THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 90)

nghiệp Việt Nam

2.1.1. Sơ lược về thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam

DVPTKD đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ cũng đang ngày một tăng lên. Đối tƣợng phục vụ chủ yếu của các dịch vụ này là các doanh nghiệp chứ không phải là ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Do đó, ngƣời cung cấp dịch vụ không chỉ có các doanh nghiệp mà còn có các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc. Thông thƣờng, có hai nhóm nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm các cơ quan, đơn vị của chính phủ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển và các nhà cung ứng dịch vụ tƣ nhân. Trong phạm vi đề tài sẽ chỉ đề cập vài nét về thị trƣờng DVPTKD do các nhà cung cấp tƣ nhân thực hiện.

Cho đến nay, có thể nói nƣớc ta đã bƣớc đầu hình thành đƣợc một thị trƣờng DVPTKD và thị trƣờng này đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Các dịch vụ này là yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành từ công nghiệp, thƣơng mại cho đến dịch vụ. Chất lƣợng và mức độ sẵn có của chúng cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế của quốc gia. Đối với nƣớc ta, khi mà nền kinh tế đang ngày càng phát triển, số lƣợng doanh nghiệp mới đăng ký thành lập là rất lớn, cùng với tỷ trọng các DNVVN chiếm tới trên 90% thì các dịch vụ này càng chiếm một vị trí quan trọng mang lại sự hỗ trợ về chuyên môn. Thực tế cho thấy nếu thiếu các DVPTKD, các doanh nghiệp sẽ phải mất thêm nhiều chi phí để tuyển thêm nhân viên mới hoặc đào tạo các nhân viên hiện có để giải quyết nhiều vấn đề chuyên môn. Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD) cho rằng sự thiếu vắng hoặc có sẵn có của các DVPTKD chất lƣợng cao là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa một nền kinh tế đang phát triển và một nền kinh tế phát triển. Cũng theo UNCTAD, các DVPTKD giúp cho các

doanh nghiệp, nhất là các DNVVN giảm chi phí cố định, cung cấp kỹ năng và nâng cao chất lƣợng hoạt động, cải thiện hiệu quả kinh doanh, cung cấp thông tin thị trƣờng. Báo cáo của Chƣơng trình Phát triển Dự án Mê Kông (MPDF) cũng cho rằng tƣơng lai phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam gắn liền với sự phát triển của một số ngành DVPTKD then chốt. Các tác giả này cho rằng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng giúp khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển và do vậy cần tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng hơn giúp phát triển các dịch vụ này. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp tƣ nhân cũng lại có thế mạnh và có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần vào sự phát triển của khu vực kinh tế DVPTKD tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực đầu tƣ có nhiều cơ hội và khu vực kinh tế tƣ nhân chiếm thế mạnh.

2.1.1.1. Cung của thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh

Thứ nhất, tuy đến nay khu vực dịch vụ đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc nội, chiếm 38% GDP trong năm 2008 nhƣng DVPTKD chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong khu vực dịch vụ. Tại những nền kinh tế phát triển nhƣ Singapo, DVPTKD đóng góp tới 15% tổng sản phẩm quốc nội. Còn đối với những nƣớc thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một số nƣớc DVPTKD có mức tăng trƣởng trung bình 10%/năm. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong những năm gần đây, DVPTKD mới bắt đầu phát triển và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội - khoảng 1% với mức tăng trƣởng rất thấp khoảng 1-2%/năm [14]. Mặc dù, trong những năm qua, số lƣợng các doanh nghiệp cung cấp DVPTKD ở Việt Nam đƣợc thành lập ngày càng nhiều nhƣng nhìn chung quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế. Nói cách khác là thị trƣờng DVPTKD ở Việt Nam kém phát triển, mới đang trong giai đoạn khởi đầu và dần phát triển. Đây là một sự thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, về triển vọng phát triển thì có thể coi đây là lĩnh vực đầu tƣ rất có tiềm năng. Có thể thấy số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc thành

