Tham khảo bảng giá một số chương trình tham quan ngắn ngày tại một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội:
Bảng 2.7. Giá một số chương trình tham quan ngắn ngày ( giá tính trên đầu khách bán cho đoàn 2 khách, ĐVT: USD )
Danh mục Việt Nam Thái Lan Malaysia Campuchia Lào
3N/2Đ quanh thủ đô 184,0 363,0 302,6 377,0 295,0
4N/3Đ quanh thủ đô 344,0 752,0 443,7 456,0
3N/2Đ ở một số thành phố khác 189,0 448,0 365,2 244,0 262,0
Nguồn : Công ty lữ hành du lịch Hồ Gươm-Diethelm, 2007
Như vậy, so với Thái Lan và Malaysia, giá của Việt Nam chỉ bằng một nửa. Thậm chí, kể cả so với Lào, Campuchia, mức giá của Việt Nam cũng thấp hơn mặc dù hai nước này thuộc diện kém phát triển nhất trong 5 nước cả về du lịch và kinh tế. Ngoài ra, các biểu phân tích khác cũng đều chứng tỏ, sản phẩm du lịch của Việt Nam rất cạnh tranh về giá, đặc biệt là các dịch vụ có chất lượng trung, cao cấp. Ngành Du lịch và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nên tập trung khai thác phân khúc khách du lịch có nhu cầu sử dụng dịch vụ trung, cao cấp để phát huy lợi thế cạnh tranh về giá.
Nói chung, xét đơn thuần về giá của các dịch vụ trung và cao cấp, lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh và cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực, nhất là các nước như Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia. Tuy vậy, những phân tích ở đây chỉ tập trung phân tích giá cả các dịch vụ có chất lượng trung, cao cấp nên chưa mang tính bao quát về năng lực cạnh tranh trong du lịch quốc tế giá rẻ và du lịch đại trà.
Đối với du lịch giá rẻ và du lịch đại trà, giá cả của Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn các nước trong khu vực, nhất là kém cạnh tranh so với Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Du lịch quốc tế Thái Lan đã và đang thu hút số lượng lớn khách du lịch Trung Quốc đến du lịch Thái Lan với giá tour là zero, Việt Nam chắc chắn không thể thực hiện được loại tour như vậy.
Bên cạnh đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp lữ hành nhỏ, tình trạng chất lượng dịch vụ không tương xứng giá tour chào bán của các doanh nghiệp lữ hành. Theo thống kê, trong số gần 700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hiện chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp có khả năng đón trên 20 nghìn khách quốc tế/năm.[10]
Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhiều doanh nghiệp chỉ đón được vài trăm khách/năm. Tình trạng này dẫn đến nhiều doanh nghiệp cạnh tranh phá giá theo kiểu giảm chất lượng dịch vụ và ít khi có cùng tiếng nói chung trong các chiến dịch quảng bá lớn, vì muốn tối đa hoá lợi nhuận mà cạnh tranh bằng bất cứ giá nào để có được tour.
Theo điều tra mới đây của Tổng cục du lịch thì trong giá tour , phí lưu trú, tức ăn ở khách sạn , chiếm tới 45-50%, phí vận chuyển , như vé máy bay , đi lại thăm quan chiếm 25-30%, nâng giá thành chung lên rất cao . Hai dịch vụ đi lại và lưu trú (thường chiếm 70% giá tour) trong năm qua tăng mạnh; trong đó, các khách sạn cao cấp tăng giá tới 30-50%, thậm chí có khách sạn tăng tới 100% so với đầu năm 2007 đã khiến nhiều tour tới Việt Nam trong năm nay phải huỷ hoặc chuyển sang các nước lân cận.[32]
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, chính trị bất ổn ở một số nước, tâm lý khách du lịch sẽ chọn điểm đến an toàn, giá hấp dẫn. Việt Nam cần có ngay một chương trình hành động, tranh thủ cơ hội này để thu hút khách nếu không muốn tuột mất. Hàng không cần bắt tay với khách sạn, doanh nghiệp lữ hành kéo khách quốc tế vào Việt Nam thông qua việc xây dựng các gói sản phẩm hấp dẫn, có giá cạnh tranh; kể cả khi các bên đều phải xác định giảm lợi nhuận vì mục đích và lợi ích chung.