Thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 37 - 85)

Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 tập trung vào 10 thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan, Campuchia và Anh. Theo đó, khách du lịch quốc tế ở các thị trường trọng điểm này so với tổng số các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam (2003 - 2008) chiếm tỷ trọng trung bình 74,05%/năm.

Bảng 2.2: 10 thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Đơn vị tính: triệu lượt khách

Thị trƣờng Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm 2004 /2003 (%) Năm 2005 Tăng giảm 2005 /2004 (%) Năm 2006 Tăng giảm 2006 /2005 (%) Năm 2007 Tăng giảm 2007 /2006 (%) Năm 2008 Tăng giảm 2008 /2007 (%) Trung Quốc 0,693 0,778 12,3 0,752 -3,2 0,516 -31,4 0,559 8,2 0,650 16,3 Hàn Quốc 0,130 0,233 79,1 0,317 36,1 0,422 29,4 0,475 12,7 0,449 -5.5 Mỹ 0,219 0,272 24,5 0,333 22,4 0,386 16,8 0,412 6,9 0,417 1,2 Nhật Bản 0,209 0,267 27,5 0,321 20,0 0,384 13,4 0,411 7,2 0,393 -4,4 Đài Loan 0,208 0,257 23,4 0,286 11,5 0,275 -4,1 0,314 14,3 0,303 -3.5 Úc 0,093 0,129 37,9 0,145 13,0 0,172 15,9 0,227 31,7 0,235 3,5 Thái Lan 0,040 0,054 33,8 0,084 56,7 0,124 42,6 0,160 29,8 0,183 14,3 Pháp 0,087 0,104 19,9 0,126 21,5 0,132 4,7 0,184 37,9 0,182 -1,1 Campuchia 0,082 0,091 11,2 0,186 104,4 0,155 -16,9 0,151 -2,8 0,145 -3,9 Anh 0,063 0,071 12,1 0,081 13,9 0,084 4,2 0,106 25,7 0,105 -1,0 Thị trường trọng điểm 1,824 2,247 23,19 2,631 17,9 2,65 0,72 2,997 13,09 3,062 2,17 Tổng số khách QT 2,429 2,928 20,5 3,477 18,8 3,583 3,0 4,229 18,0 4,254 0,59

Bảng số liệu trên cho thấy đây là các thị trường khách quốc tế chủ yếu và quan trọng của du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Thị trường khách này có khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú dài và đem lại doanh thu chủ yếu cho ngành du lịch. Khách quốc tế đến từ các thị trường này chiếm tỷ trọng trên 70%/năm so với tổng số khách quốc tế đến, cụ thể các năm như sau:

- Năm 2003 chiếm 75,10% - Năm 2004 chiếm 76,74% - Năm 2005 chiếm 75,66% - Năm 2006 chiếm 73,96% - Năm 2007 chiếm 70,86% - Năm 2008 chiếm 71,98%

Theo Tổng cục du lịch, phân khúc thị khách quốc tế vào Việt Nam cho thấy: khách Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm tới 33%, châu Âu: 16%, Bắc Mỹ 13%, Úc và New Zealand chiếm 6%... Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1.297.672 lượt, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2008. Một số thị trường khách quan trọng đã có dấu hiệu suy giảm như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh.[25]

2.2 Khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành du lịch và lữ hành Việt Nam (theo báo cáo năng lực cạnh tranh của WEF)

Tháng 3/2009, Diễn đàn kinh tế thế giới đã công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành toàn cầu 2009 (gồm 133 nước). Thụy Sĩ tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Áo, Đức, Pháp và Canada. Năm nay Singapore là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào top 10 (10/133).[18]

Việt Nam xếp thứ 89/133, tuy đã tăng hạng so với báo cáo năm trước (96/130) nhưng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn không tạo được bước đột phá về tính cạnh tranh. Trong tám quốc gia Đông Nam Á được WEF khảo sát (không có Lào và Myanmar), Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia về mức độ

cạnh tranh, tương tự như năm ngoái. Trong đó năng lực cạnh tranh ngành Du lịch và lữ hành của Việt Nam, một số nước ASEAN và Trung Quốc được xếp hạng như sau (xem bảng 2.3):

Bảng 2.3: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước:

Quốc gia Chỉ số chung 2009 (/133) Xếp hạng 2008 (/130) Hành lang luật pháp Môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực

Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm

Singapore 10 5,24 16 6 5,77 5 5,25 23 4,69 Malaysia 32 4,71 32 42 5,03 38 4,24 14 4,86 Thái Lan 39 4,45 42 70 4,46 40 4,14 19 4,74 Indonesia 81 3,79 80 113 3,77 79 3,24 40 4,36 Philippines 86 3,73 81 85 4,27 89 3,07 70 3,86 Việt Nam 89 3,70 96 92 4,15 85 3,12 76 3,83 Campuchia 108 4,43 112 111 3,80 113 2,64 74 3,84 Trung Quốc 47 4,33 62 88 4,24 59 3,73 12 5,01

Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất. Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong số 133 nước được xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 89, điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh lữ hành của nước ta còn rất thấp. So với Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia. Nguyên nhân là do hành lang luật pháp còn thiếu đồng bộ, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; nguồn lực tự nhiên, nhân lực và văn hoá cũng xếp thứ 76/133 nước, chứng tỏ du lịch Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh này; mặc dù đất nước, văn hóa và con người Việt Nam được đánh giá những nguồn lực rất có tiềm năng để phát triển

du lịch.

