Mẫu và thông tin mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại việt nam airlines (Trang 45 - 124)

3.5.1 Mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất), đối tượng được chọn là những người đã sử dụng qua dịch vụ của Việt Nam Airlines trong vòng 12 tháng trở lại. Mẫu được thu thập chủ yếu tại phòng chờ sân bay đi quốc nội Tân Sơn Nhất.

Kích thước mẫu dự tính là 420. Như đã trình bày ở trên, phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phương pháp mẫu lớn (Nguyễn Đình Thọ, 2007; dẫn theo Raykov & Widaman, 1995).

Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ ML, GLS, hay ADF). Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150

(Nguyễn Đình Thọ, 2007; dẫn theo Hair & ctg,1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Rex B. Kline,1998; dẫn theo Hoelter 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng (Rex B. Kline, 1998; dẫn theo Bollen 1989). Nghiên cứu này sử dụng qui tắc 5 x 3 = 15 mẫu cho một biến đo lường (Phạm Đức Kỳ, 2006; dẫn theo Bentle & Chou, 1987). Mô hình đo lường (SERVPERF) gồm 28 biến quan sát, do đó số mẫu tính toán ban đầu là: 28 x 15 = 420.

3.5.2 Thông tin mẫu

Bảng câu hỏi được phát ra tại phòng chờ sân bay quốc nội TSN và thu thập tại chỗ. Phòng chờ sân bay quốc nội Tân Sơn Nhất được kỳ vọng là nơi có nhiều đối tượng khách hàng đã đi máy bay nhiều lần, nên bảng câu hỏi chủ yếu được phát ra tại đây và thu thập tại chỗ.

Sau khi phát ra 496 mẫu, qua sàn lọc, thu được 420 mẫu hợp lệ.

Dữ liệu sau khi thu thập được nhập và xử lý bằng phầnmềm SPSS 16.0. Thống kê mô tả của 420 mẫu nghiên cứu cho kết quả như sau:

- Tỷ lệ giới tính của mẫu quan sát: Qua thống kê cho thấy mẫu có số lượng nam giới sử dụng máy bay nhiều hơn số nữ giới, cụ thể: nam chiếm 63.6%, nữ chiếm 36.4%.

Bảng 3.6 Tỷ lệ giới tính của mẫu

Giới tính Tỷ lệ (%)

Nam 63.6

Nữ 36.4

- Độ tuổi của mẫu quan sát: Thông tin từ mẫu cho thấy, phần lớn khách hàng sử dụng máy bay nằm trong độ tuổi từ 23 đến 50. Cụ thể tuổi từ 23-35 chiếm 56%, từ 35-50 chiếm 34%, khách hàng dưới 23 tuổi rất ít chiếm 2.9% và trên 50 tuổi chiếm 7.1%.

Bảng 3.7 Tỷ lệ về độ tuổi của mẫu Độ Tuổi Tỷ lệ (%) Dưới 23 2.9 Từ 23-35 56.0 Từ 35-50 34.0 Trên 50 7.1

- Vị trí công việc của mẫu: Tỷ lệ quản lý cấp cao sử dụng máy bay chiếm 14.3%, quản lý cấp trung chiếm tỷ lệ cao nhất 43.1%, nhân viên văn phòng chiếm 33.8%.

- Thu nhập của mẫu: Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ khách hàng thu nhập dưới 4triệu chiếm 15.2%, từ 4-8triệu chiếm 36.4%, từ 8-15triệu chiếm 32.9% và trên 15triệu chiếm 15.5%.

Bảng 3.8 Tỷ lệ về thu nhập của mẫu

Khoảng thu nhập Tỷ lệ (%) Dưới 4 triệu 15.2 Từ 4-8 triệu 36.4

Từ 8-15 triệu 32.9

Trên 15 triệu 15.5

- Số lần đi máy bay trong năm qua: thông tin mẫu cho thấy đa số khách hàng được phỏng vấn sử dụng máy bay thường xuyên trong vòng 12 tháng trở lại, cụ thể: đi trên 10 lần chiếm 23,8%, từ 5-10 lần chiếm 31.4%, từ 2-4 lần chiếm 37.1%, còn lại 7.6% là chỉ bay 1 lần. Với tỷ lệ lớn khách hàng đi máy bay thường xuyên được phỏng vấn thì việc đánh giá chất lượng dịch vụ sẽ chính xác hơn.

