Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 75 - 85)

3.2.3.1 Giải pháp về giá sản phẩm dịch vụ

- Để có được giá cả cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải thắt chặt chi phí. Như vậy các doanh nghiệp lữ hành cần có được sự hợp tác đến từ các nhà cung cấp dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, mua sắm…nhất

là sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương.

- Cần có một sự kết nối giữa bộ ba các doanh nghiệp hàng không - khách sạn - lữ hành vì lợi ích quốc gia cùng phối hợp khuyến mãi (với các chương trình du lịch giảm giá, du lịch trả góp, du lịch tiết kiệm…) để có thể hạ giá tour, kích cầu du lịch.

- Khuyến mãi, giảm giá là một giải pháp cấp bách để ngành du lịch khôi phục lại thị trường, nhưng chất lượng dịch vụ du lịch vẫn phải được đảm bảo và ngày một nâng cao. Chính vì thế, các doanh nghiệp phải cam kết nâng cao chất lượng dịch vụ và các cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.

3.2.3.2 Giải pháp về chất lượng sản phẩm dịch vụ

- Các doanh nghiệp phối hợp với Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch tích cực đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Muốn vậy phải đầu tư và phát triển những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù riêng có của Việt Nam về văn hóa, lịch sử, con người... Tập trung khai thác và phát triển các loại hình du lịch đang hấp dẫn và thu hút khách du lịch như: du lịch tàu biển, du lịch đường sông, dã ngoại ở nông thôn, leo núi, vượt thác, đi bè trên suối ở miền núi, du lịch làng nghề,...

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. Ngoài đào tạo lý thuyết cần tăng cường cho nhân viên đi khảo sát các tuyến, điểm du lịch mới, tham gia các chương trình khảo sát tuyến, điểm du lịch do Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch địa phương tổ chức.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động lữ hành. Đẩy nhanh xúc tiến thương mại điện tử trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thông tin du lịch toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả. Ưu tiên hàng đầu cho công nghệ đặt chỗ và dịch vụ lữ hành qua Internet. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng internet trong quảng bá, chào bán tour.

3.2.3.3 Giải pháp về nhân lực

- Để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất thiết phải thay đổi mạnh mẽ về tư duy giáo dục đến tư duy quản lý. Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là dạy cho họ kỹ năng nghề mà còn rèn lối sống, trang bị các kiến thức văn hóa cần thiết. Khi có một nền tảng được đào tạo chu đáo, nhân viên du lịch sẽ đón tiếp khách hàng không chỉ bằng những câu xã giao thuần túy công việc mà còn biến mối quan hệ thương mại thành mối quan hệ chủ nhà với khách, điều đó sẽ lưu lại trong lòng du khách nhiều thiện cảm tốt đẹp.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ở mỗi doanh nghiệp phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp theo nội dung chủ yếu sau: xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn nhân sự để đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo…

- Để phát huy hết khả năng của nguồn nhân lực, không chỉ có doanh nghiệp đánh giá nhân viên mà nên tạo điều kiện để nhân viên đánh giá doanh nghiệp để tạo mối tương tác, gắn bó với người lao động. Doanh nghiệp phải có chế độ đãi ngộ, cơ chế và điều kiện làm việc thỏa đáng để thu hút, giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao, hạn chế nguy cơ chảy máu chất xám sang các công ty lữ hành nước ngoài…

3.2.3.4 Giải pháp về marketing, quảng bá sản phẩm

Theo đánh giá của các tổ chức du lịch quốc tế, Việt Nam hiện đang được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành hoạt động chuyên nghiệp, tập trung, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn, bên cạnh việc xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể thì ngành du lịch Việt Nam phải có sự ủng hộ và góp tay của các doanh nghiệp.

- Phân đoạn thị trường khách du lịch để xác định nhu cầu của khách, cung cấp cho khách chính xác những gì họ muốn, tạo ra các sản phẩm du lịch, tổ chức các tour du lịch phù hợp với khả năng chi trả và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của du khách. Muốn vậy doanh nghiệp phải coi trọng khâu tìm hiểu tâm lý, thị hiếu và đặc điểm khách du lịch để thỏa mãn nhu cầu của họ.