Để hiểu rõ hơn về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của nước ta trong so sánh với một số nước trong khu vực và Trung Quốc, xin được tiếp tục phân tích sâu hơn về các chỉ số đơn đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành đã cấu thành 3 chỉ số nêu trên, bao gồm:

2.2.1 Hành lang luật pháp

Trước hết là phân tích, đánh giá các chỉ số đơn cấu thành chỉ số hành luật pháp. Xem bảng 2.4:

Bảng 2.4 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số hành lang luật pháp:

So với những đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Singapore, Malaysia, Philipine và Thái Lan, chỉ số năng lực cạnh tranh về hành lang luật pháp của Việt Nam còn rất yếu kém. Điều này cho thấy, các quy định luật pháp và chính sách của nước ta chưa tạo thuận lợi cho du lịch và lữ hành phát triển, còn nhiều rào cản về thủ tục, giấy phép, về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như về sở

Hành lang luật pháp Các chỉ số đơn Quy định lp &chính sách Quy định

môi trường An toàn và an ninh

Vệ sinh và Y tế

Ưu tiên du lịch & lữ hành

Quốc gia Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm

Singapore 6 5,77 1 6,24 42 4,85 10 6,33 53 5,19 2 6,26 Malaysia 42 5,03 9 5,38 54 4,69 59 5,29 69 4,47 23 5,31 Thái Lan 70 4,46 62 4,48 99 4,13 118 3,94 71 4,42 22 5,34 Indonesia 113 3,77 123 3,27 130 3,40 119 3,91 110 2,58 10 5,70 Philippines 85 4,27 72 4,34 73 4,38 113 4,12 87 4,02 59 4,51 Việt Nam 92 4,15 96 3,92 100 4,13 100 4,53 95 3,77 61 4,42 Campuchia 111 3,80 122 3,33 107 4,00 88 4,68 126 1,56 18 5,44 Trung Quốc 88 4,24 87 4,08 105 4,03 116 4,02 91 3,89 28 5,19

Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất. Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009

hữu nước ngoài trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Chính những yếu kém, bất cập trong hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam đã làm giảm tính cạnh tranh của ngành du lịch cũng như của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam so với các nước trong khu vực, đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh nước láng giềng Thái Lan.

Đối với chỉ số quy định về môi trường, Việt Nam xếp thứ 100/133, mặc dù đứng trên Campuchia, Trung Quốc và Indonesia nhưng thứ hạng này cho thấy tình hình môi trường ở Việt Nam đang ở mức đáng lo ngại và cần được cải thiện; các quy định của Chính phủ về môi trường chưa thực sự chặt chẽ và còn nhiều hạn chế. Chính sự ô nhiễm môi trường sinh thái đang làm mất đi hình ảnh của một điểm đến hấp dẫn du khách, thân thiện với môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch và lữ hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về an toàn và an ninh, Việt Nam xếp thứ 100/133 nước, đứng trên khá nhiều nước trong khu vực trong bảng xếp hạng nêu trên. Tuy nhiên, so với Singapore và Malaysia, chỉ số này của Việt Nam còn xa mới đạt được. An toàn giao thông vẫn là một nỗi ám ảnh đối với khách du lịch khi mà hệ thống giao thông của ta vẫn còn lạc hậu, ý thức chấp hành giao thông của người dân chưa cao, tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày khá nghiêm trọng.

Về vệ sinh và y tế, Việt Nam nằm trong thứ hạng thấp (95/133 nước), chỉ đứng trên Campuchia và Indonesia là 2 nước có chỉ số về vệ sinh và y tế gần như kém nhất thế giới. Khi mà Việt Nam được quảng cáo như là “nhà bếp của thế giới” thì đây là điều đáng lo ngại đối với hoạt động lữ hành của nước ta. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần được chú trọng hàng đầu nếu như không muốn hình ảnh Việt Nam xấu đi trong mắt du khách thế giới.

Về ưu tiên cho du lịch và lữ hành, Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng nếu so với các nước trong khu vực nêu trên là do mức độ ưu tiên của Chính

phủ đối với hoạt động du lịch và lữ hành chưa cao, ngân sách đầu tư cho du lịch còn thấp, nhất là ngân sách cho xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Năm 2007, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam (thông qua Tổng cục du lịch) chỉ là 1,25 triệu USD, trong khi ở Thái Lan con số này là 150 triệu USD và Malaysia là 120 triệu USD.[11]

Nguồn ngân sách hạn hẹp làm cho hoạt động xúc tiến du lịch trở nên vô cùng khó khăn.

