Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 74 - 76)

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế hành chính của đơn vị hành chính-

2.3.1. Yếu tố chính trị

Nhà nước trước hết là công cụ trong tay giai cấp thống trị để giúp giai cấp đó thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Do đó, mọi hoạt động của nhà nước đều không thể đi ngược lại các mục tiêu chính trị. Các quy định về sự điều tiết của nhà nước đối với xã hội cũng phải phù hợp với những định hướng chính trị trong xã hội. Chính vì vậy, những định hướng chính trị có ảnh hưởng to lớn tới tồn bộ hệ thống thể chế nhà nước nói chung và thể chế nhà nước hành chính nói riêng.

Mơi trường của một hệ thống là tập hợp các yếu tố bao quanh hệ thống, tác động lên hệ thống, xác định xu hướng tồn tại và trạng thái của hệ thống ấy. Có thể cho rằng: Mơi trường chính trị là tập hợp các yếu tố bao quanh hệ thống

chính trị, tác động và xác định xu hướng tồn tại và trạng thái của hệ thống chính trị ấy.

Mơi trường chính trị trong nước là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh đến phạm vi nội bộ quốc gia của các yếu tố của mơi trường chính trị. Một hệ thống chính trị thường bao gồm ba bộ phận hợp thành là chính đảng, nhà nước và xã hội. Như vậy, mơi trường chính trị trong nước chứa đựng các yếu tố nội bộ quốc gia quy định mối quan hệ giữa ba bộ phận hợp thành ấy. Thành phần quan trọng của mơi trường chính trị trong nước chính là hệ thống thể chế chứa đựng các văn bản quy phạm pháp luật xác định vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của chính đảng, nhà nước và tổ chức xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau giữa ba bộ phận này.

Từ góc độ lý luận, Nhà nước là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống chính

trị của một quốc gia với vị trí được xác định thơng qua mối quan hệ với chính đảng và xã hội. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước là trục chính cho hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Mơi trường chính trị trong nước và quốc tế tác động và xác định trạng thái tồn tại của hệ thống chính trị như là cái tồn thể, thì đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhà nước và hoạt động quản lý của nó như là cái bộ phận.

Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị, là đích ngắm của các chính đảng. Hoạt động quản lý nhà nước, ở góc độ này, được coi là cơng cụ của các chính đảng thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Có thể nói rằng, nếu nhà nước được sinh ra để quản lý xã hội thì chính đảng sinh ra để giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Mơi trường chính trị, với hệ thống thể chế quy định cách thức hoạt động của chính đảng, sự cạnh tranh giữa các đảng phải thông qua tranh cử, bầu cử… cũng như các tập quán sinh hoạt chính trị, ý thức chính trị của cơng dân… sẽ ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước thơng qua các đảng chính trị.

Hơn thế nữa, mơi trường chính trị cịn xác lập vị thế của cơng dân - đối tượng chính của hoạt động quản lý nhà nước thơng qua các quyền hiến định và truyền thống văn hóa chính trị của mỗi quốc gia. Đây là những yếu tố rất quan trọng có thể hạn chế hoặc tăng cường hiệu lực hoạt động quản lý nhà nước.

Như vậy, mơi trường chính trị trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt trên tất cả các phương diện, từ chủ thể quản lý - nhà nước đến đối tượng quản lý - công dân và xã hội, từ phương thức quản lý - quyền lực nhà nước đến mục tiêu quản lý - mục tiêu chính trị của đảng chính trị.

Từ góc độ thực tiễn, mơi trường chính trị trong nước và quốc tế bao gồm

nhiều yếu tố khác nhau, ảnh hưởng trên tất cả các phương diện của hoạt động quản lý nhà nước trong đó có thể chế hành chính. Mơi trường chính trị và thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay đang rất ổn định và phát triển. Đảng duy nhất lãnh đạo toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội. Sự ổn định chính trị này được tạo ra nhờ giải quyết có tình có lý các xung đột xã hội, làm cơ sở cho việc hình thành, hồn thiện và vận hành có hiệu quả của thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt. Nó sẽ tạo điều kiện một chế độ chính trị ổn định cho một nền hành chính hoạt động hiệu lực hiệu quả ở đơn vị HC-KT đặc biệt nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Như vậy, chế độ chính trị có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức chính quyền nhà nước và thể chế hành chính nhà nước ở đơn vị HC-KT đặc biệt. Đối với Việt Nam, hệ thống chính trị bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà nước và nhân dân vận động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Mối quan hệ và sự vận động của hệ thống chính trị đó quyết định trực tiếp tới nội dung của thể chế hành chính nhà nước. Mọi thể chế hành chính nhà nước đều phải hướng theo sự chỉ đạo thông qua các Nghị quyết của Đảng theo các kỳ đại hội. Thể chế hành chính nhà nước cũng cần đảm bảo được vấn đề dân chủ của nhân dân trong khn khổ pháp luật vì nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thể chế hành chính nhà nước cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của nền hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người và quyền công dân.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)