TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 42)

ƣu thế trong lĩnh vực này vì các lợi thế về vốn, sự bảo hộ của nhà nƣớc, quan hệ,... mà các doanh nghiệp Nhà nƣớc thƣờng có không phải là yếu tố cơ bản mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng DVPTKD. Nhà nƣớc do vậy cần có quan điểm và chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào thị trƣờng này vì chính họ giữ vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

2.1.2. Tình hình sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nghiệp

Trƣớc đây, theo một nghiên cứu do Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, dự án Việt Đức về phát triển DNVVN và chƣơng trình phát triển DNVVN Swisscontact thực hiện năm 2002, qua phỏng vấn hơn 1.200 DNVVN đang hoạt động tại 6 tỉnh của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Đồng Nai) thì TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi có số lƣợng doanh nghiệp sử dụng DVPTKD nhiều hơn các thành phố khác. Hơn 90% thị phần DVPTKD do hai thành phố này nắm giữ, trong đó khoảng 60% số tiền đƣợc chi tiêu cho các DVPTKD thuộc về các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Phần lớn các DNVVN qua khảo sát đều nói rằng đã sử dụng DVPTKD ít nhất một lần. Chỉ khoảng 7% số doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng chƣa bao giờ sử dụng bất kỳ DVPTKD nào, trong đó Hải Phòng là thành phố chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 30% DNVVN chƣa bao giờ sử dụng các dịch vụ này.

Mức độ phát triển thị trƣờng của từng DVPTKD cũng rất khác nhau. Dịch vụ quảng cáo và khuyến mãi cũng nhƣ các dịch vụ thông tin trên Internet đƣợc khoảng 50% các doanh nghiệp tƣ nhân sử dụng. Thị trƣờng các dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ pháp lý, dịch vụ liên quan tới máy tính, tới tổ chức và tham gia hội chợ, phần mềm thông tin quản lý tiếp cận đƣợc

một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các dịch vụ nhƣ đào tạo, dịch vụ tƣ vấn, nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế sản phẩm, quản lý chất lƣợng và môi trƣờng đƣợc rất ít doanh nghiệp sử dụng.

Cũng theo kết quả của nghiên cứu này, triển vọng tăng trƣởng của thị trƣờng DVPTKD tại Việt Nam hết sức sáng sủa. Động lực phát triển thị trƣờng này sẽ là các doanh nghiệp mới đƣợc thành lập. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ này sẽ gia tăng đáng kể nhờ sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nhờ số lƣợng doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ mới thành lập ngày một tăng và nhờ việc có nhiều hơn doanh nghiệp muốn sử dụng các DVPTKD để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và đảm bảo khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả hơn.

Trong hơn 10 nhóm dịch vụ đƣợc nghiên cứu trong dự án nhƣ đào tạo, tƣ vấn, dịch vụ quản lý, tiếp thị, đóng gói, thiết kế sản phẩm, bảo đảm chất lƣợng, vận chuyển phân phối, Internet, công nghệ thông tin, máy tính, dịch vụ kế toán kiểm toán, các dịch vụ về sở hữu trí tuệ, quảng cáo,... thì nhóm doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hỗ trợ liên quan tới quảng cáo khuyến mãi nhiều nhất với mức chi hàng năm gần 100 tỷ đồng. Loại dịch vụ phổ biến doanh nghiệp quan tâm là tham gia hội chợ triển lãm. Tuy vậy các dịch vụ quan trọng nhƣ quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ đào tạo, kế toán và kiểm toán rất ít đƣợc các doanh nghiệp quan tâm. Theo ông Lê Duy Bình, cán bộ cao cấp của Chƣơng trình hỗ trợ DNVVN thì tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này chỉ chiếm khoảng 3% - một con số quá nhỏ trong khi những dịch vụ này rất thiết thực cho doanh nghiệp [16].

Trên đây là kết quả nghiên cứu chung về tình hình sử dụng DVPTKD tại 6 tỉnh thành và những nhận định chung về một số loại hình dịch vụ nổi bật của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21.

Theo khảo sát thực tế 60 doanh nghiệp của ngƣời viết khóa luận về tình hình sử dụng DVPTKD thì có 11,7% (7 doanh nghiệp) trong tổng số các

doanh nghiệp đƣợc hỏi cho biết chƣa bao giờ sử dụng các DVPTKD. Có 41,7% doanh nghiệp đã sử dụng một số loại hình dịch vụ và tới 46,6% nói rằng đã sử dụng hầu hết các loại hình dịch vụ. Điều này cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đã sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp Việt Nam là khá cao, dù là đã sử dụng hầu hết các dịch vụ hay chỉ là mới sử dụng một số loại hình dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp chƣa từng sử dụng dịch vụ nhƣng họ đều có những nhận thức nhất định về DVPTKD. Nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp không muốn sử dụng hoặc hạn chế sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp đƣợc thể hiện thông qua bảng 1:

Bảng 1: Lý do doanh nghiệp ít (hoặc không) sử dụng các loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh

STT Lý do doanh nghiệp ít (hoặc không) sử dụng dịch vụ Tỷ lệ (%)

1 Không tin tƣởng vào chất lƣợng dịch vụ 16,7

2 Không cần đến dịch vụ 20

3 Chi phí cho dịch vụ cao 31,7

4 Không hiểu rõ về dịch vụ 25

5 Không tiếp cận đƣợc dịch vụ 10

6

Lý do khác: - Doanh nghiệp không muốn tiết lộ thông tin nội bộ

- Doanh nghiệp có thể tự tổ chức dịch vụ,…

10

Nguồn: Kết quả khảo sát của người viết

Nhƣ vậy, số lƣợng doanh nghiệp cho rằng chi phí dịch vụ quá cao là nhiều nhất. Đối với các doanh nghiệp, nhất là các DNVVN thì nguồn lực tài chính là rất hạn chế, do đó khi doanh nghiệp quyết định sử dụng dịch vụ từ bên ngoài sẽ phải cân nhắc rất nhiều về chi phí cho dịch vụ. Sau đó là do không hiểu rõ về dịch vụ, điều này phản ánh nhận thức về DVPTKD của

doanh nghiệp chƣa cao, đòi hỏi cả doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp sử dụng phải chú ý tìm hiểu nâng cao nhận thức. Các doanh nghiệp cung ứng cần tăng cƣờng công tác tiếp cận khách hàng, giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ cũng nhƣ những lợi ích mà dịch vụ có thể mang lại cho doanh nghiệp. Còn bản thân các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cũng cần tự tìm hiểu về các dịch vụ, nhà cung cấp để có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi, tìm đƣợc nhà cung cấp thích hợp ngay khi có nhu cầu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đƣa ra một số nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp không muốn sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp nhƣ: doanh nghiệp không tin tƣởng vào nhà cung cấp dịch vụ, e ngại trong việc tiết lộ thông tin của doanh nghiệp nên muốn tự tổ chức các dịch vụ hơn là sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp.

Đối với tình hình sử dụng từng loại hình dịch vụ cụ thể thì kết quả điều tra cho thấy nhƣ sau:

Biểu đồ 1: Tình hình sử dụng các loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Đơn vị: % 51.7% 45% 33.3% 45% 43.3% 58.3% 41.7%

DV nghiên cứu thị trường DV phát triển thương hiệu DV thiết kế bao bì sản phẩm DV vận tải kho bãi DV tư vấn DV đào tạo hỗ trợ công nghệ DV kế toán kiểm toán

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng dịch vụ kế toán kiểm toán là loại hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)