2.2.2 Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng

Đánh giá môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng có các chỉ số đơn sau:

Bảng 2.5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng

Môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng Các chỉ số đơn Csht vc hàng không Csht vc đường bộ Csht du lịch Csht cntt và truyền thông NLCT giá DL& LH

Quốc gia Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm

Singapore 5 5,25 15 5,03 4 6,50 37 4,37 17 5,11 27 5,23 Malaysia 38 4,24 35 4,19 28 4,80 77 2,74 46 3,63 4 5,85 Thái Lan 40 4,14 25 4,54 56 3,82 39 4,27 71 2,74 19 5,35 Indonesia 79 3,24 60 3,22 89 2,97 88 2,10 102 2,06 3 5,86 Philippines 89 3,07 73 2,87 90 2,95 96 1,94 92 2,20 16 5,37 Việt Nam 85 3,12 84 2,69 80 3,19 109 1,65 79 2,59 11 5,49 Campuchia 113 2,64 106 2,39 107 2,67 125 1,27 122 1,60 21 5,30 Trung Quốc 59 3,73 34 4,21 55 3,85 80 2,46 68 2,81 20 5,33

Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất. Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009

Ở chỉ số này, Việt Nam thua xa các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một nguyên nhân không thu hút được khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tình trạng tắc nghẽn giao thông, phương tiện vận chuyển du lịch còn lạc hậu, cung số phòng khách sạn cao cấp thấp, hệ thống rút tiền tự

động ATM tại các điểm du lịch còn ít... làm cho chỉ số năng lực cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam bị xếp hạng rất kém. Đây là vấn đề nan giải đối với ngành du lịch Việt Nam vì muốn cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cần có thời gian và nguồn vốn lớn.

Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam đều có thứ hạng rất thấp. Cơ sở hạ tầng vật chất hàng không cũng là một điều đáng bàn đến. Bảng số liệu cho thấy hàng không Việt Nam còn rất yếu kém so với khu vực, chất lượng cơ sở hạ tầng hàng không của Việt Nam đứng ở vị trí 84, kém xa các đối thủ cạnh tranh như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Số lượng sân bay của nước ta còn quá ít. Tình trạng thiếu máy bay, thiếu chuyến bay, chậm chuyến, huỷ chuyến thường xuyên diễn ra. Các hãng lữ hành cũng luôn gặp khó khăn trong việc thu xếp vé máy bay cho khách quốc tế đến Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam cũng được xếp hạng 79/133 nước cho thấy Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này, nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế.

Năng lực cạnh tranh giá du lịch và lữ hành của Việt Nam được đánh giá khá cao với việc được xếp hạng thứ 11/133 nước về chỉ số này. Với lợi thế này, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế. Sức mua tương đương cao, mức giá nhiên liệu thấp và mức thuế vé du lịch và lệ phí sân bay cũng không cao đã tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cho hoạt động du lịch và lữ hành của nước ta. Tuy nhiên, mặc dù so với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có năng lực cạnh tranh giá du lịch và lữ hành khá cao nhưng so với các đối thủ cạnh tranh như Malaysia, Indonesia, năng lực cạnh tranh giá du lịch và lữ hành của Việt Nam lại thấp hơn.

2.2.3 Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực

Về nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực, xem bảng 2.6:

Bảng 2.6 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực

Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực Các chỉ số đơn Nguồn nhân lực Sự thu hút cho du lịch và lữ hành Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực văn hóa

Quốc gia Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm

Singapore 23 4,69 1 6,29 10 5,66 94 2,72 29 4,07 Malaysia 14 4,86 30 5,50 21 5,43 21 4,62 32 3,89 Thái Lan 19 4,74 57 5,16 22 5,41 24 4,54 33 3,84 Indonesia 40 4,36 42 5,26 78 4,63 28 4,43 37 3,12 Philippines 70 3,86 69 5,05 53 4,87 65 3,14 63 2,38 Việt Nam 76 3,83 82 4,91 81 4,61 52 3,60 68 2,19 Campuchia 74 3,84 108 4,37 15 5,52 58 3,45 77 2,00 Trung Quốc 12 5,01 43 5,25 127 4,00 7 5,26 15 5,51

Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất. Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009

Theo bảng 2.6 ta thấy Việt Nam cũng được đánh giá có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (xếp hạng 52/133). Ở tiêu chí này, Việt Nam xếp thứ 23 thế giới về số lượng cảnh quan thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới và đứng thứ 21 thế giới về tổng số sinh vật được khoa học biết đến. Tuy nhiên về tổng thể thì năng lực cạnh tranh về nguồn lực tự nhiên, văn hoá của Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia, còn lại kém xa với Trung Quốc và các nước trong khu vực, trong khi đây được coi là những thế mạnh và tiềm năng của du lịch Việt Nam. Điều này có thể được giải thích là do chúng ta chưa

biết khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực này .

Với chỉ số nhân lực xếp hạng 82/133, kém xa với Trung Quốc và các nước trong khu vực, đây quả thật là một thách thức cho ngành Du lịch Việt Nam trong việc đào tạo được một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lành nghề, giỏi ngoại ngữ khi mà thực tế cho thấy nhân lực trong ngành du lịch nước ta thiếu cả về số lượng và chất lượng phục vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 37 - 85)