Bảng 3.9 Số lần đi máy bay trong năm

của mẫu

Số lần bay trong năm Tỷ lệ (%)

1 lần 7.6

2-4 lần 37.1

5-10 lần 31.4

- Tuyến bay: Khách hàng được phỏng vấn đã bay tuyến TP HCM – Hanoi chiếm đến 58,3%, điều này khá phù hợp với thực tế lượng khách đã được vận chuyển trong năm qua của hãng Việt Nam Airlines. Những tuyến còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn như TP HCM – DaNang chiếm 19%, Huế 6%...

Bảng 3.10 Tỷ lệ về tuyến bay của mẫu Tuyến bay Tỷ lệ (%) Tp HCM-HaNoi 58.3 Tp HCM-DaNang 19.0 Tp HCM-Hue 6.0 Tp HCM-Vinh 8.1 Tp HCM-HaiPhong 2.4 Tuyến khác 6.2

Tóm lại, chương này trình bày phương pháp được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Kỹ thuật phỏng vấn tay đôi được dùng trong nghiên cứu định tính. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật bút vấn với n = 420 mẫu.

Chương này cũng mô tả về thông tin mẫu nghiên cứu chính thức. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu bao gồm việc đánh giá thang đo theo phương pháp phân tích nhân tố khẳng định và kiểm định môhình lý thuyết bằng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ GIẢI THÍCH KẾT QU

4.1 Giới thiệu

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyết. Mục đích của chương 4 này là trình bày kết quả kiểm định của các thang đo và mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Kết quả so sánh giữa hai mô hình SERVPERF và AIB, và phần giải thích cho kết quả nhận được cũng trình bày trong chương này.

Nội dung của chương này bao gồm ba phần chính sau. Trước tiên, đánh giá sơ bộ thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Các thang đo được này được kiểm định tiếp theo bằng phân tích yếu tố khẳng định CFA. Sau đó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được kiểm định. Việc kiểm định mô hình nghiên cứu và phân tích CFA đều được thực hiện thông qua phần mềm AMOS 5.0. Và cuối cùng là phần so sánh hai mô hình, và giải thích kết quả.

4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo

Như được trình bày ở chương 3, thang đo được đánh giá thông qua 3 bước. Trước hết thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Sau đó thang đo được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis). Cả hai phương phương pháp này được thực hiện thông qua phần mềm SPSS. Cuối cùng thang đo được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (confirmative fator analysis) thông qua phần mềm phân tích cấu trúc tuyến tính AMOS 5.0.

4.2.1 Thang đo SERVPERF

Về mặt lý thuyết, thang đo SERVPERF là đa hướng với 5 thành phần: Phương

tiện hữu hình (TAN), Tin cậy (REL), Đáp ứng (RES), Năng lực phục vụ (ASS) và

Đồng cảm (EMP). Việc kiểm định thang đo phải được tiến hành như sau: (1) Đánh giá độ tin cậy cho từng thành phần của thang đo.

(2) Sau đó, tất cả các biến của 5 thành phần sẽ cùng được đưa vào phân tích nhân tố bằng phương pháp principal axis factoring với phép quay promax, nhân tố trích được có eigenvalue >1,0. Kết qủa xử lý như sau: các biến có trọng số <0,4 sẽ bị loại, các biến có trọng số không đạt độ phân biệt cao giữa các nhân tố, cụ thể là <0,3 cũng sẽ bị loại. Sau đó, phân tích nhân tố được lặp lại cho đến khi thoả các yêu cầu trên với phương sai trích đạt yêu cầu >50%.

Khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, tất cả các thành phần đều đạt yêu cầu. (Alpha > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng > 0.4)

Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích EFA, kết quả cho thấy chỉ có 4 nhân tố được rút ra tại eigenvalue 1.191, và phương sai trích là 62.101%. Thành phần Đáp ứng RES tách thành 2 hướng: Hãng và Nhân viên. Hai biến đầu RES10 và RES11 của thành phần Đáp ứng (RES) cùng với 5 biến của thành phần Tin cậy (RLI) hợp thành 1 nhân tố. Hai biến sau của thành phần đáp ứng là RES12 và RES13 kết hợp với 4 biến của thành phần Năng lực phục vụ (ASS) làm thành 1 nhân tố. (Bảng 4.1)

Bảng 4.1 Kết quả phân tích EFA thang đo SERVPERF (chưa hiệu chỉnh)

