hệ trụ cột của xây dựng, phát triển xã hội Việt Nam gắn với tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này được Đảng ta khẳng định: “Từ thực tiễn xây dựng đất nước mấy chục năm qua, chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc rằng, xã hội, văn hóa là những lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” [36, tr.32].
Như vậy, đường lối đổi mới về chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước ta thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng là yếu tố giữ vai trò quyết định đến thắng lợi của quá trình hoạch định và thực thi chính sách xã hội. Tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được bổ sung, hồn thiện, phát triển mang tính nhất qn khi Đảng ta có những đổi mới quan trọng trong nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển, mà ở đó con người là vốn quý nhất, là động lực và mục tiêu của phát triển xã hội bền vững. Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của các tầng lớp dân cư. Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng; thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân, cào bằng đã từng bước thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn. Từ chỗ khơng đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần
chuyển trọng tâm sang cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm. Từ chỗ khơng chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo, coi việc có một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học hành; có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo [34, tr.75-78].
Hai là, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội được đổi mới.
Thời kỳ trước đổi mới, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, sự lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội là trực tiếp. Đảng quyết định từ các vấn đề chiến lược, đường lối đến những vấn đề cụ thể, đảm bảo cho đường lối, chủ trương, chính sách được thực hiện một cách thống nhất, khẩn trương và nghiêm ngặt. Thời kỳ đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực xã hội không bằng con đường trực tiếp, mà thông qua những mục tiêu chiến lược nói chung, cụ thể về chính sách xã hội được thể hiện trong các kế hoạch, chiến lược phát triển và tầm nhìn, được các lực lượng của hệ thống chính trị chủ động tham gia hiện thực hóa do Đảng lãnh đạo. Thực tế cho thấy, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực xã hội thời kỳ đổi mới mang tính gián tiếp, thay cho phương thức trực tiếp thời kỳ trước đổi mới. Phương thức lãnh đạo gián tiếp của Đảng làm cho những quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng đi vào cuộc sống, thẩm thấu vào xã hội và trở thành hành động tự giác của xã hội [84, tr.162-163]. Sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách xã hội của Đảng thơng qua vai trị quản lý của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đã giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề xã hội bức xúc, tạo cơ sở cho sự “năng động hóa xã hội”, tạo nền tảng đẩy mạnh “xã hội hóa” việc giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo tính khả thi của chính sách xã hội trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Có thể khẳng định, vai trị lãnh đạo của chủ thể quản lý và phát triển xã hội sẽ quyết định đến thành công hay thất bại của việc hoạch định, thực thi các chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đặt ra là chủ thể đó phải biết rõ mình phải làm gì, phải hành động như thế nào trước những biến đổi của thời cuộc và hoàn cảnh, biết điều chỉnh hợp lý những kế hoạch, chính sách và giải pháp để tồn tại, phát triển trong thế giới đầy biến động. Tư duy đổi mới của Đảng về chính sách xã hội là minh chứng sinh động nhất về tính nhất quán trong phương thức lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện để đạt hiệu quả cao đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Những thành tựu đạt được về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới đã khẳng định tính khoa học và nghệ thuật trong vai trò lãnh đạo của Đảng ta khi nhận biết và xử lý “cái có thể”, làm cho “cái có thể” tích cực trở thành hiện thực, đồng thời làm cho “cái có thể” tiêu cực yếu dần đi và không thể xảy ra, hoặc giảm thiểu những tác hại của nó tới mức thấp nhất [125, tr.82].
Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phát huy nguồn lực bên trong, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội là vấn đề được Đảng luôn quan tâm thực hiện, là nhiệm vụ chiến lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Để tăng cường nguồn lực tổng hợp giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng đề ra phương châm: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngồi… để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” [32, tr.89]. Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam khơng chỉ tích cực, chủ động hội nhập ngày càng sâu vào q trình tồn cầu hóa, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, mà còn đẩy mạnh hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề chung mang tính tồn cầu. Nhờ mở rộng, tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Thơng qua q trình dịch chuyển tư bản và các nguồn viện
trợ của các nước phát triển, Việt Nam có thêm điều kiện và cơ hội để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển dịch vụ y tế,… Ngồi ra, hợp tác quốc tế cịn thúc đẩy q trình dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước thông qua xuất khẩu lao động, qua đó khắc phục tình trạng thiếu việc làm, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa cung và cầu về nguồn lao động.
Những thành tựu đạt được về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quản lý của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong chỉ đạo, tổ chức thực thi giải quyết các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn phải lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất, nhằm phát huy nhân tố con người, điều tiết và làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Do vậy, việc phân tích, đánh giá nguyên nhân của những thành tựu về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội, địi hỏi Đảng, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu để kế thừa, phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện mới trong những năm tiếp theo.