Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaysia, Singapore và

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 28 - 85)

Thái Lan trong việc cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế

1.2.4.1 Trung Quốc và những sự kiện kinh tế, văn hóa, thể thao quốc tế

Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Trung Quốc là Cục du lịch quốc gia Trung Quốc – China National Tourism Office (CNTO) - xác định tập trung vào việc tham gia tổ chức các chương trình văn hóa, thể thao lớn của thế giới để liên kết quốc tế, quảng bá hình ảnh và du lịch nước nhà. Sự kiện gần đây nhất là Olympic Bắc Kinh 2008 đã được Trung Quốc đầu tư rất lớn cho các hạng mục thiết kế đô thị tổng thể, bao gồm cơ sở hạ tầng, các dự án về năng lượng và giao thông, cấp nước và xây dựng môi trường… Thông qua đó quảng bá về một Trung Quốc phát triển , hiện đại . Ngoải ra CNTO còn thúc đẩy hoạt động liên kết quốc tế trong du lịch bằng cách kết hợp du lịch và tham quan triển lãm quốc tế. Hội chợ Expo Thượng Hải và China International Travel Mart là hai hội chợ lớn, có uy tín của Trung Quốc. Trung Quốc đã mở riêng website của Hội chợ hàng công nghiệp Expo để quảng bá; còn China International Travel Mart là hội chợ thường niên được tổ chức từ năm 1998 và cũng được chuẩn bị rất chu đáo. CNTO còn đặt 15 văn phòng đại diện tại 15 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế tiếp cận thông tin. Có thể thấy sự chuyên nghiệp trong phong cách tổ chức và sự phong phú về nội dung là những điểm mạnh của Trung Quốc trong việc quảng bá phát triển du lịch.

1.2.4.2 Malaysia, Singapore, Thái Lan và vấn đề miễn thị thực

Thị thực du lịch quốc tế là một trong những điều kiện cấu thành du lịch quốc tế, quyết định tới chuyến đi của du khách ra nước ngoài. Do tầm quan trọng của thị thực đối với du khách quốc tế nên hầu hết các nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới, tùy theo mức độ khác nhau đều có chính sách miễn thị thực cho du khách quốc tế, cấp thị thực tại điểm đến với thủ tục dễ

dàng. Đây là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Đối với ba nước phát triển trong khu vực là Malaysia, Singapore và Thái Lan:

- Malaysia có quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách hơn 60 quốc gia. Đặc biệt là tất cả công dân trên thế giới nhập cảnh Malaysia với mục đích du lịch, thăm viếng, ký kết hợp đồng, hoạt động báo chí, thi đấu thể thao, khảo sát... với thời gian ngắn hạn được cấp phép nhập cảnh tại cửa khẩu mà không cần thị thực. Do chính sách cởi mở về thị thực du lịch đối với du khách quốc tế, trung bình lượng khách quốc tế đến Malaysia là 13,18 triệu khách/năm (2001 - 2007). Năm 2007, một số lượng lớn du khách quốc tế đến Malaysia là 20,97 triệu khách.

- Singapore có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách của 143 quốc gia. Khách quốc tế đến Singapore trung bình 8,68 triệu khách/năm (2003 - 2007), trong đó 82,85% du khách được miễn thị thực.

- Thái Lan có quan hệ ngoại giao với 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách của 47 quốc gia, cấp thị thực du lịch tại điểm cho 20 quốc gia với điều kiện rất dễ dàng. Từ đó thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến Thái Lan, hơn 10 triệu khách/năm (2001 - 2007), trong đó hơn 80% du khách đến Thái Lan không cần thị thực (giai đoạn 2003 - 2007).[8]

Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy tỷ lệ so sánh khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, Singapore và Việt Nam được miễn thị thực:

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, Singapore và Việt Nam được miễn thị thực (2003 – 2007)

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam; Cục du lịch Singapore; Cục du lịch Thái Lan.

Biểu đồ cho thấy mặc dù trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Việt Nam được miễn thị thực có tăng lên đáng kể, trung bình 25,7% nhưng vẫn còn là ở mức độ thấp so với các quốc gia trong khu vực (Singapore là 82,85%, Thái Lan là 80,71%).

