2.1. Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt
2.1.2. Đặc điểm của đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt
Từ khái niệm đơn vị HC-KT đặc biệt và những phân tích ở trên, có thể thấy đơn vị HC-KT đặc biệt có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, đơn vị HC-KT đặc biệt là vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt, địa vị
về mặt lịch sử, chính trị hoặc có vị trí địa lý địa kinh tế, tức là thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đơn vị HC-KT đặc biệt có quy mơ diện tích rộng lớn, hội tụ các yếu tố lợi thế về vị trí địa lý, giao thơng, có các điều kiện thuận lợi để “mở cửa”, hội nhập nhanh với kinh tế thế giới. Do đặc tính là Khu kinh tế tổng hợp gồm nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế và có dân cư sinh sống nên quản lý trong đơn vị HC-KT đặc biệt không chỉ đơn thuần là quản lý kinh tế mà cịn quản lý hành chính tương tự như các đơn vị hành chính độc lập khác.
Thứ hai, được thành lập vì mục đích chính trị, lịch sử, kinh tế. Thành lập
và phát triển các đơn vị HC-KT đặc biệt với mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, tạo nền tảng và làm đầu tàu kinh tế cho vùng và tạo sức lan tỏa trong cả nước. Đơn vị HC-KT đặc biệt có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, gần cảng biển quốc tế, các tuyến giao thơng quan trọng của đất nước; có nhiều tiềm
năng phát triển tồn diện KT-XH. Đồng thời nó cũng là cửa sổ của nền kinh tế quốc gia để đến gần hơn với nền kinh tế phát triển trên thế giới. Khi đã phát triển đến trình độ nhất định thì các đơn vị HC-KT đặc biệt này cũng sẽ là lá chắn quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia.
Thứ ba, do cơ quan trung ương trực tiếp quản lý, hoặc giao cho chính
quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý điều hành theo thẩm quyền luật định, hoặc được trao các qui chế quản lý khác biệt với các đơn vị hành chính cịn lại của quốc gia, tùy thuộc vào tính chất của từng loại đơn vị HC-KT đặc biệt. Đơn vị HC-KT đặc biệt được Nhà nước trao quyền tự chủ cao hơn, linh hoạt hơn về mặt hành chính và kinh tế so với các mơ hình khác và được quy định tại các văn bản pháp luật. Chính quyền của đơn vị HC-KT đặc biệt được trao quyền điều hành mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.
- Thứ tư, thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt là những thể chế
đặc thù, phù hợp với từng đơn vị HC-KT đặc biệt và khác với khu vực còn lại của quốc gia. Được hưởng những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt, nhất là chính sách về thuế để thúc đẩy phát triển nhanh công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Có thể chế hành chính, kinh tế riêng theo chuẩn mực quốc tế như: bãi bỏ các hàng rào bảo hộ thuế và phi thuế quan; miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch, kinh doanh; cho phép cư trú lâu dài đối với các nhà kinh doanh, quản lý, kỹ thuật; mức thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn; cho phép tự do kinh doanh trên tất cả các lĩnh lực trừ một số lĩnh vực cấm; cho phép thực thi chế độ tự quản về hành chính, trong đó tách biệt các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; chính quyền Trung ương chỉ nắm quyền thống nhất quản lý về an ninh, quốc phòng và đối ngoại;
Thứ năm, đơn vị HC-KT đặc biệt cịn là “phịng thử nghiệm chính sách
mới” trước khi áp dụng rộng rãi những chính sách vĩ mơ ra cả nước. Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ nhanh và tác động trực
tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại…cuộc sống của mỗi quốc gia và mỗi nền kinh tế. Khi đó yêu cầu về đổi mới thể chế nói chung và thể chế hành chính nói riêng để hội nhập và phát triển là hết sức cấp bách và cần thiết nếu không muốn bị tụt hậu. Nếu như áp dụng một số chính sách đặc biệt trong cả nước thì sẽ có những tồn tại cần phải khắc phục trong q trình thực hiện, khi đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế đất nước. Vì vậy cần thử nghiệm những chính sách này trong các đơn vị HC-KT đặc biệt để tìm ra ưu điểm nhằm phát huy và hạn chế để khắc phục trước khi áp dụng rộng rãi trong cả nước là cần thiết.
Như vậy, trước tiên chúng ta hiểu thuật ngữ “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” trong Hiến pháp Việt Nam 2013 (Điều 110 và 111) được hiểu là dạng SEZ (Đặc khu kinh tế) [77], mà có thể được trao những quy chế đặc biệt hơn cả nhằm những mục đích lâu dài trong phát triển KT-XH.
Bên cạnh đó, tại Chương V Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (từ điều 74 đến điều 77) quy định về chính quyền địa phương ở đơn vị HC-KT đặc biệt. Điều 74 quy định: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về KT-XH, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển KT-XH của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó” [82]. Đến đây khẳng định rằng, vừa cụ thể Hiến pháp 2013 vừa quy định rõ hơn về đơn vị HC- KT đặc biệt như: Quy định về thẩm quyền thành lập và giải thể là do Quốc hội. Và đơn vị HC-KT đặc biệt là chính quyền địa phương ở Việt Nam, được thành lập và giải thể theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đơn vị HC-KT đặc biệt được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia và phù hợp với điều kiện của từng đơn vị HC-KT đặc biệt [77].