Về nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực, xem bảng 2.6:
Bảng 2.6 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực
Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực Các chỉ số đơn Nguồn nhân lực Sự thu hút cho du lịch và lữ hành Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực văn hóa
Quốc gia Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm
Singapore 23 4,69 1 6,29 10 5,66 94 2,72 29 4,07 Malaysia 14 4,86 30 5,50 21 5,43 21 4,62 32 3,89 Thái Lan 19 4,74 57 5,16 22 5,41 24 4,54 33 3,84 Indonesia 40 4,36 42 5,26 78 4,63 28 4,43 37 3,12 Philippines 70 3,86 69 5,05 53 4,87 65 3,14 63 2,38 Việt Nam 76 3,83 82 4,91 81 4,61 52 3,60 68 2,19 Campuchia 74 3,84 108 4,37 15 5,52 58 3,45 77 2,00 Trung Quốc 12 5,01 43 5,25 127 4,00 7 5,26 15 5,51
Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất. Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009
Theo bảng 2.6 ta thấy Việt Nam cũng được đánh giá có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (xếp hạng 52/133). Ở tiêu chí này, Việt Nam xếp thứ 23 thế giới về số lượng cảnh quan thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới và đứng thứ 21 thế giới về tổng số sinh vật được khoa học biết đến. Tuy nhiên về tổng thể thì năng lực cạnh tranh về nguồn lực tự nhiên, văn hoá của Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia, còn lại kém xa với Trung Quốc và các nước trong khu vực, trong khi đây được coi là những thế mạnh và tiềm năng của du lịch Việt Nam. Điều này có thể được giải thích là do chúng ta chưa
biết khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực này .
Với chỉ số nhân lực xếp hạng 82/133, kém xa với Trung Quốc và các nước trong khu vực, đây quả thật là một thách thức cho ngành Du lịch Việt Nam trong việc đào tạo được một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lành nghề, giỏi ngoại ngữ khi mà thực tế cho thấy nhân lực trong ngành du lịch nước ta thiếu cả về số lượng và chất lượng phục vụ.
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam
Càng ngày, Việt Nam càng phải đối diện với áp lực cạnh tranh rất mạnh từ các đối thủ chính trong khu vực đó là các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Mạnh nhất phải kể đến Trung Quốc, kế đó là Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trên thực tế, mặc dù tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm của Việt Nam luôn cao hơn so với hầu hết các nước ASEAN, nhưng về số tuyệt đối thì vẫn còn khoảng cách xa. Cụ thể, năm 2007, Việt Nam đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng 18%. Song, con số này chỉ gần bằng 1/2 của Singapore (10,27 triệu lượt), 1/3 của Thái Lan (khoảng 14,4 triệu lượt) và chỉ bằng 1/5 của Malaysia (20,97 triệu lượt).[18]
Điều đó cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Trong giới hạn bài viết cho phép, xin được phân tích một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam, bao gồm:
2.3.1 Về giá sản phẩm dịch vụ
Tham khảo bảng giá một số chương trình tham quan ngắn ngày tại một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội:
Bảng 2.7. Giá một số chương trình tham quan ngắn ngày ( giá tính trên đầu khách bán cho đoàn 2 khách, ĐVT: USD )
Danh mục Việt Nam Thái Lan Malaysia Campuchia Lào
3N/2Đ quanh thủ đô 184,0 363,0 302,6 377,0 295,0
4N/3Đ quanh thủ đô 344,0 752,0 443,7 456,0
3N/2Đ ở một số thành phố khác 189,0 448,0 365,2 244,0 262,0
Nguồn : Công ty lữ hành du lịch Hồ Gươm-Diethelm, 2007
Như vậy, so với Thái Lan và Malaysia, giá của Việt Nam chỉ bằng một nửa. Thậm chí, kể cả so với Lào, Campuchia, mức giá của Việt Nam cũng thấp hơn mặc dù hai nước này thuộc diện kém phát triển nhất trong 5 nước cả về du lịch và kinh tế. Ngoài ra, các biểu phân tích khác cũng đều chứng tỏ, sản phẩm du lịch của Việt Nam rất cạnh tranh về giá, đặc biệt là các dịch vụ có chất lượng trung, cao cấp. Ngành Du lịch và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nên tập trung khai thác phân khúc khách du lịch có nhu cầu sử dụng dịch vụ trung, cao cấp để phát huy lợi thế cạnh tranh về giá.
Nói chung, xét đơn thuần về giá của các dịch vụ trung và cao cấp, lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh và cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực, nhất là các nước như Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia. Tuy vậy, những phân tích ở đây chỉ tập trung phân tích giá cả các dịch vụ có chất lượng trung, cao cấp nên chưa mang tính bao quát về năng lực cạnh tranh trong du lịch quốc tế giá rẻ và du lịch đại trà.
Đối với du lịch giá rẻ và du lịch đại trà, giá cả của Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn các nước trong khu vực, nhất là kém cạnh tranh so với Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Du lịch quốc tế Thái Lan đã và đang thu hút số lượng lớn khách du lịch Trung Quốc đến du lịch Thái Lan với giá tour là zero, Việt Nam chắc chắn không thể thực hiện được loại tour như vậy.