Như vậy có thể thấy một điểm chung đối với các nước phát triển du lịch trên thế giới và ba nước phát triển về du lịch trong khu vực là: Thực thi chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển ngành công nghiệp du lịch.

Tóm lại, Việt Nam cần tham khảo và học tập các nước trong hoạt động phát triển du lịch ở một số điểm như:

- Có cơ quan chuyên trách các vấn đề về du lịch, đề ra các chiến lược, sách lược, phương thức hoạt động thúc đẩy liên kết quốc tế trong lĩnh vực du lịch.

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua các phương tiện thông tin phổ biến, các văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất cho hệ thống website du lịch, chú trọng xây dựng nội dung phong phú, hình thức sinh động.

- Tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách.10

- Thực thi chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Tóm tắt chương 1:

Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Chương 1 tập trung làm rõ các khái niệm năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành, đồng thời đề cập tới các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch do WEF đưa ra cũng như những chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Chương 1 cũng giành một phần quan trọng để phân tích, đánh giá khái quát về tình hình hoạt động, xu hướng phát triển du lịch lữ hành trên thế giới và khu vực Đông Nam Á để có thể thấy được môi trường mà du lịch lữ hành Việt Nam cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong chương 2 và chương3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI

NHẬP QUỐC TẾ

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch lữ hành Việt Nam

2.1.1 Tiềm năng du lịch của Việt Nam

Điều kiện địa lý tự nhiên đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch dồi dào với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km; Việt Nam có hơn 4.510 km đường biên giới đất liền tiếp giáp với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia; với hệ thống cửa khẩu đường hàng không, các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển. Bờ biển Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam với nhiều bãi tắm nổi tiếng thơ mộng và xinh đẹp. Là quốc gia trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang tính ôn đới như Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Đà Lạt. Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1.000m so với mặt biển. Việt Nam còn có những khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như rừng quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia Cát Bà, rừng quốc gia Côn Đảo...

Với hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam có trên 7.000 di tích lịch sử (trong đó khoảng 2.500 di tích được Nhà nước xếp hạng bảo vệ), văn hóa, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước như Đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... và nhiều kỳ quan, danh lam thắng cảnh đã được thế giới công nhận như vịnh Hạ Long , phố cổ Hội An , biển Nha Trang... Với 54 nhóm dân tộc thiểu số, Việt Nam có di sản quý báu về những nét sinh hoạt văn hóa và tôn giáo truyền thống.

Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và tuy còn nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần đáng kể trong tăng trưởng GDP quốc

gia. Phát huy và khai thác tiềm năng du lịch của đất nước, ngành du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của đất nước trong quá trình hội nhập.

2.1.2 Quá trình hình thành của ngành du lịch

Ngày 09/07/1960 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP thành lập Công ty du lịch Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Ngành Du lịch Việt Nam. Du lịch Việt Nam đã phát triển qua các thời kỳ sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ năm 1960 đến 1975: là giai đoạn đất nước còn trong chiến tranh khốc liệt, du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta chủ yếu là du khách trong các nước XHCN, theo các Nghị định thư.

- Từ năm 1975 đến 1990: Ngành du lịch hoạt động trong điều kiện đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, đồng thời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

- Từ 1990 đến nay – Thời kỳ đổi mới và hội nhập: Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại trực thuộc Chính phủ. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục, Thể thao và Tổng cục Du lịch. Trong những năm gần đây, khách du lịch quốc tế luôn tăng trưởng cao trung bình mỗi năm hai con số. Từ 250.000 lượt khách quốc tế năm 1990, đến năm 2007 là 4,229 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa từ 1 triệu khách năm 1990, đạt 19,2 triệu khách năm 2007.[25]

Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Theo tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2007 – 2008, tính đến hết năm 2007 cả nước đã có gần 9.000 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 180.057 buồng phòng, một nửa trong số này đạt tiêu chuẩn 5 sao, 256 khách sạn từ 3 – 5 sao, 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa...[31]

