Mua và thâu tĩm HTX thơng qua hình thức chuyển nhượng phần vốn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 45 - 46)

1. Quyền thực hiện giao dịch Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp của nhà đầu tư:

2.1. Mua lại tồn bộ doanh nghiệp

2.1.5. Mua và thâu tĩm HTX thơng qua hình thức chuyển nhượng phần vốn

của xã viên

a. Khung pháp lý

Như đã nêu tại Phần 1 ở trên, người ngồi HTX cĩ quyền mua lại phần vốn gĩp của xã viên HTX và xã viên cĩ quyền bán phần vốn gĩp này. Luật Hợp tác xã quy định việc tổ chức lại, chia tách, hợp nhất, sáp nhập HTX108.

b. Thực tiễn và bình luận:

Trên thực tế, phần lớn các vụ việc mua lại và thâu tĩm các HTX nhằm vào mục đích tài sản hiện cĩ của HTX. Nhiều HTX cĩ những lợi thế được hưởng trong thời kỳ chiến tranh và bao cấp về đất đai, nguồn ngun liệu… Chính vì vậy nhiều nhà đầu tư, chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, đã thực hiện việc mua lại và thâu tĩm HTX kể từ Luật Hợp tác xã được ban hành năm 2003.

Tuy nhiên, do HTX ở Việt Nam cĩ tính xã hội và mối quan hệ giữa xã viên với HTX là gắn bĩ nhưng phức tạp. Những HTX được thành lập sau khi cĩ Luật Hợp tác xã, thì mối quan hệ giữa xã viên và HTX là mối quan hệ đối vốn và quan hệ lao động. Khi khơng cịn là xã viên của HTX hoặc khi nghỉ hưu thì xã viên đĩ được nhận lại khoản vốn mà mình đã đĩng gĩp vào HTX và chấm dứt mối quan hệ. Nhưng đối với xã viên trong những HTX được hình thành trước Luật Hợp tác xã thì mối quan hệ giữa xã viên và HTX là khơng rõ ràng. Xã viên trong giai đoạn này chỉ cĩ mối quan hệ lao động trong HTX nhưng họ thường được phân chia những lợi ích phát sinh từ nguồn tài sản của HTX. Do vậy, nhiều xã viên của các HTX hình thành trước Luật Hợp tác xã đã địi quyền lợi của họ với nhà đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành mua lại hoặc thâu tĩm HTX.

Trong thời kỳ chiến tranh và bao cấp, chế độ kế tốn, thống kê chưa hồn thiện và/hoặc các HTX cũng khơng nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về kế tốn và thống kê, nên các nhà đầu tư cĩ thể gặp khĩ khăn khi tìm hiểu về số lượng xã viên thực tế của HTX, những khoản phải trả (khoản nợ, khoản đĩng gĩp…) của HTX để hoạch định việc mua bán và thâu tĩm này.

Pháp luật khơng cĩ quy định về sáp nhập, hợp nhất HTX vào một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Thực tế, khi các doanh nghiệp mua lại HTX thì thường tiến hành giải thể HTX sau khi đã chuyển tồn bộ quyền sở hữu tài sản từ HTX sang cho doanh nghiệp. Cách thức này đã khơng bảo đảm được quyền lợi của người lao động trong HTX vì người lao động của HTX bị giải thể cũng thường bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w