Quyền được sáp nhập và hợp nhất giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

1. Quyền thực hiện giao dịch Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp của nhà đầu tư:

1.6. Quyền được sáp nhập và hợp nhất giữa các doanh nghiệp Việt Nam

a. Khung pháp lý

Nhà đầu tư được quyền “sáp nhập”, “hợp nhất” cơng ty và chi nhánh theo quy định của pháp luật82. Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã đã cĩ những quy định tương đồng về “quyền” và thủ tục “sáp nhập” và “hợp nhất” doanh nghiệp83.

Tương tự như ‘Quyền được gĩp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư tại các doanh nghiệp’, quyền này cũng bị hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngồi đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy định84 hoặc phải theo cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với các điều ước quốc tế đa phương (ví dụ như Cam kết WTO) và song phương (ví dụ như BTA)85 và khơng phải là hành vi tập trung kinh tế bị cấm86.

b. Thực tiễn và bình luận

Thực tế, việc thực hiện “hợp nhất” hay “sáp nhập” doanh nghiệp hoặc HTX chưa được quy định rõ ràng về thủ tục đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp mới, cơ cấu lao động, chế độ hợp đồng lao động, chuyển đổi BHXH, bảo hiểm y tế, đăng ký kinh doanh, đăng ký lại quyền sở hữu tài sản… dẫn đến hiện nay các doanh nghiệp, HTX thường thực hiện việc mua bán tài sản (hữu hình và vơ hình) và chuyển giao nghĩa vụ của doanh nghiệp mới với những doanh nghiệp muốn “hợp nhất” hoặc “sáp nhập”. Những doanh nghiệp “bị hợp nhất” và “bị sáp nhập” sẽ phải giải thể. Những cách làm thực tiễn nêu trên thực sự là khĩ khăn cho các doanh nghiệp. Việc phải chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa hai doanh nghiệp cĩ tư cách pháp nhân độc lập với một bên thứ ba sẽ dẫn tới hậu quả là mối quan hệ với bên thứ ba cĩ thể bị chấm dứt.

Hộp 3: Ví dụ một doanh nghiệp muốn hợp nhất

Nếu doanh nghiệp đĩ đang cĩ hoạt động vay tín dụng của ngân hàng thì hợp đồng vay tín dụng dễ bị ngân hàng thanh lý vì doanh nghiệp đĩ sẽ bị giải thể và doanh nghiệp mới (doanh nghiệp hợp nhất) chưa cĩ được những kết quả kinh doanh để bảo đảm hợp đồng vay tín dụng.

82 Luật Đầu tư, Điều 25.

83 Luật Doanh nghiệp, Điều 152, Điều 153; Luật Cạnh tranh, Điều 17 84 Luật Doanh nghiệp, Điều 44; Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg 85 Cam kết WTO, BTA

Doanh nghiệp đĩ phải thỏa thuận với người lao động về việc chuyển đổi “người sử dụng lao động” trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể… Một rủi ro cĩ thể phát sinh rằng người lao động sẽ đề nghị doanh nghiệp bị hợp nhất phải trả tiền trợ cấp mất việc làm do doanh nghiệp này giải thể.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w