Bên cạnh đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp lữ hành nhỏ, tình trạng chất lượng dịch vụ không tương xứng giá tour chào bán của các doanh nghiệp lữ hành. Theo thống kê, trong số gần 700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hiện chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp có khả năng đón trên 20 nghìn khách quốc tế/năm.[10]
Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhiều doanh nghiệp chỉ đón được vài trăm khách/năm. Tình trạng này dẫn đến nhiều doanh nghiệp cạnh tranh phá giá theo kiểu giảm chất lượng dịch vụ và ít khi có cùng tiếng nói chung trong các chiến dịch quảng bá lớn, vì muốn tối đa hoá lợi nhuận mà cạnh tranh bằng bất cứ giá nào để có được tour.
Theo điều tra mới đây của Tổng cục du lịch thì trong giá tour , phí lưu trú, tức ăn ở khách sạn , chiếm tới 45-50%, phí vận chuyển , như vé máy bay , đi lại thăm quan chiếm 25-30%, nâng giá thành chung lên rất cao . Hai dịch vụ đi lại và lưu trú (thường chiếm 70% giá tour) trong năm qua tăng mạnh; trong đó, các khách sạn cao cấp tăng giá tới 30-50%, thậm chí có khách sạn tăng tới 100% so với đầu năm 2007 đã khiến nhiều tour tới Việt Nam trong năm nay phải huỷ hoặc chuyển sang các nước lân cận.[32]
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, chính trị bất ổn ở một số nước, tâm lý khách du lịch sẽ chọn điểm đến an toàn, giá hấp dẫn. Việt Nam cần có ngay một chương trình hành động, tranh thủ cơ hội này để thu hút khách nếu không muốn tuột mất. Hàng không cần bắt tay với khách sạn, doanh nghiệp lữ hành kéo khách quốc tế vào Việt Nam thông qua việc xây dựng các gói sản phẩm hấp dẫn, có giá cạnh tranh; kể cả khi các bên đều phải xác định giảm lợi nhuận vì mục đích và lợi ích chung.
2.3.2 Về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam của Tổng cục Du lịch thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa.[26]
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng "một đi không trở lại" này? Các hãng lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel, Fiditourist, Bến Thành Tourist, Thanh Niên, Chợ Lớn Tourist… - những đơn vị trực tiếp đưa khách quốc tế đến Việt Nam đều cho rằng, sở dĩ du khách ít quay trở lại lần hai là do sản phẩm du lịch – đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí ở Việt Nam rất thiếu và yếu.
Lâu nay ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của mình dựa trên số lượng du khách gia tăng mà chưa chú ý đánh giá việc tăng chất lượng dịch vụ. Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao. Các công ty lữ hành Việt Nam luôn ở trong tình trạng báo động về chất lượng dịch vụ ở một khâu nào đó, một nơi nào đó và thời điểm nào đó. Điều này có thể được lý giải là do doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thì đông nhưng nhiều khi không vì mục tiêu kinh doanh lành mạnh, tối đa hoá lợi nhuận mà cạnh tranh bằng bất cứ giá nào, kể cả mánh lừa, để có được tour.
Một số biểu đồ dưới đây thể hiện mức độ hài lòng của du khách, thông qua đó có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ:
Nguồn:Nguyễn Trần Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Future One
So sánh các biểu đồ trên có thể thấy mức độ hài lòng về phương tiện giao thông, liên lạc, tiện nghi ngủ, nghỉ, dịch vụ giải trí và nhân sự du lịch của du khách nước ngoài đến Hà Nội, nơi thu hút hơn một triệu du khách năm 2008 thấp hẳn so với các nước trong khu vực. Đây cũng chính là tình trạng chung của cả Việt Nam. Xin được phân tích kỹ hơn về sự yếu kém của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thể hiện ở hai tiêu chí trong biểu đồ:
Cơ sở hạ tầng
Trong mùa du lịch trọng điểm hay các dịp lễ, Tết, nhiều hãng lữ hành có uy tín đều phải từ chối khách rất sớm vì không có phòng. Trên địa bàn cả nước hiện có 8.556 cơ sở lưu trú du lịch với 170.551 phòng, trong đó lượng khách sạn 4-5 sao chỉ có hơn 15.000 phòng, lại chỉ tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Tp.HCM. Hiện công suất phòng của các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội, Tp.HCM luôn từ 90% - 95%, thậm chí 99%.[28] Tại Nha Trang, Phan Thiết, Hội An, Phú Quốc... trong mùa cao điểm hoặc lễ hội cũng thiếu phòng trầm trọng, dẫn đến tăng giá đột biến, có khi lên gấp đôi.. Điều này dẫn đến sự hài lòng của du khách về hệ thống phòng khách sạn của Việt Nam không cao.