lập và hoạt động trong lĩnh vực này ngày một gia tăng trong thời gian qua. Chỉ tính riêng lĩnh vực tƣ vấn quản lý, tƣ vấn luật, tƣ vấn đào tạo, số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc thành lập mới hiện đang tăng theo cấp số nhân (thể hiện rõ nét thông qua sự gia tăng nhanh chóng số lƣợng các doanh nghiệp tƣ vấn đăng ký trên niên giám điện thoại các trang vàng). Đầu tƣ vào ngành DVPTKD đang nhận đƣợc sự quan tâm lớn của đội ngũ chủ doanh nghiệp trẻ và các chủ doanh nghiệp có học vấn cao. Theo các chủ doanh nghiệp, sự lựa chọn đầu tƣ vào ngành này cho phép khắc phục đƣợc các đòi hỏi về vốn lớn, cơ sở vật chất nhiều, hơn nữa đây là các lĩnh vực mới tại Việt Nam và hiện có mức độ cạnh tranh chƣa cao. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm nữa, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ gia tăng, và cấu trúc thị trƣờng sẽ đƣợc biểu hiện rõ nét hơn với nhiều doanh nghiệp có uy tín và quy mô.

Thứ hai, hầu hết các nhà cung ứng DVPTKD tại nƣớc ta có quy mô nhỏ và thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân, ngoại trừ một số doanh nghiệp nhà nƣớc và các tập đoàn quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp có liên kết với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực tƣ vấn kế toán và kiểm toán. Các dịch vụ này đƣợc phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp tại địa phƣơng thƣờng phải tìm về các thành phố lớn để tìm kiếm các dịch vụ này nếu có nhu cầu.

Thứ ba, dịch vụ đƣợc cung cấp còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính chung chung và ít bám sát nhu cầu của khách hàng. Các nhà cung ứng dịch vụ còn thiếu chủ động trong chào bán sản phẩm của mình đến từng khách hàng. Thực tế là rất nhiều doanh nghiệp khách hàng đƣợc chào hàng với các dịch vụ ít phù hợp hoặc với các dịch vụ mà họ hoàn toàn có khả năng tự làm. Các dịch vụ chào bán chƣa thực sự là các giải pháp kinh doanh gắn sát với thực tế của khách hàng.

Thứ tƣ, các DVPTKD ở nƣớc ta hiện nay đƣợc cung ứng chủ yếu thông qua kênh quan hệ thƣơng mại. Chẳng hạn các dịch vụ về đào tạo, kiểm soát

chất lƣợng, phát triển các sản phẩm mới, thông tin thị trƣờng, tƣ vấn quản lý... thƣờng đƣợc cung cấp bởi các bạn hàng thƣơng mại của doanh nghiệp. Các dịch vụ này đƣợc cung ứng nhằm mục tiêu thuần tuý thƣơng mại nhƣ thiết lập các quan hệ thƣơng mại lâu dài, đảm bảo chất lƣợng và tiêu chuẩn của nhà cung cấp trong các hợp đồng gia công... Có lẽ đây là nguồn cung cấp DVPTKD chủ yếu cho các DNVVN ở nƣớc ta do xuất phát điểm là có rất nhiều doanh nghiệp trong số họ là các đơn vị gia công hợp đồng.

Thứ năm, giá cả các DVPTKD ở Việt Nam còn đắt so với chất lƣợng của chúng. Kết quả điều tra của MPDF đã chỉ ra rằng ngƣợc với thực trạng là giá lao động ở Việt Nam còn thấp thì giá DVPTKD lại cao và bị khách hàng coi là đắt so với chất lƣợng cung cấp. Trên thực tế do thị trƣờng DVPTKD của nƣớc ta còn rất mới mẻ do vậy chi phí hoạt động còn cao do thiếu kinh nghiệm. Chẳng hạn thông tin thứ cấp của nƣớc ta còn ít, thiếu đồng bộ và độ tin cậy thấp (do công tác thống kê của nƣớc ta còn yếu hoặc do vẫn còn có ít cuộc điều tra tƣ nhân đƣợc tiến hành trƣớc đó), các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ do vậy phải tiến hành thu thập thông tin sơ cấp cho hầu hết các đơn đặt hàng, từ đó làm gia tăng chi phí. Cùng với sự gia tăng của tính chuyên nghiệp trong tƣơng lai, chúng ta có thể tin tƣởng rằng giá thành dịch vụ sẽ giảm dần.