Nhân tố

Biến quan sát

1 2 3 4

TAN01 Hãng có máy bay mới -.027 -.152 -.011 .531

TAN02 Cơ sở vật chất trong bắt mắt -.017 -.016 .048 .798

TAN03 Nhân viên ăn mặt đẹp, gọn gàng -.060 .162 -.002 .623

TAN04 Cơ sở vật chất tương xứng với dịch vụ cung cấp .133 .005 .026 .639

RLI05 Hãng cung cấp dịch vụ đúng như đã cam kết .800 .007 -.122 .116

RLI06 Hãng quan tâm giải quyết trở ngại cho q.khách .705 .158 -.097 .000

RLI08 Hãng cung cấp dịch vụ đúng giờ như đã cam kết .814 -.157 .127 -.106

RLI09 Hãng rất cố gắng để không xảy ra sai sót .689 .040 -.044 -.002

RES10 Hãng luôn cập nhật t.tin kịp thời về chuyến bay .480 .159 .074 -.050

RES11 Hãng giải quyết sự cố nhanh chóng .588 .058 .175 -.096

RES12 Nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ q.khách .104 .719 .028 -.044

RES13 Nhân viên đáp ứng nhanh yêu cầu của q.khách .161 .711 .021 -.147

ASS14 Quí khách có thể tin tưởng nh.viên .099 .758 -.012 -.007

ASS15 Quí khách yên tâm khi trao đổi với n.viên .098 .714 .023 .011

ASS16 Nhân viên lịch sự và nhã nhặn -.174 .802 .015 .066

ASS17 N.viên có đủ t.tin để trả lời câu hỏi của q.khách .021 .503 .183 .008

EMP18 Hãng quan tâm đến cá nhân q.khách .207 -.059 .741 -.012

EMP19 N.viên quan tâm đến cá nhân q.khách -.075 .156 .795 .010

EMP20 Nhân viên hiểu được mong muốn của q.khách -.220 .213 .746 -.003

EMP21 Hãng coi trọng lợi ích của khách hàng .321 -.156 .629 .042

EMP21A Hãng có các giờ bay thuận tiện .025 .125 .230 .167

Eigenvalue 1.191

Phương sai trích 62.101%

Thành phần Tin cậy (RLI) gồm 5 biến quan sát từ RLI05 đến RLI09, dùng để đo lường về mức độ tin cậy của dịch vụ mà hãng cung cấp, bao gồm: tính chính xác của dịch vụ, tính đúng giờ, giải quyết trở ngại cho khách hàng và tránh xảy ra sai sót trong cung cấp dịch vụ của hãng. Trong khi đó, hai biến quan sát đầu của thành phần đáp ứng (RES), khách hàng được hỏi về khả năng đáp ứng của hãng. Cụ thể:

RES10: Hãng luôn cập nhật thông tin kịp thời về chuyến bay

RES11: Hãng giải quyết sự cố nhanh chóng

Mục đích của hai biến quan sát này là đo lường về sự cập nhật thông tin kịp thời về chuyến bay cho khách hàng (RES10); và khả năng giải quyết các trở ngại khi gặp sự cố của hãng (RES11). Về mặt lý thuyết, hai thành phần Tin cậy và Đáp ứng đo lường hai khía cạnh khác nhau của chất lượng dịch vụ, nhưng thực tế, 5 biến của thành phần Tin cậy và 2 biến đầu của thành phần Đáp ứng đều đề cập đến, thể hiện năng lực của hãng trong việc cung cấp dịch vụ. Do đó, trong cảm nhận, có thể

khách hàng sẽ hiểu chúng sẽ chỉ là một yếu tố. Và kết quả phân tích EFA cho tập dữ liệu của nghiên cứu này, 5 biến của thành phần Tin cậy và 2 biến đầu của thành phần Đáp ứng gộp chung lại thành một nhân tố mới. Bảy biến quan sát của nhân tố này thể hiện sự tin cậy và khả năng đáp ứng trong cung cấp dịch vụ của hãng, nên để đại diện đầy đủ ý nghĩa, nhân tố mới này được đặt tên là: Sự chuyên nghiệp của hãng, ký hiệu là PRO. Độ tin cậy thang đo của nhân tố này sẽ được kiểm định lại trong các phân tích tiếp theo.

