Lịch sử phát triển của quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 77 - 78)

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế hành chính của đơn vị hành chính-

2.3.3. Lịch sử phát triển của quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc

Thể chế hành chính nhà nước ở đơn vị HC-KT đặc biệt bao gồm các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thức đẩy xã hội phát triển theo định hướng của nhà nước ở đơn vị HC-KT đặc biệt. Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước ở đơn vị HC-KT đặc biệt để quản lý xã hội thì phải phù hợp với trình độ phát triển của các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định. Thể chế hành chính nhà nước cũng phải có tính năng vượt trội để định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội theo mong muốn của Nhà nước. Trình độ phát triển của xã hội thể hiện thơng qua các mặt sau: Trình độ phát triển kinh tế; trình độ phát triển về chính trị - xã hội; trình độ phát triển về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt. Việt Nam xác định là một quốc gia đang phát triển với tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh, đã có những bước phát triển lớn về mọi mọi. Tuy nhiên, chúng ta xác định nước ta mới đang bước vào quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trình độ dân trí, trình độ sản xuất và phương thức sản xuất còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cũng như chưa so sánh được với các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực. Vì vậy, khi xây dựng thể chế hành chính của đơn vị HC-KT

đặc biệt cần chú trọng và lưu ý đến trình độ của lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất của nước ta trong giai đoạn hiện nay để làm nền tảng xây dựng thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tương lai của đơn vị HC-KT đặc biệt nói riêng và của cả nước nói chung.

Mỗi dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng, khơng giống với các dân tộc khác. Văn hóa dân tộc là “Tồn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ

thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, theo

định nghĩa được coi là chuẩn do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871. Văn hóa dân tộc gắn liền với sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó bao gồm những giá trị chung về vật chất và tinh thần của dân tộc từ đời này qua đời khác. Văn hóa tạo cho quốc gia, cho dân tộc những bản sắc riêng. Các yếu tố của văn hóa quy định các cách xử sự của các thành viên trọng cộng đồng xã hội, bao gồm: Chuẩn mực - Truyền thống - Phong tục, tập quán - Thói quen. Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội ở đơn vị HC-KT đặc biệt cần tính đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền văn hóa. Thể chế hành chính nhà nước bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời nó phải hạn chế và xóa bỏ những yếu tố tiêu cực trong xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)