Quá trình hình thành của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 33 - 35)

Ngày 09/07/1960 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP thành lập Công ty du lịch Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Ngành Du lịch Việt Nam. Du lịch Việt Nam đã phát triển qua các thời kỳ sau đây:

- Từ năm 1960 đến 1975: là giai đoạn đất nước còn trong chiến tranh khốc liệt, du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta chủ yếu là du khách trong các nước XHCN, theo các Nghị định thư.

- Từ năm 1975 đến 1990: Ngành du lịch hoạt động trong điều kiện đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, đồng thời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

- Từ 1990 đến nay – Thời kỳ đổi mới và hội nhập: Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại trực thuộc Chính phủ. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục, Thể thao và Tổng cục Du lịch. Trong những năm gần đây, khách du lịch quốc tế luôn tăng trưởng cao trung bình mỗi năm hai con số. Từ 250.000 lượt khách quốc tế năm 1990, đến năm 2007 là 4,229 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa từ 1 triệu khách năm 1990, đạt 19,2 triệu khách năm 2007.[25]

Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Theo tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2007 – 2008, tính đến hết năm 2007 cả nước đã có gần 9.000 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 180.057 buồng phòng, một nửa trong số này đạt tiêu chuẩn 5 sao, 256 khách sạn từ 3 – 5 sao, 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa...[31]

Về cơ cấu doanh nghiệp trong ngành, trong những năm qua cũng chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về tỷ lệ cơ cấu giữa các thành phần doanh nghiệp. Nếu như năm 2001, tỷ lệ các doanh nghiệp lữ hành nhà nước chiếm đại đa số, sau 5 năm, tỷ lệ đó giảm đáng kể và thay vào đó là số lượng lớn doanh nghiệp hữu hạn và cổ phần. Xem biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Thành phần doanh nghiệp LHQT 2002 và 2006 Thành phần doanh nghiệp LHQT

2002 và 2006 105 94 54 278 12 120 8 11 4 0 50 100 150 200 250 300 2002 2006 Năm Số ợng NN TNHH CP LD DNTN

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê

Tổng cục Du lịch cho biết, trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã có thêm 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế mới ra đời, nâng tổng số lên 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trong số trên 600 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, có 87 doanh nghiệp nhà nước, 157 công ty cổ

phần, 12 công ty liên doanh, 345 công ty trách nhiệm hữu hạn và 4 doanh nghiệp tư nhân.[26]

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)