Hai biến quan sát sau của thành phần Đáp ứng là RES13 và RES13, thể hiện khả năng đáp ứng của nhân viên đối với khách hàng, cụ thể: nhân viên luôn sẵn lòng giúp đỡ khách hàng (RES12); và nhân viên đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng (RES13). Trong khi đó, thành phần Năng lực phục vụ với 4 biến quan sát, thể hiện năng lực phục vụ của nhân viên như: tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách hàng; lịch sự nhã nhặn, có đủ thông tin để trả lời cho khách. Về mặt nguyên thủy, hai thành phần Đáp ứngNăng lực phục vụ đo lường hai khía cạnh khác nhau của chất lượng dịch vụ, nhưng 2 biến sau của Đáp ứng và 4 biến của thành phần Năng lực

phục vụ đều thể hiện khả năng và năng lực của nhân viên, nên trong cảm nhận, khách hàng có thể hiểu chúng chỉ là một nhân tố. Thực tế, phân tích EFA cho thấy 6 biến quan sát này gộp chung thành một nhân tố mới. Sáu biến quan sát này thể hiện năng lực phục vụ và khả năng đáp ứng của nhân viên đối với khách hàng. Do đó, để đầy đủ ý nghĩa, nhân tố mới này được đặt tên là Nhân viên ký hiệu là STA. Độ tin cậy thang đo của thành phần này sẽ được kiểm định trong các phân tích tiếp theo.

Hai thành phần (nhân tố) còn lại là Sự hữu hình (TAN) và Đồng cảm (EMP) vẫn không thay đổi so với ban đầu.

Như vậy, theo kết quả của phân tích nhân tố khám phá, thang đo SERVPERF chỉ còn lại 4 nhân tố. Ngoài ra kết quả phân tích EFA cho thấy rằng biến EMP21A (Hãng có các giờ bay thuận tiện – thành phầnĐồng cảm) có trọng số là 0.230 < 0.4, không đạt yêu cầu nên bị loại. Do đó, thang đo còn lại 21 biến quan sát. Bốn nhân tố mới được trình bày dưới đây:

(1)Thành phần Sự hữu hình, vẫn giữ nguyên như ban đầu và vẫn ký hiệu là TAN, thể hiện vẻ bên ngoài của dịch vụ, được đo lường bằng 4 biến từ TAN01 đến TAN04.

(2)Thành phần Sự chuyên nghiệp, được ký hiệu là PRO, thể hiện sự tin cậy và khả năng đáp ứng của hãng, được đo lường bằng 7 biến quan sát ký hiệu từ PRO05 đến PRO11. Các biến này có nguồn gốc từ 5 biến của thành phần Tin cậy và 2 biến đầu của thành phần Đáp ứng.

(3)Thành phần Nhân viên, ký hiệu là STA , thể hiện năng lực phục vụ và khả năng đáp ứng của nhân viên, được đo lường bằng 6 biến quan sát từ STA12 đến STA17. Sáu biến này có nguồn gốc từ 2 biến sau của thành phần Đáp ứng và 4 biến của thành phần Năng lực phục vụ.

(4)Thành phần Đồng cảm, không có gì thay đổi so với ban đầu và vẫn ký hiệu là EMP, thể hiện sự đồng cảm của nhân viên và hãng đối với khách hàng, được đo lường bằng 4 biến quan sát từ EMP18 đến EMP21 (đã loại biến EMP21A).

Sau khi loại bỏ 1 biến không đạt yêu cầu và nhóm lại các nhân tố cho phù hợp. Tiến hành đánh giá lại thang đo SERVPERF với 4 thành phần mới.

4.2.1.1 Độ tin cậy của thang đo

Kết quả Cronbach Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao (nhỏ nhất là biến TAN03 = 0.593). Cronbach Alpha của các thang đo cũng đều đạt yêu cầu. Cụ thể thành phần Sự hữu hình (TAN) có Alpha=0.740, Sự chuyên nghiệp (PRO) có Alpha = 0.877, Nhân viên (STA) có Alpha = 0.888 và thành phần Đồng cảm (EMP) có Alpha = 0.866 (Bảng 4.2). Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu và sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Kết quả Cronbach Alpha cho thấy các các biến quan sát của 4 thành phần mới đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy alpha. Vì vậy, 21 biến quan sát của thang đo này được tiếp tục được đánh giá lại bằng EFA.Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước, do SERVPERF là thang đo đa hướng nên phương pháp được chọn để phân tích là principal axis factoring với phép quay promax.

Kết quả EFA được trình bày trong Bảng 4.2

Bảng 4.2 Kết quả EFA thang đo SERVPERF sau khi hiệu chỉnh

Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 Cronbach Alpha TAN01 -.018 -.146 -.019 .520 TAN02 -.029 -.017 .060 .818 TAN03 -.053 .165 -.003 .615 TAN04 .135 .008 .028 .636 0.740 PRO05 .805 .008 -.126 .111 PRO06 .712 .160 -.106 -.007 PRO07 .658 .075 -.069 .172

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại việt nam airlines (Trang 45 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)