doanh tại các doanh nghiệp
Việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sử dụng DVPTKD không chỉ từ phía các doanh nghiệp này mà nhà nƣớc cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức và hiệu quả sử dụng các DVPTKD. Một số biện pháp đề ra đối với nhà nƣớc nhƣ sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đúc kết và trao đổi kinh nghiệm sử dụng DVPTKD đồng
thời giúp các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn trong việc sử dụng những dịch vụ này. Đồng thời tạo không gian gặp gỡ giữa các doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nhằm giúp họ hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau cùng phát triển.
- Một số mô hình doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ có hiệu quả cần đƣợc đúc kết và tuyên truyền thông qua các hội nghị chuyên ngành, các ấn phẩm dƣới dạng phổ biến kinh nghiệm hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tạo động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp khác sử dụng dịch vụ.
- Các viện nghiên cứu cần có chƣơng trình nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển DVPTKD và giới thiệu kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực và thế giới nhằm góp phần thúc đẩy việc cung ứng và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp.
- Cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng và hoàn thiện lý luận về mô hình, bản chất, sự vận động của thƣơng mại và thị trƣờng với đặc thù của từng vùng, từng địa phƣơng, để từ đó làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định các chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển lâu dài các ngành dịch vụ nói chung.
- Thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, trung tâm xúc tiến thƣơng mại và các tổ chức khác tuyên tryền quảng bá về vai trò của DVPTKD đối với sự phát triển DNVVN.
- Thúc đẩy thị trƣờng DVPTKD phát triển thông qua các chính sách nhằm thu hút nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực cung ứng DVPTKD, tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào dịch vụ cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn dịch vụ của các DNVVN.
- Các nhà tài trợ và Chính phủ thực hiện hỗ trợ cho những hoạt động trƣớc và sau cung ứng dịch vụ. Hạn chế và đi đến loại bỏ hình thức hỗ trợ ở
cấp độ giao dịch - trực tiếp cung cấp dịch vụ cho DNVVN, hoặc bao cấp thƣờng xuyên cho các doanh nghiệp.
3.1.2. Tạo lập môi trường hoạt động cho sự phát triển của dịch vụ phát triển kinh doanh
Trong việc nâng cao chất lƣợng DVPTKD thì vai trò định hƣớng của nhà nƣớc cũng rất quan trọng. Để có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ này, trƣớc tiên Nhà nƣớc phải định hƣớng và xây dựng khung pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng và sử dụng sao cho các doanh nghiệp cung ứng ngày càng phát triển và lớn mạnh trên thị trƣờng. Đồng thời cũng phải bảo đảm sự cân đối cung ứng và sử dụng giữa các vùng, miền. Từ đó sẽ tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng các dịch vụ.
- Đối với một vài thị trƣờng thiếu sự cạnh tranh, cần khuyến khích nguồn cung tƣ nhân, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp quốc doanh và tƣ nhân.
- Rà soát và chỉnh sửa lại các văn bản về lĩnh vực DVPTKD theo định hƣớng hỗ trợ hoạt động này phát triển. Hoàn thiện hệ thống luật: hiện tại nhiều văn bản luật với những điều khoản dƣờng nhƣ đi ngƣợc lại tinh thần của Luật doanh nghiệp vẫn còn lƣu hành. Chẳng hạn nhƣ Nghị định 87 về dịch vụ tƣ vấn,… hƣớng dẫn đăng ký kinh doanh hoặc điều kiện đăng ký kinh doanh cho một vài loại dịch vụ là chƣa rõ ràng, ví dụ dịch vụ tƣ vấn luật,… Những trở ngại cho một số hoạt động của DVPTKD vẫn còn tồn tại, ví dụ nhƣ quy định mức tối đa chi phí quảng cáo cho một doanh nghiệp.
- Một vài chính sách của chính phủ gây trở ngại cho thị trƣờng, cần tổ chức đối thoại giữa khu vực kinh tế tƣ nhân và chính phủ về những quy định pháp lý đối với DVPTKD thông qua các tổ chức hỗ trợ DNVVN của chính phủ.
3.1.3. Có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phát triển kinh doanh
- Chính phủ và các nhà tài trợ cần hỗ trợ cung cấp DVPTKD cho các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là nguồn nhân lực, máy móc, công nghệ. Hỗ trợ về miễn giảm thuế, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trƣờng, hỗ trợ huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, hỗ trợ thông qua phát triển sản phẩm DVPTKD, nâng cao chất lƣợng và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị của các tổ chức cung ứng DVPTKD.
- Tạo môi trƣờng cạnh tranh giữa các nhà cung ứng DVPTKD. Chỉ có trên cơ sở cạnh tranh, các nhà cung ứng DVPTKD mới vƣơn lên nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, thể hiện hết trách nhiệm của mình trong quá trình cung ứng dịch vụ.
- Tiến hành rà soát lại một cách toàn diện về điều kiện, khả năng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng tới các vấn đề: mặt bằng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho quy trình cung cấp dịch vụ, công nghệ, chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp,… Trên cơ sở đó có thể tìm ra đƣợc những điểm yếu, điểm mạnh của từng nhà cung ứng và có hƣớng xử lý sao cho phù hợp.
