CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP CHO TIÊU DÙNG DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 49)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp cần phải tính đến cả mức chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra cho việc tiêu dùng các dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp, kết quả cuối cùng mà họ hƣớng tới khi tiêu dùng dịch vụ chính là giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp bỏ ra nhiều chi phí cho dịch vụ nhƣng nếu kết quả

mang lại không nhƣ mong đợi, không mang lại lợi ích thiết thực, thì rõ ràng là hiệu quả mà dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp không lớn. Nhƣng nếu nhƣ doanh nghiệp chỉ dành ra ngân sách hạn hẹp cho việc sử dụng dịch vụ thì hiệu quả mà dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp sẽ là không cao, bởi quyết định mức chi tiêu cho DVPTKD của doanh nghiệp sẽ ảnh hƣởng tới cả quyết định chọn nhà cung cấp cũng nhƣ chất lƣợng của dịch vụ sau này.

Dƣới đây là biểu đồ thể hiện mức độ chi tiêu cho DVPTKD của các doanh nghiệp Việt Nam:

Biểu đồ 4: Tỷ lệ % doanh thu doanh nghiệp chi tiêu cho dịch vụ phát triển kinh doanh Đơn vị: % 45% 23% 32% Dưới 5% Từ 5-10% Trên 10%

Nguồn: Kết quả khảo sát của người viết

Nhƣ vậy có một phần ba trong số các doanh nghiệp đƣợc hỏi hàng năm chỉ chi dƣới 5% doanh thu cho việc sử dụng dịch vụ. Ngân sách dành cho DVPTKD nhƣ vậy là quá nhỏ. Thông thƣờng chi phí cho riêng dịch vụ quảng cáo của các doanh nghiệp cũng phải từ 5-10% doanh thu, vậy mà chi phí của doanh nghiệp cho tất cả các DVPTKD lại ở mức thấp nhƣ vậy. Số doanh nghiệp sử dụng trên 10% doanh thu cho DVPTKD chỉ chiếm 1/5. Có một

điểm đặc biệt đó là những doanh nghiệp lớn, mức doanh thu hàng năm cao lại là những doanh nghiệp chi tới trên 10% doanh thu cho DVPTKD. Điều này có thể đƣợc giải thích là do khi các doanh nghiệp lớn sử dụng DVPTKD và thấy có hiệu quả sẽ muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ và họ sẵn sàng dành ra một khoản ngân sách lớn cho các dịch vụ này. Vì vậy trong các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nƣớc ngoài, họ thƣờng lên kế hoạch cho việc chi tiêu các dịch vụ rất cụ thể và rõ ràng, việc sử dụng dịch vụ không chỉ mang tính nhất thời mà đã đƣợc lên kế hoạch từ trƣớc nhƣ vậy sẽ phần nào khống chế đƣợc các chi phí phát sinh khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Tuy nhiên nếu chỉ so sánh chi phí của doanh nghiệp cho các DVPTKD đánh giá theo phần trăm so với doanh thu sẽ không phản ánh chính xác đƣợc hết mức chi tiêu cho dịch vụ của doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, doanh thu hàng năm khác nhau thì với các doanh nghiệp nhỏ, có khi cả năm họ chỉ dùng đến một dịch vụ nhƣ dịch vụ kiểm toán hay dịch vụ quảng cáo nhƣng chi phí cho dịch vụ này có thể đã chiếm tới hơn 10% doanh thu của doanh nghiệp. Còn với các doanh nghiệp lớn, họ sử dụng nhiều loại hình dịch vụ hay thƣờng xuyên sử dụng dịch vụ nhƣng cũng mức chi phí ấy, so với doanh thu của họ lại không đáng kể, có thể chƣa đến 5% doanh thu. Do đó, để đánh giá sát thực hơn mức chi phí cho DVPTKD, trong phiếu điều tra có hỏi các doanh nghiệp về cả tần suất sử dụng dịch vụ của họ. Doanh nghiệp thƣờng xuyên sử dụng các dịch vụ thể hiện doanh nghiệp dành nhiều ngân sách cho các dịch vụ, còn doanh nghiệp hiếm khi sử dụng dịch vụ sẽ là các doanh nghiệp chi tiêu ít cho các DVPTKD. Dƣới đây là biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp:

Biểu đồ 5: Mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp

28 25 7 0 5 10 15 20 25 30

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Nguồn: Kết quả điều tra của người viết

Số lƣợng doanh nghiệp thƣờng xuyên sử dụng dịch vụ là nhiều nhất nhƣng cũng chỉ nhiều hơn số lƣợng doanh nghiệp thỉnh thoảng sử dụng dịch vụ là 3 doanh nghiệp. Nhƣ vậy có thể thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam chƣa có thói quen thƣờng xuyên sử dụng các DVPTKD. Đây là một vấn đề các doanh nghiệp cần lƣu ý vì nhận thức của các doanh nghiệp về mức độ cần thiết của DVPTKD là khá cao nhƣng việc sử dụng lại khá hạn chế. Các doanh nghiệp không thƣờng xuyên sử dụng dịch vụ đồng nghĩa rằng mức chi tiêu cho DVPTKD của doanh nghiệp còn thấp.

Doanh nghiệp không dành ra nhiều ngân sách cho sử dụng DVPTKD sẽ dẫn đến hiệu quả mà dịch vụ mang lại không cao. Doanh nghiệp cũng không thƣờng xuyên sử dụng dịch vụ cho thấy chi phí cho sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp chƣa cao, nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng dịch vụ mang tính chất đối phó với tình hình. Với các dịch vụ nhƣ vận tải, kho bãi, marketing hay kế toán là các dịch vụ doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng một cách thƣờng xuyên đƣợc, doanh nghiệp cần lên kế hoạch sử dụng một cách hợp lý các dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)