Về cơ cấu doanh nghiệp trong ngành, trong những năm qua cũng chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về tỷ lệ cơ cấu giữa các thành phần doanh nghiệp. Nếu như năm 2001, tỷ lệ các doanh nghiệp lữ hành nhà nước chiếm đại đa số, sau 5 năm, tỷ lệ đó giảm đáng kể và thay vào đó là số lượng lớn doanh nghiệp hữu hạn và cổ phần. Xem biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Thành phần doanh nghiệp LHQT 2002 và 2006 Thành phần doanh nghiệp LHQT

2002 và 2006 105 94 54 278 12 120 8 11 4 0 50 100 150 200 250 300 2002 2006 Năm Số ợng NN TNHH CP LD DNTN

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê

Tổng cục Du lịch cho biết, trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã có thêm 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế mới ra đời, nâng tổng số lên 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trong số trên 600 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, có 87 doanh nghiệp nhà nước, 157 công ty cổ

phần, 12 công ty liên doanh, 345 công ty trách nhiệm hữu hạn và 4 doanh nghiệp tư nhân.[26]

2.1.3 Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008):

Kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng, an ninh chính trị luôn ổn định và thu nhập cá nhân tăng theo, từ đó nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tăng cao. Số lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng cao liên tục và du lịch liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2000 – 2008. Bảng về lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó:

Bảng 2.1: Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008):

Năm Tổng số khách qtế đến VN (triệu lƣợt khách) Tốc độ tăng (%) Tổng số khách DL nội địa (triệu lƣợt khách) Tốc độ tăng (%) Doanh thu của du lịch VN (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) 2000 2,14 20,1 11,20 5,05 1,087 19,0 2001 2,33 8,9 11,65 4,02 1,281 17,8 2002 2,63 12,8 13,00 11,59 1,437 12,2 2003 2,43 - 7,6 13,50 3,48 1,375 - 4,3 2004 2,93 20,5 14,50 7,40 1,625 18,2 2005 3,48 18,8 16,00 10,34 1,875 15,4 2006 3,58 3,0 17,50 6,25 3,182 69,7 2007 4,23 18,0 19,20 9,70 3,500 9,9 2008 4,25 0,6 20,00 4,17 3,750 7,1

Từ bảng trên có thể thấy:

- Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa là 6,89%/năm - Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 10,57%/năm

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của ngành du lịch là 18,33%/năm. Sự tăng trưởng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế là một biểu hiện sinh động của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Số lượng khách du lịch nội địa từ con số 1 triệu lượt vào năm 1990, đã tăng lên 11,2 triệu lượt vào năm 2000 và tiếp tục tăng đến 20 triệu lượt vào năm 2008. Hiện nay cơ cấu khách nội địa có nhu cầu du lịch và sẵn sàng chi tiêu ở mức cao tương tự khách quốc tế đang gia tăng nhanh. Do đó, ngành Du lịch cần chú ý thu hút, khai thác hiệu quả đối tượng khách này.

Có thể thấy số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong những năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 10,57%. Có sự sụt giảm trong tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam trong hai năm 2006 (3%) và 2008 (0,6%). Điều này có thể được lí giải như sau: với việc Việt Nam gia nhập WTO, cộng với việc các nước lân cận gặp khủng hoảng chính trị nên khách quốc tế chú ý đến Việt Nam. Khi ấy chúng ta chưa chuẩn bị tốt nên đã xảy ra tình trạng thiếu phòng khách sạn. Thêm nữa, lẽ ra phải nhân cơ hội này để tạo ấn tượng thu hút khách thì nhiều khách sạn đã tăng giá 50% so với một năm trước để thu lợi nhuận…đã ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách du lịch quyết định đến Việt Nam trong năm 2006. Năm 2008, Châu Âu, thị trường du lịch chính của Việt Nam, mùa du lịch hè đã kết thúc không khả quan, vì người dân trong làn sóng giá cả đắt đỏ buộc phải thắt chặt chi tiêu. Thị trường chính thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc cũng lao đao với sự cố melamine. Còn thị trường Mỹ cũng giảm do khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên doanh thu của ngành du lịch Việt Nam chủ yếu từ khách quốc tế. Năm 2006, doanh thu từ du lịch quốc tế là 2,85 tỷ USD (Tổng doanh thu của

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 28 - 85)