- Mở cửa DVPTKD cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia, cho phép các tổ chức cung ứng DVPTKD hoạt động theo điều kiện và loại bỏ những cản trở bất hợp lý về chi phí đối với việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài trong đó có DVPTKD.
- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, áp dụng các biện pháp đa dạng hóa đối với các doanh nghiệp đang độc quyền cung cấp DVPTKD.
- Tiến hành kiểm tra đánh giá chất lƣợng các dịch vụ cung ứng của từng nhà cung cấp, từng cơ sở dịch vụ, từ đó xây dựng đƣợc kế hoạch phù hợp với tình hình hiện nay.
Đồng thời nhà nƣớc cũng cần phải đƣa ra các tiêu chuẩn về quy trình cung ứng dịch vụ nhƣ: phƣơng thức cung cấp dịch vụ, sự đồng nhất về các khâu trong quy trình cung ứng từ doanh nghiệp đến khách hàng; thái độ phục vụ của nhà cung cấp với khách hàng; các yêu cầu về đảm bảo tính an toàn, thuận tiện, nhanh chóng,… thì việc cung cấp dịch vụ mới đạt đƣợc hiệu quả cao. Qua đó có thể loại đƣợc những doanh nghiệp cung cấp DVPTKD không đủ tiêu chuẩn chất lƣợng, có thể có kế hoạch sáp nhập các doanh nghiệp nhà nƣớc cung cấp các DVPTKD có quy mô nhỏ để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn đối với việc kinh doanh các dịch vụ tại các doanh nghiệp này và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng các DVPTKD do các doanh nghiệp nhà nƣớc cung ứng.
3.1.4. Hoàn thiện chính sách vốn cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
Hiện nay, một số doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ quan trọng nhƣ vận tải, kho bãi, quảng cáo cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng nhất làm hạn chế sự phát triển của họ. Trong thực tế, các doanh nghiệp này gặp phải nhiều khó khăn trong đầu tƣ vốn cho xây dựng kho bãi, mua sắm phƣơng tiện vận tải.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ khác nhƣ quảng cáo, nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế bao bì cũng cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng hạn chế sự phát triển của họ. Trở ngại đầu tiên đối với các doanh nghiệp này là xuất phát từ quy mô nhỏ và vừa, vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chƣa cao. Vì vậy, khi chƣa tạo dựng đƣợc uy tín bằng năng lực kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn thì họ khó tiếp cận với vốn tín dụng của Nhà nƣớc. Hơn nữa, trong thực tế, thì doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc vay vốn với mức cao hơn doanh nghiệp liên doanh, thủ tục vay cũng dễ dàng hơn (mặc dù trên lý thuyết không có sự phân biệt nào). Do đó, để có đủ vốn, các doanh nghiệp phải vay từ nhiều nguồn khác nhau với lãi suất cao và bị động nên khó khăn cho việc duy trì và phát triển hoạt động. Điều này cũng là nguyên nhân làm cho giá cả dịch vụ đắt đỏ.
Một số doanh nghiệp cho rằng các thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng hiện nay đã đƣợc cải thiện song các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp nhƣ điều kiện vay, lĩnh vực cho vay, thời hạn vay,… khá phức tạp nên cũng là trở ngại cho sự tiếp cận kênh vốn này. Vì vậy một số kiến nghị đƣợc đƣa ra là:
- Nhà nƣớc cần đào tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, cải cách hơn nữa thủ tục hành chính để các doanh nghiệp ở mọi thành phần có thể tiếp cận với kênh vốn từ các tổ chức tín dụng một cách dễ dàng hơn, bình đẳng hơn. Đồng thời, tăng mức đầu tƣ của Nhà nƣớc cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ về chi phí đào tạo nguồn nhân lực.
- Trong điều kiện hỗ trợ vốn từ Nhà nƣớc còn hạn chế nên cho phép các địa phƣơng có điều kiện thành lập quỹ đầu tƣ phát triển các ngành DVPTKD.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi, vận tải quảng cáo trong việc tiếp cận vay vốn và mở rộng quy mô kinh doanh nhằm trƣớc hết giảm chi phí, giảm giá thành hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
- Tham vấn ý kiến chuyên gia của các bộ, ngành liên quan nhƣ bộ Thƣơng mại, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giao thông vận tải,… dƣới hình thức các lớp bổ túc về thông tin và kiến thức chuyên ngành trong các lĩnh vực dịch vụ [10, trang 104].
3.1.5. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động cung ứng DVPTKD DVPTKD
Cùng với việc khuyến khích thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia thị trƣờng DVPTKD, đồng thời củng cố các doanh nghiệp nhà nƣớc cung cấp các dịch vụ này. Nhà nƣớc cũng cần xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đủ mạnh để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh DVPTKD. Một số biện pháp sau cần đƣợc áp dụng:
- Cải thiện môi trƣờng pháp lý, xây dựng cơ sở đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trƣờng này. Các biện pháp nhằm xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng sẽ khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân vào kinh doanh các loại DVPTKD.