2.1.1.2. Cầu của thị trường

Quá trình quyết định mua đối với các DVPTKD thƣờng sẽ là sự lựa chọn giữa hai phƣơng án là tự tổ chức thực hiện hay đi thuê ngoài. Xuất phát từ thực tế là các dịch vụ này ít đem lại hiệu quả kinh doanh trực tiếp cho khách hàng, do đó quá trình ra quyết định mua dịch vụ của các doanh nghiệp chịu sự ảnh hƣởng lớn của tƣ duy về hiệu quả thu đƣợc trong tƣơng lai từ các khoản đầu tƣ hiện tại của lãnh đạo doanh nghiệp. Lý do mà các doanh nghiệp thƣờng thích tự làm mà không đi thuê dịch vụ bên ngoài hoặc chậm chạp trong ra quyết định sử dụng dịch vụ ngoài thƣờng là do họ không thấy có nhu

cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ hoặc họ cho rằng không cần thiết phải sử dụng chuyên gia bên ngoài. Các khó khăn trong tìm kiếm nhà cung ứng thích hợp, khó khăn về mặt tài chính cũng là các nguyên nhân giải thích tại sao các dịch vụ này còn ít đƣợc sử dụng. Cuối cùng, lý do quan trọng khác là các doanh nghiệp thƣờng cho rằng dịch vụ thuê ngoài chƣa chắc đã có chất lƣợng và hiệu quả hơn so với việc tự làm.

Tuy nhiên vẫn cần phải khẳng định rằng nhu cầu tiềm năng về DVPTKD của các doanh nghiệp nƣớc ta, nhất là các DNVVN là rất lớn. Chính sự gia tăng số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào ngành dịch vụ này, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và uy tín của các dịch vụ, từ đó loại trừ dần tƣ duy “tự làm bao giờ cũng tốt hơn” của các doanh nghiệp khách hàng. Hơn nữa, với số lƣợng doanh nghiệp đƣợc thành lập mới ngày càng đông, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt thì nhu cầu sử dụng chuyên gia bên ngoài của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng nhanh. Xét trên khía cạnh cơ cấu nền kinh tế thì các doanh nghiệp cung ứng DVPTKD sẽ có đóng góp tích cực vào GDP, và chúng ta hoàn toàn tin tƣởng các loại hình dịch vụ này sẽ đóng góp đƣợc khoảng 10% GDP trong thập kỷ tới.

Năm nay, Việt Nam sẽ phải thực hiện cam kết mở cửa thị trƣờng bán lẻ theo lộ trình gia nhập WTO, đây là mối lo ngại rất lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong mọi lĩnh vực nhƣng lại là một cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp cung cấp DVPTKD. Khi các tập đoàn bán lẻ quốc tế xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, nhu cầu đối với các DVPTKD trƣớc mắt và trong tƣơng lai sẽ là rất lớn, đó thực sự là một thị trƣờng tiềm năng cho các doanh nghiệp cung cấp DVPTKD. Một khi nền kinh tế phát triển thì các nhu cầu về DVPTKD cũng sẽ tăng theo. Cho tới nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài khi muốn xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản về pháp lý, do đó các doanh nghiệp này thƣờng áp dụng chiến

lƣợc liên kết với các công ty trong nƣớc, đây là một cơ hội để các doanh nghiệp trong nƣớc có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín trên thế giới. Thách thức với các doanh nghiệp cung cấp DVPTKD chỉ còn là làm sao họ có thể liên kết cùng nhau để tạo nên chuỗi liên hoàn các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp cao hơn.