Các đường bay quốc tế lẫn trong nước của hàng không Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp đã bán tour cho khách nhưng khi đặt vé máy bay không có, đành phải hủy tour. Trong khi đó ở Phulket cứ 30 phút là có 1 chuyến bay. Vận chuyển đường bộ trong nước cũng không khá hơn. Lượng ô tô phục vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu khách, đặc biệt vào mùa cao điểm.
biển. Các hãng tàu lớn đã đến Việt Nam nhiều lần, ghé nhiều cảng với số ngày lưu trú tại mỗi cảng cũng dài hơn. Thế nhưng chúng ta chưa có cảng hành khách chuyên dụng tại Tp.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long... để đón khách mà vẫn phải sử dụng các bến bãi của cảng hàng hóa.
Dịch vụ vui chơi giải trí
Khu vực dịch vụ vui chơi giải trí, khu vực thu hút du khách tiêu tiền nhiều nhất, lại thu hút ít khách như vậy là một vấn đề đáng bàn. Bởi vì mức độ hài lòng của du khách về truyền thống văn hóa rất cao, mà truyền thống văn hóa phong phú là nguồn sáng tạo cho các sản phẩm lưu niệm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc, là vốn để khai thác trong lĩnh vực dịch vụ giải trí, mua sắm. Tuy nhiên ngay cả quà lưu niệm cho khách quốc tế, qua các cuộc thi thiết kế của ngành du lịch vẫn chưa tìm được một tặng phẩm nào mới lạ, có ý nghĩa, mang tính đặc trưng cho hình ảnh Việt Nam. Thêm nữa, hằng năm các địa phương đầu tư hàng tỷ đồng để làm lễ hội. Tỉnh nào cũng có lễ hội, nhưng một lễ hội mang tính đặc thù dân tộc, để quảng bá bán tour cho khách nước ngoài thì lại chưa có.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam rất bức xúc vì ngay cả những thành phố du lịch lớn vẫn thiếu chỗ để du khách tiêu tiền. Theo điều tra của Công ty Saigontourist, một du khách Mỹ chi tiêu trung bình cho một chuyến du lịch dài ngày tại Việt Nam là 2.916 USD, trong đó chi cho vé máy bay đã là 1.405 USD. Khách du lịch quốc tế đến Úc, New Zealand chi tiêu mua sắm khoảng 1.500 USD, còn ở Việt Nam chỉ 200 - 300 USD/người. Khách du lịch đường tàu biển đi từ Hồng Kông đến Phú Quốc (Việt Nam), tiêu không quá 1 USD khi lên bờ.[29]
Chất lượng sản phẩm dịch vụ nghèo nàn có lẽ là yếu tố then chốt để du khách một đi không trở lại.
Ngay như Tp.HCM chứ chưa nói đến các địa phương khác, khách đến chỉ ăn và ngủ, rất ít nơi giải trí, không có chỗ tiêu tiền. Cụ thể, hai khu du lịch được xem có quy mô lớn là Đầm Sen và Suối Tiên, nhưng lượng khách du lịch quốc tế đến đây chỉ đạt khoảng 10%. Hoặc nếu muốn đi xem chương trình biểu diễn nghệ thuật dành cho du khách nước ngoài thì cũng không có. Các trung tâm mua sắm hiện đại chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Parkson, Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza, Windsor Plaza… nhưng những nơi này so với các trung tâm mua sắm ở Singapore thì thua xa về cả quy mô lẫn dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.
2.3.3 Về Marketing, quảng cáo
Theo “Cha đẻ marketing thế giới” Philip Kotler, trong kinh doanh, thu hút được khách hàng là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải giữ được họ. Du lịch Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang được xem là điểm đến hấp dẫn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hơn 70% khách du lịch đã đến Việt Nam không có ý định quay trở lại lần hai là một thực tế đáng lo ngại cho ngành Du lịch Việt Nam. Mặc dù mỗi năm Tổng cục Du lịch chi hàng tỷ đồng cho việc quảng bá du lịch nhưng hiện tại du lịch Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn đối với các du khách nước ngoài vì chưa có sự đầu tư, quảng bá bài bản.
Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, được thiên nhiên ưu đãi hơn nhiều nước, nhưng thế giới vẫn chưa biết nhiều đến Việt Nam. Các nước trong khu vực ASEAN đều định vị được sản phẩm du lịch thế mạnh của mình . Thương hiệu du lịch của Singapore là du lịch đô thị; Malaysia là điểm mua sắm, biển; Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng… Riêng Việt Nam vẫn là cái gì đó còn “tiềm ẩn” như đúng câu slogan “Viet Nam – the hidden charm”. Khách du lịch không muốn đi đến một nơi mà họ không có nhiều thông tin về nó nên sẽ chọn điểm
đến có nhiều thông tin hơn. Thay vì đến Việt Nam, họ sẽ đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines vì hình ảnh du lịch của các nước đã được quảng bá rất tốt trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Không chỉ thua trong việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế mà ngay việc tiếp thị trên Internet, du lịch Việt Nam cũng không bằng các nước trong khu vực. Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet. Việt Nam đang là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc đứng thứ 3 trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan và Philippines. Nhưng vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam giới thiệu bằng tiếng Hàn. Nguyên nhân là hầu hết doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam chưa trực tiếp khai thác, thu hút được khách du lịch quốc tế, ít nghiên cứu, tiếp cận và thâm nhập thị trường nước ngoài. Tính chủ động, năng động