Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thể chế hành chính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 25 - 27)

1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thể chế và thể chế hành chính

1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thể chế hành chính

Nếu như thuật ngữ thể chế được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và có tính ứng dụng cao ở nhiều lĩnh vực, thì thuật ngữ thể chế hành chính nhà

nước lại có ít cơng trình nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên biệt. Ở Việt Nam, vấn đề thể chế hành chính nhà nước thường được đề cập đến như một nội dung của hành chính cơng (hay nền hành chính nhà nước). Trong các giáo trình của Học viện Hành chính quốc gia như đều viết về nền hành chính nhà nước gồm bốn yếu tố cấu thành: thể chế hành chính nhà nước; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; nhân sự hành chính nhà nước và các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động hành chính nhà nước [44]; [43]; [102].

Các tài liệu này đều có riêng một chương về thể chế hành chính nhà nước, trong đó, thể chế hành chính nhà nước được hiểu bao gồm hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính Nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước [102]. Trong các văn bản quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, thể chế hành chính nhà nước được hiểu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động hành chính nhà nước [17]; [19].

Một số luận án tiến sĩ cũng có đề cập đến vấn đề này như Luận án: “The

role of institution in business transaction in Viet Nam” của Nguyễn Thị Hồng

Hải [39], nghiên cứu vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế, thể chế nhà nước và phi nhà nước trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam; Luận án kinh tế: “Hồn thiện thể chế quản lý cơng chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và

hội nhập quốc tế” của Trần Anh Tuấn [103] hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên

quan đến công chức, nội dung quản lý công chức và thể chế quản lý công chức hành chính trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng quản lý cơng chức (khu vực hành chính cơng quyền) ở nước ta, các thách thức và nhiệm vụ của việc hồn thiện thể chế quản lý cơng chức trong thời kì phát triển và hội nhập quốc tế, đề xuất quan điểm, phương hướng, các nội dung và giải pháp hồn thiện thể chế cơng chức trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)