2.1.1.3. Vai trò của các cơ quan Nhà nước

Nhà nƣớc phải giữ vai trò chủ đạo trong việc quy hoạch và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tƣ và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nƣớc với thị trƣờng này còn yếu. Trƣớc hết phải thấy rằng các chính sách của Nhà nƣớc nhằm hỗ trợ phát triển và quy hoạch đối với các doanh nghiệp hoạt động trong thị trƣờng này còn rất thiếu. Lý do chủ yếu đó là nhận thức của Nhà nƣớc về các DVPTKD còn chƣa sát với thực tế phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều quan điểm cho rằng các dịch vụ này chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các cơ quan nhà nƣớc, các phòng Thƣơng mại và Công nghiệp hoặc các hiệp hội chứ không phải là một lĩnh vực kinh doanh có nhiều lợi nhuận.

Tiếp theo, có lẽ cũng chính vì chúng ta còn rất thiếu thông tin về thị trƣờng này, do vậy việc xây dựng các chính sách quản lý Nhà nƣớc còn hạn chế. Có thể nói, các số liệu thống kê hiện nay của nƣớc ta còn rất chung chung. Thông tin cơ bản về số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, quy mô, cơ cấu của chúng còn rất hạn chế. Các dịch vụ này thậm chí còn chƣa có mục riêng trong Niên giám thống kê hàng năm của nƣớc ta.

Đồng thời có thể nói rằng các doanh nghiệp nhà nƣớc hiện đang giữ vị trí độc tôn trên cung ứng các dịch vụ thông tin liên lạc nhƣng lại có vai trò hạn chế trong hầu hết các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển khác. Ngoài ra, các dịch vụ cung ứng bởi các doanh nghiệp nhà nƣớc còn rất thiếu tính cạnh

tranh do giá cả đắt hoặc do dịch vụ thƣờng mang tính chung chung và thiếu chuyên nghiệp. Thực tế cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp tƣ nhân luôn chiếm ƣu thế trong lĩnh vực này vì các lợi thế về vốn, sự bảo hộ của nhà nƣớc, quan hệ,... mà các doanh nghiệp Nhà nƣớc thƣờng có không phải là yếu tố cơ bản mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng DVPTKD. Nhà nƣớc do vậy cần có quan điểm và chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào thị trƣờng này vì chính họ giữ vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

2.1.2. Tình hình sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nghiệp

Trƣớc đây, theo một nghiên cứu do Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, dự án Việt Đức về phát triển DNVVN và chƣơng trình phát triển DNVVN Swisscontact thực hiện năm 2002, qua phỏng vấn hơn 1.200 DNVVN đang hoạt động tại 6 tỉnh của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Đồng Nai) thì TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi có số lƣợng doanh nghiệp sử dụng DVPTKD nhiều hơn các thành phố khác. Hơn 90% thị phần DVPTKD do hai thành phố này nắm giữ, trong đó khoảng 60% số tiền đƣợc chi tiêu cho các DVPTKD thuộc về các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Phần lớn các DNVVN qua khảo sát đều nói rằng đã sử dụng DVPTKD ít nhất một lần. Chỉ khoảng 7% số doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng chƣa bao giờ sử dụng bất kỳ DVPTKD nào, trong đó Hải Phòng là thành phố chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 30% DNVVN chƣa bao giờ sử dụng các dịch vụ này.

Mức độ phát triển thị trƣờng của từng DVPTKD cũng rất khác nhau. Dịch vụ quảng cáo và khuyến mãi cũng nhƣ các dịch vụ thông tin trên Internet đƣợc khoảng 50% các doanh nghiệp tƣ nhân sử dụng. Thị trƣờng các dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ pháp lý, dịch vụ liên quan tới máy tính, tới tổ chức và tham gia hội chợ, phần mềm thông tin quản lý tiếp cận đƣợc

một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các dịch vụ nhƣ đào tạo, dịch vụ tƣ vấn, nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế sản phẩm, quản lý chất lƣợng và môi trƣờng đƣợc rất ít doanh nghiệp sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)