- Lựa chọn thị trường mục tiêu và vận dụng các chính sách marketing phù hợp với từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Tiến hành quảng bá sản phẩm mới trên thị trường hướng vào đúng đối tượng và vào đúng thời điểm.

- Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Cung cấp sản phẩm đúng với những gì đã cam kết, thỏa thuận trong tour. Điều này sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hấp dẫn cũng như giữ chân được khách hàng của mình.

- Quảng bá du lịch trực tuyến để có thể tiếp cận tới từng cá nhân. Khả năng tương tác của Internet cho phép khách hàng có thể trao đổi, phản hồi với các công ty, tìm kiếm thông tin, và tiến hành giao dịch nhanh chóng. Các doanh nghiệp cũng rất dễ dàng liên lạc với khách hàng của mình, để xác định

nhu cầu của họ, nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng và thông báo cho họ về những sản phẩm mới và điều chỉnh giá. Ngoài ra chính các công ty cũng có thể trao đổi thông tin để tăng cường hợp tác với nhau.

3.2.3.5 Giải pháp về năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp

- Theo các chuyên gia trong vấn đề quản trị nguồn nhân lực, lớp người trẻ hiện nay rất có tư duy, cách nghĩ, cách làm rất khác với hệ thống chuẩn mực trước đây. Điều đó cần được chấp nhận, thích nghi và tạo điều kiện để lớp người lao động mới có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của họ, kể cả những sáng tạo phá vỡ nguyên tắc truyền thống. Những sáng tạo của họ rất có thể tạo nên những hệ thống nguyên tắc mới, những thay đổi đáng kể cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Để phát huy hết khả năng của nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần tạo ra mối tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nghĩa là, không chỉ có doanh nghiệp tuyển dụng, đánh giá nhân viên mà nên tạo điều kiện để nhân viên đánh giá doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất hoạt động điều hành, quản lý chất lượng, quản lý và chăm sóc khách hàng...Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cần thiết lập các điều phối viên, văn phòng điều hành dịch vụ ở những cửa ngõ du lịch vào Việt Nam, một số thành phố, trung tâm du lịch chính của Việt Nam và ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia,... Tôn trọng pháp luật và giữ chữ tín trong kinh doanh.

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 đã đề ra một số định hướng và giải pháp cho Chính phủ, Hiệp hội Du lịch và cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Để đưa du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mùi nhọn của đất nước và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Nhà nước, các Bộ, ban, ngành liên quan và chính các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, cùng với sự ủng hộ, nhận thức của mọi người dân Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Trong quá trình hội nhập ấy, ngành dịch vụ du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đáng kể vào GDP của Việt Nam. Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin rút ra một số kết luận sau:

1. Trong xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới . Đóng góp của ngành công nghiệp không khói này vào hoạt động kinh tế và việc làm toàn cầu được dự báo là tiếp tục tăng mạnh trong vòng 10 năm tới , tập trung chủ yếu vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam là một tất yếu khách quan và là một đòi hỏi cần thiết để phát triển ngành du lịch Việt Nam có đủ tiềm lực cạnh tranh với những đối thủ trong khu vực.

2. Du lịch Việt Nam có nhiếu tiềm năng phát triển, nhưng chúng ta chưa tận dụng và khai thác hết được những tiềm năng, thế mạnh của mình. Hội nhập quốc tê mở ra cho ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam những vận hội, thời cơ mới để phát triển. Nhưng bên cạnh đó còn có những thách thức, những trở ngại to lớn mà ngành du lịch và các doanh nghiệp lữ hành phải vượt qua để có thể tồn tại và đứng vững trên sân chơi chung của thế giới. Một thực tế là năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch cũng như của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn rất yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành 2009 của WEF đã cho thấy khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành du lịch Việt Nam. Với thứ hạng 89/133, Việt Nam chỉ đứng trên