- Xóa bỏ những hạn chế về mặt chính sách đối với việc cung cấp DVPTKD là cơ sở quan trọng để khuyến khích đầu tƣ. Bên cạnh đó, cho phép đầu tƣ tƣ nhân vào những lĩnh vực hiện còn do nhà nƣớc quản lý sẽ làm tăng chất lƣợng của các dịch vụ, tăng sự lựa chọn của khách hàng và có thể làm giảm chi phí.
- Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong hoạt động cung ứng các DVPTKD.
- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nƣớc, các thành phần kinh tế tập thể, chuyển đổi và tiếp tục đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp này.
Trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần có những chính sách ƣu đãi cụ thể, thích hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp các DVPTKD, ƣu đãi về điều kiện đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật,…để từ đó nâng cao vai trò của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, làm tiền đề và lôi kéo các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ có hiệu quả.
3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.2.1. Tìm hiểu thông tin về các dịch vụ phát triển kinh doanh
Để sử dụng các DVPTKD có hiệu quả thì chính bản thân các doanh nghiệp cần phải tự điều tra, tìm hiểu thị trƣờng cũng nhƣ các thông tin về các dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cần đến. Doanh nghiệp có thể phân công cho những nhân viên, hoặc phòng ban nhất định làm công tác tìm hiểu thị trƣờng DVPTKD. Tại các công ty lớn thƣờng thì nhân viên phòng PR hoặc cán bộ phòng xuất nhập sẽ là những ngƣời tìm hiểu về các dịch vụ này, còn đối với các doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp nhỏ thì những ngƣời chủ doanh
nghiệp chính là những ngƣời cần phải nhận thức đƣợc và là ngƣời ra quyết định sử dụng các dịch vụ này.
Doanh nghiệp không chỉ cần tìm hiểu thông tin về các loại hình DVPTKD, các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trƣờng mà còn phải nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của từng loại hình dịch vụ cũng nhƣ những hiệu quả mà dịch vụ có thể đem lại về lâu dài cho doanh nghiệp sau khi sử dụng.
3.2.2. Lựa chọn nhà cung cấp dựa trên các nguồn thông tin tin cậy
Doanh nghiệp có thể có rất nhiều cách để tìm hiểu về nhà cung cấp dịch vụ nhƣ qua quảng cáo trên truyền hình, báo đài, mạng internet,… Tuy nhiên theo kết quả điều tra của ngƣời viết khóa luận, hiện nay doanh nghiệp chủ yếu biết đến các DVPTKD thông qua quảng cáo (55%) và tự tìm hiểu (46,7%) còn số lƣợng doanh nghiệp biết đến nhà cung cấp dịch vụ thông qua bạn bè giới thiệu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (23,3%). Vì vậy khi tiến hành sử dụng dịch vụ từ một nhà cung cấp mới doanh nghiệp có thể tìm hiểu từ các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp đó hoặc thông qua các mối quan hệ để biết đƣợc nhà cung cấp nào cung cấp dịch vụ có chất lƣợng. Nhƣ vậy doanh nghiệp vừa giảm đƣợc những khoản chi phí vô ích cũng nhƣ tránh xảy ra tình trạng doanh nghiệp cho rằng các dịch vụ của nhà cung cấp không có chất lƣợng, chỉ sử dụng dịch vụ một lần rồi muốn tự làm lấy và chỉ sử dụng dịch vụ từ bên ngoài khi doanh nghiệp không thể tự tiến hành.
3.2.3. Hợp tác với các nhà cung cấp để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ
Đối với một số dịch vụ nhƣ dịch vụ tƣ vấn hay dịch vụ kế toán, kiểm toán, một khi chính các doanh nghiệp sử dụng không tin tƣởng hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà cung cấp thì chắc chắn hiệu quả sử dụng dịch vụ sẽ không cao. Do đó nhằm tăng cƣờng hiệu quả sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp cần lƣu ý một số vấn đề nhƣ sau:
- Khi sử dụng DVPTKD, các doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn nguồn cung dịch vụ để đảm bảo đƣợc chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung ứng. Có
thể thông qua bạn bè hoặc các nguồn thông tin đáng tin cậy để tìm đƣợc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có chất lƣợng với mức giá phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho doanh nghiệp cung ứng và cùng với doanh nghiệp cung ứng tổ chức thực hiện ý kiến tƣ vấn, cùng tham gia vào quá trình tƣ vấn và thực hiện theo các hƣớng dẫn của doanh nghiệp cung ứng.
- Nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán vẫn còn tâm lý e dè, ngại cung cấp thông tin nội bộ, điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng dịch vụ của chính các doanh nghiệp.
3.2.4. Lập ngân sách cho việc sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh
Doanh nghiệp cần đầu tƣ một khoản ngân sách cho việc sử dụng dịch vụ tƣ vấn đào tạo, tƣ vấn nguồn nhân lực vì muốn phát triển đƣợc hoạt động kinh doanh thì yếu tố con ngƣời là quan trọng nhất. Không có một tài sản nào quý giá đƣợc bằng nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhận thức đƣợc vai trò của nhân lực và đào tạo nhân lực, họ sẽ có đƣợc nguồn tài sản vô giá và đó sẽ là