3.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính
3.3.3. Về thể chế hành chính trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Tổ chức và hoạt động của chính quyền đặc khu được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ theo hướng tạo quyền chủ động, linh hoạt và trách nhiệm tồn diện của chính quyền đặc khu trong quản lý toàn bộ hoạt động của đặc khu. Tổ chức bộ máy được tinh gọn với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, minh bạch và khơng chồng chéo nhiệm vụ. Đồng thời, chính quyền đặc khu ban hành hệ thống các quy trình, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhằm tạo sự minh bạch, trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan trong quá trình thực hiện.
Thể chế hành chính cũng quy định cụ thể một số nội dung quản lý hành chính nhà nước của chính quyền đặc khu, một số nội dung quản lý được thuê, hay cịn gọi là xã hội hóa như ở Singapor việc quản lý cảng biển là thuê công ty quản lý riêng chuyên quản lý một số hoặc đa số các cảng biển nhằm phát huy tính chuyên nghiệp, điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cảng quá cảnh quốc tế Singapor là cảng lớn thứ 2 trên thế giới và mang lại giá trị kinh tế lớn cho nền kinh tế quốc gia.
Quy định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương ở đơn vị HC-KT đặc biệt: được phân quyền quyết định cấp phép đầu tư, xây dựng KKT. Chỉ có những dự án lớn đầu tư trong những ngành quan trọng, có tính định hướng cho tồn ngành mới cần xin ý kiến cấp các Bộ, Ngành Trung ương.
Bên cạnh đó, có thể học hỏi mơ hình tổ chức quản lý và kinh doanh cảng biển là Chính quyền cảng (PA) hoặc Ban quản lý cảng (PMB) chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, cho thuê khai thác cảng biển, chủ động xây dựng và phát triển cảng biển, tận dụng nguồn vốn và khả năng của thành phần nhà nước, tư nhân và Công ty khai thác cảng. Cụ thể:
Thứ nhất, chính quyền cảng và hàng hải/hoặc Ban quản lý cảng: có nhiệm
vụ chủ yếu là quản lý việc sử dụng, cải tạo và phát triển cảng; quản lý giám sát các hoạt động của tàu thuyền ra, vào cảng làm hàng, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường; cấp phép và điều tiết các hoạt động dịch vụ hàng hải, trang thiết bị xếp dỡ và cầu bến cảng; quy định và điều chỉnh mức cước (giá) xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi...
Thứ hai, công ty khai thác cảng: hoạt động theo luật doanh nghiệp như
một nhà khai thác cảng. Cơng ty có quyền tự do hoạt động như một cơng ty khai thác cảng quốc tế. Các cơng ty tư nhân khác cũng có quyền tham gia khai thác cảng với sự cho phép của chính quyền cảng và hàng hải.
Bảng 3.4: Mơ hình bộ máy tổ chức một số đặc khu kinh tế
Đặc khu Bộ máy tổ chức
Trung Quốc (Thâm Quyến)
- Chính quyền đặc khu ngang với cấp thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông.
- Bộ máy chính quyền đặc khu được tinh giản, chỉ cịn 4 cơ quan (phát triển kinh tế; phát triển thương mại, Vận tải, Nông nghiệp).
- Công tác quản lý nhà nước tập trung về mặt quy hoạch; tách biệt với chức năng kinh doanh; Chính quyền đặc khu chỉ điều tiết những vấn đề vĩ mô.
Trung Quốc (Hồng Kơng)
- Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phịng và ngoại giao
- Người đứng đầu chính quyền ĐKHC do Ủy ban Bầu cử lựa chọn. Tất cả các công chức khác của chính quyền ĐKHC đều được Trưởng ĐKHC bổ nhiệm (trực tiếp hay ủy nhiệm) hoặc được cử tri bầu ra.
- Đặc trưng của thể chế của ĐKHC Hồng Kơng thể hiện ở: tính tự trị cao với mức tự do hóa vượt trội rõ rệt so với nội địa Trung Quốc hiện nay và ngay cả so với thể chế của Vương quốc Anh trước đây; Nhà nước có phạm vi nhỏ, can thiệp ít vào hoạt động thị trường và xã hội dân sự.
Hàn Quốc (Jeju)
- Là một Thành phố quốc tế tự do trực thuộc Trung ương (tỉnh tự trị).
- Chính phủ thành lập Ủy ban Hỗ trợ cho Thành phố gồm 30 thành viên do Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ Chủ tịch. - Điều hành hoạt động của Thành phố là Hội đồng địa phương, đứng đầu là Thống đốc, được toàn quyền trên tất cả các lĩnh vực ngoại trừ quốc phòng, ngoại giao.
- Chính quyền Thành phố được phân cấp 1.336 thẩm quyền trên tất cả các lĩnh vực ngoại trừ quốc phòng, ngoại giao và được quy định chi tiết trong Luật đặc biệt về Jeju.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bộ máy tổ chức của mỗi đặc khu kinh tế có sự khác nhau, như chính quyền đặc khu của Trung Quốc ngang cấp với thành phố và trực thuộc cấp tỉnh, bộ máy được tinh giản tối đa…Khu kinh tế tự do Jeju lại trực thuộc trung ương, chính quyền được phân cấp và có Luật đặc biệt điều chỉnh… sự khác nhau này là để phù hợp với thực tiễn của mỗi quốc gia nhưng đều vì mục đích chung là phát triển kinh tế, xã hội của mỗi đặc khu. Chúng ta thấy về tổ chức bộ máy ở các đặc khu kinh tế này rất tinh gọn, không cồng kềnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tầm vĩ mô cũng như quy định quyền hạn và trách nhiệm một cách rõ ràng.
Nếu xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy của đơn vị HC-KT đặc biệt ở Việt Nam cũng cần nghiên cứu sao cho vừa theo kịp với yêu cầu phát triển của thực tiễn vừa phù hợp với điều kiện của Việt Nam.