Giải pháp về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 66 - 73)

a. Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành cạnh tranh và phát triển

- Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các chính sách pháp lý về kinh tế, cạnh tranh nói chung và trong lĩnh vực lữ hành nói riêng để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và được cấp phép kinh doanh được dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn.

- Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch và lữ hành, tích cực triển khai Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch.

- Tạo lập môi trường cạnh tranh và thị trường cạnh tranh lành mạnh, giảm dần các hàng rào bảo hộ để các doanh nghiệp lữ hành không thụ động, ỷ lại vào Nhà nước như trong cơ chế bao cấp mà phải tự mình đổi mới để có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quố c tế hiện nay.

- Tập trung cải cách hành chính trong lĩnh vực lữ hành, phân cấp và đơn giản hóa thủ tục liên quan đến lữ hành. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, kinh doanh trái phép...

b. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách về du lịch lữ hành

Đổi mới chính sách đầu tư:

- Nhà nước cần giành nhiều ngân sách hơn cho đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch. Cần chú ý đầu tư phải tập trung, có trọng điểm để tạo những khu du lịch có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao.

- Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có ở các địa phương và xây dựng mới các cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển ở các khu du lịch trọng điểm như Hà Nội, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM, Nha Trang...

- Nâng cao chất lượng và mở rộng các tuyến đường bay quốc tế; Đầu tư xây dựng mạng lưới đường bộ có chất lượng, cải thiện và hiện đại hóa hệ thống biển báo giao thông và chỉ dẫn du lịch.

- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong việc đầu tư xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch.

- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm khắc phục tình trạng thiếu các cơ sở lưu trú du lịch nói chung và cơ sở

lưu trú du lịch cao cấp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch theo từng giai đoạn đến năm 2020 trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khách sạn, hạ tầng du lịch có chất lượng cao theo quy hoạch, ưu tiên các dự án phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường và góp phần xoá đói, giảm nghèo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...) có ý nghĩa quốc gia.

Đổi mới chính sách xuất nhập cảnh, hải quan:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, trang bị kỹ thuật hiện đại cho các cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường biển góp phần nâng cao vị thế của ngành xuất nhập cảnh Việt Nam ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu; thực hiện cấp thị thực tại cửa khẩu.

- Đào tạo, tăng cường nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh, hải quan.

Khuyến khích, hỗ trợ ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch và lữ hành

khách, cần tập trung vào chất lượng và hiệu quả kinh tế. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải chủ động thực hiện công tác thống kê, đồng thời áp dụng phương pháp tài khoản vệ tinh trong thống kê du lịch là phương pháp mà hiện nay đang áp dụng phổ biến trong sân chơi chung WTO.

- Nghiên cứu, lựa chọn thị trường và xây dựng sản phẩm: Xuất phát từ tư duy xác định mục tiêu hướng về các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả, tập trung nghiên cứu và lựa chọn thị trường và thị phần khách có khả năng mang lại thu nhập và hiệu quả cao nhất. Giải pháp sắp tới cần tập trung vào xây dựng sản phẩm, dịch vụ phục vụ các đối tượng khách có mức chi trả cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách. Lập đề án phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp, các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn nhằm hình thành hệ thống các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.

- Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch mới, nghiên cứu khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo của các địa phương, các vùng để thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh thu hút khách nội địa.

- Nhà nước, các cơ quan quản lý có chính sách, chương trình liên kết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế với các hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, mua sắm... hoạt động không vì lợi nhuận của riêng doanh nghiệp mình mà hoạt động vì mục tiêu, lợi ích chung.

c. Xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập trong ngành du lịch nói chung và lĩnh vực lữ hành quốc tế nói riêng thông qua việc tham gia tích cực hơn trong các khuôn khổ quốc tế về du lịch, tạo điều kiện hỗ trợ các

doanh nghiệp lữ hành thực hiện các cam kết quốc tế trong lữ hành; chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt nam và tạo điều kiện cho các hãng lữ hành cung cấp dịch vụ cho các sự kiện này.

- Tăng cường hợp tác và kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, PATA,... để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về du lịch; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cọ xát, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch ở các quốc gia phát triển du lịch trên thế giới.

- Nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường và các thị trường trọng điểm cần ưu tiên trong tình hình hiện tại. Phải quán triệt quan điểm “thị trường quyết định sản phẩm, không phải sản phẩm quyết định thị trường”, chỉ bán sản phẩm thị trường đòi hỏi và khách hàng mong muốn.

- Thuê công ty nước ngoài quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam. Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng áp dụng chính sách này từ khá lâu. Xây dựng các chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông nước ngoài, nghiên cứu xuất bản các ấn phẩm du lịch chất lượng; quảng bá qua Website, e-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như Google, MSN, Infoseek,... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.

- Tăng cường đầu tư cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong xã hội về xúc tiến du lịch là giải pháp rất quan trọng. Xúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiến du lịch không phải là công việc chỉ riêng cơ quan xúc tiến du lịch trung ương và địa phương thực hiện, mà là công việc đòi hỏi sự phối hợp trách nhiệm của nhà nước và doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, của mỗi người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

d. Phối hợp các Bộ, ban, ngành liên quan để nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch:

- Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh một số mức thuế đối với hoạt động du lịch, xây dựng và áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá mua tại Việt Nam cho khách du lịch. Khách nước ngoài đến Việt Nam mua hàng hóa của Việt Nam mang ra nước ngoài nhưng vẫn bị tính thuế giá trị gia tăng như người Việt Nam, tạo tâm lý không thoải mái cho du khách.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu khả năng cấp visa tại cửa khẩu, miễn visa song phương và đơn phương cho khách du lịch tại một số thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam. Đề xuất thêm miễn visa để thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam (Việt Nam đã miễn visa trong vòng 15 ngày cho khách từ các quốc gia: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Nhật, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore).

- Phối hợp với Bộ Công thương phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của du khách đến Việt Nam.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ngành liên quan trong việc xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch và tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư cả ở trong nước và ngoài nước.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch.

e. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực lữ hành

- Thực hiện hiệu quả sâu rộng quá trình xã hội hoá, hiện đại hoá và nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các đối tượng trong nước và ngoài nước tham gia vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tập trung phát triển đào tạo đội ngũ quản lý du lịch lữ hành.

- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, áp dụng mô hình đào tạo linh hoạt theo tín chỉ, thực hiện việc hợp tác liên kết đa dạng, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng đúng với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu người học và nhu cầu của xã hội.

- Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trường đào tạo du lịch, mở rộng cơ sở đào tạo tại các khu du lịch trọng điểm để khai thác nguồn nhân lực ngay tại địa phương. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch; Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường năng lực quản lý của cơ sở đào tạo du lịch; Phát triển chương trình, giáo trình; Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp du lịch; Ứng dụng công nghệ mới trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch…

- Mở rộng xây dựng và đưa vào áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng các nghề như quản trị, điều hành tour, hướng dẫn viên... để có những chuẩn mực cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch lữ hành. Xây dựng tác phong chuyên nghiệp, văn hóa ứng xử, sự thân thiện và mến khách của

nhân viên đối với du khách. Nâng cao trình độ, năng lực, trang bị kiến thức về hội nhập, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ, luật lệ quốc tế... cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp lữ hành.

f. Tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững

- Đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch và thẩm định các dự án đầu tư du lịch. Đẩy mạnh thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực lữ hành thông qua đào tạo, tập huấn cho các cán bộ nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

- Có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ làm sạch môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng... Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và chào bán các tour du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, các khóa học bồi dưỡng về du lịch môi trường cho các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Khuyến khích, tuyên truyền người dân địa phương tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 66 - 73)