Campuchia trong số 8 quốc gia Đông Nam Á được WEF khảo sát (không có Lào và Myanmar), yếu nhất là năng lực cạnh tranh về cơ sở hạ tầng du lịch, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng về giao thông đường hàng không và các nguồn lực văn hóa.. Dựa trên một số tiêu chí như giá cả, chất lượng sản phẩm dịch vụ, Marketing, nhân lực và vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn yếu kém về mọi mặt. Từ đó có thể thấy được những khó khăn thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam: Thứ nhất là tư duy kinh doanh. Tư duy trong kinh doanh du lịch vẫn mang đậm dấu ấn của tư duy tiểu nông, bao cấp. Thứ hai là tổ chức kinh doanh. Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đang kinh doanh du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, tức là được tổ chức một cách tự phát. Thứ ba là hoạt động điều hành của Chính phủ và ngành Du lịch.

3. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, với mục tiêu đặt ra là phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam là một đòi hỏi cần thiết. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng Chính phủ, của ngành du lịch mà những giải pháp đưa ra cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Nhà nước, các Bộ, ban, ngành liên quan và chính các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, cùng với sự ủng hộ, nhận thức của mọi người dân Việt Nam.

Hy vọng, khóa luận “Thực trạng và giái pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt:

1. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Minh, Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Như Ý (2002), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin. 5. Luật Du lịch, 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Từ điển thuật ngữ kinh tế học , 2001, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội.

7. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của lữ hành quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ.

8. Lê Đình Vinh (2008), Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

9. Ngô Đức Anh, “Khả năng cạnh tranh và hướng phát triển của Du lịch Việt Nam thời kỳ hậu WTO” (7/2007), Tạp chí Du lịch Việt Nam.

10. Xuân Cường, “Doanh nghiệp lữ hành : Muốn thu hút khách du lịch phái hạ giá tour” (5/1/2009), www.doisongphapluat.com.vn.

11.Cẩm T ú, “Chất lượng du lịch Việt Nam đang ở mức nào” (1/9/2007), Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần .

12. Hà Yến , “Thiếu nghiêm trọng nhân viên dịch vụ hàng không” (25/7/2007), www.vietnamnet.vn.

13. “Du lịch Việt Nam – hội nhập và phát triển” (5/2007), Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

14. “Nhân lực ngành du lịch Việt Nam : Ngoại ngữ : Yếu, thiếu toàn diện” (25/9/2007), Báo Lao động.

15. Các tham luận tại Hội thảo Giải pháp tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (24/4/2007), website Viện nghiên cứu phát triển du lịch . II. Tiếng Anh:

16. Allen Tuck (2002), Dictionary of Business English, Oxford, United Kingdom.

17. Micheal E. Porter, Klaus Schwab, Global Competitiveness Report 2008 – 2009, World Economic Forum, Geneva, Switzerland 2008

18. Jennifer Blanke, Thea Chiesa (2009), The Travel and Tourism Competitiveness Report 2009, World Economic Forum.

19. World Travel and Tourism Council, 2009, Travel and Touism Economic Impact – Vietnam.

20. World Travel and Tourism Council, 2007, Vietnam Travel and Tourism – Navigating the path ahead.

21. World Travel and Tourism Council, 2009, Travel and Touism Economic Impact – Southeast Asia

22.World Travel and Tourism Council, Tourism Satellite Accounting Reports.

23.OECD, 2005, Higher Management and Policy.

III. Các website:

24. Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn 25. Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn

26. Tổng cục Du lịch: www.vietnamtouism.gov.vn 27. Cục đầu tư nước ngoài: www.fia.mpi.gov.vn

28. Viện nghiên cứu phát triển du lịch:www.itdr.gov.vn 29. PATA Việt Nam: www.patavietnam.org/vn/

30. Tạp chí du lịch Việt Nam: www.itdr.org.vn

31. Thời báo kinh tế Việt Nam:www.vneconomy.com.vn 32. BBC Việt Nam:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/09/040913_ vietourism.shtml

33. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế: www.oecd.org

34. Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc : www.unwto.org 35. Hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới : www.wttc.org

36. Cục du lịch Singapore: http://app.stb.gov.sg/asp/tou/tou02.asp 37. Cục du lịch Thái Lan:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)