Hành lang luật pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40 - 42)

Trước hết là phân tích, đánh giá các chỉ số đơn cấu thành chỉ số hành luật pháp. Xem bảng 2.4:

Bảng 2.4 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số hành lang luật pháp:

So với những đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Singapore, Malaysia, Philipine và Thái Lan, chỉ số năng lực cạnh tranh về hành lang luật pháp của Việt Nam còn rất yếu kém. Điều này cho thấy, các quy định luật pháp và chính sách của nước ta chưa tạo thuận lợi cho du lịch và lữ hành phát triển, còn nhiều rào cản về thủ tục, giấy phép, về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như về sở

Hành lang luật pháp Các chỉ số đơn Quy định lp &chính sách Quy định

môi trường An toàn và an ninh

Vệ sinh và Y tế

Ưu tiên du lịch & lữ hành

Quốc gia Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm

Singapore 6 5,77 1 6,24 42 4,85 10 6,33 53 5,19 2 6,26 Malaysia 42 5,03 9 5,38 54 4,69 59 5,29 69 4,47 23 5,31 Thái Lan 70 4,46 62 4,48 99 4,13 118 3,94 71 4,42 22 5,34 Indonesia 113 3,77 123 3,27 130 3,40 119 3,91 110 2,58 10 5,70 Philippines 85 4,27 72 4,34 73 4,38 113 4,12 87 4,02 59 4,51 Việt Nam 92 4,15 96 3,92 100 4,13 100 4,53 95 3,77 61 4,42 Campuchia 111 3,80 122 3,33 107 4,00 88 4,68 126 1,56 18 5,44 Trung Quốc 88 4,24 87 4,08 105 4,03 116 4,02 91 3,89 28 5,19

Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất. Xếp hạng 133: nước cạnh tranh kém nhất Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 2009

hữu nước ngoài trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Chính những yếu kém, bất cập trong hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam đã làm giảm tính cạnh tranh của ngành du lịch cũng như của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam so với các nước trong khu vực, đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh nước láng giềng Thái Lan.

Đối với chỉ số quy định về môi trường, Việt Nam xếp thứ 100/133, mặc dù đứng trên Campuchia, Trung Quốc và Indonesia nhưng thứ hạng này cho thấy tình hình môi trường ở Việt Nam đang ở mức đáng lo ngại và cần được cải thiện; các quy định của Chính phủ về môi trường chưa thực sự chặt chẽ và còn nhiều hạn chế. Chính sự ô nhiễm môi trường sinh thái đang làm mất đi hình ảnh của một điểm đến hấp dẫn du khách, thân thiện với môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch và lữ hành.

Về an toàn và an ninh, Việt Nam xếp thứ 100/133 nước, đứng trên khá nhiều nước trong khu vực trong bảng xếp hạng nêu trên. Tuy nhiên, so với Singapore và Malaysia, chỉ số này của Việt Nam còn xa mới đạt được. An toàn giao thông vẫn là một nỗi ám ảnh đối với khách du lịch khi mà hệ thống giao thông của ta vẫn còn lạc hậu, ý thức chấp hành giao thông của người dân chưa cao, tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày khá nghiêm trọng.

Về vệ sinh và y tế, Việt Nam nằm trong thứ hạng thấp (95/133 nước), chỉ đứng trên Campuchia và Indonesia là 2 nước có chỉ số về vệ sinh và y tế gần như kém nhất thế giới. Khi mà Việt Nam được quảng cáo như là “nhà bếp của thế giới” thì đây là điều đáng lo ngại đối với hoạt động lữ hành của nước ta. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần được chú trọng hàng đầu nếu như không muốn hình ảnh Việt Nam xấu đi trong mắt du khách thế giới.

Về ưu tiên cho du lịch và lữ hành, Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng nếu so với các nước trong khu vực nêu trên là do mức độ ưu tiên của Chính

phủ đối với hoạt động du lịch và lữ hành chưa cao, ngân sách đầu tư cho du lịch còn thấp, nhất là ngân sách cho xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Năm 2007, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam (thông qua Tổng cục du lịch) chỉ là 1,25 triệu USD, trong khi ở Thái Lan con số này là 150 triệu USD và Malaysia là 120 triệu USD.[11]

Nguồn ngân sách hạn hẹp làm cho hoạt động xúc tiến du lịch trở nên vô cùng khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40 - 42)