Giải pháp về phía ngành, Hiệp hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 73 - 75)

Ngành Du lịch theo chức năng và nhiệm vụ của mình đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành đối với các cơ sở lưu trú của các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, xử lý những doanh nghiệp vi phạm trong kinh doanh du lịch; thực hiện đúng các cam kết với khách đi tour, thường xuyên kiểm tra chất lượng hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ tại các điểm gửi

khách, giải quyết ngay các phản hồi của khách du lịch, không để ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam.

Tổng cục Du lịch phải đóng vai trò định hướng thị trường và tổ chức, xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam đến du khách quốc tế ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Hiệp hội Du lịch phải trở thành một kênh cung cấp thông tin về thị trường du lịch quốc tế cho các doanh nghiệp thành viên. Tăng cường sự hiện diện của các doanh nghiệp lữ hành tại các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế... Thông qua các sự kiện có tính chất khu vực và quốc tế như các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước: ASEM, APEC,.. để xây dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới, qua đó quảng bá du lịch nước nhà. Cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh về đất nước Việt Nam.

Xây dựng các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua là khâu yếu kém nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính vì thế, về lâu dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

+ Lựa chọn một số doanh nghiệp điển hình để phân tích khả năng cạnh tranh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trong ngành tự phân tích khả năng cạnh tranh của mình.

+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam phù hợp xu thế và trình độ quốc tế.

+ Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

+ Tăng cường lực lượng lao động lành nghề, chuyên nghiệp; thực hiện tốt qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mở chiến dịch làm sạch môi trường tại các điểm du lịch;

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo hướng văn minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi...

+ Có biện pháp giải quyết nạn chèo kéo du khách, ăn xin, bán hàng rong,… gây khó chịu cho du khách ở các khu du lịch

Song song với việc thu hút khách từ thị trường quốc tế, ngành cũng đẩy mạnh thị trường du lịch nội địa. Các doanh nghiệp lữ hành với các khách sạn và các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các tour khuyến mại cho khách du lịch nội địa, nhằm kích thích thị trường nội địa, đặc biệt là tăng cường thông tin, quảng bá về sản phẩm phục vụ du lịch nội địa và giảm lệ phí vào các điểm du lịch.

Tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lữ hành cho nguồn nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành: Hiệp hội Du lịch có thể thành lập một cơ sở đào tạo của Hiệp hội. Phối hợp với các cơ quan chức năng để chuẩn hoá công tác đào tạo nhân lực cho hoạt động lữ hành.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 73 - 75)