Đặc khu kinh tế Vũng Tà u Côn Đảo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 89 - 92)

3.2. Thực trạng thể chế hành chính của một số đặc khu kinh tế ở Việt Nam

3.2.1. Đặc khu kinh tế Vũng Tà u Côn Đảo

Ngày 30-5-1979 Quốc Hội ra Nghị quyết riêng về thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc Trung ương. Nghị quyết phê chuẩn việc thành lập đặc khu gồm có: Xã Long Sơn huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai, huyện Côn Đảo tỉnh Hậu Giang và thị xã Vũng Tàu. Chính quyền của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc Trung ương và tương đương cấp tỉnh. Mục đích xây dựng đặc khu này là phát triển ngành cơng nghiệp dầu mỏ và khí đốt.

Ranh giới của đặc khu bao gồm thị xã Vũng Tàu (toàn bộ cầu Cỏ May vào thị xã hiện nay), xã Long Sơn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai, và huyện Côn Đảo tỉnh Hậu Giang.

Quyết định số 438/CP ngày 10-12-1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức quản lý các cơ quan quản lý hành chính nhà nước của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo [16] được quy định cụ thể như sau:

Thể chế hành chính về tổ chức chính quyền của đặc khu Vũng Tàu - Cơn Đảo là quản lý đặc khu theo hai cấp: Cấp đặc khu và huyện, xã, phường. Đặc khu quản lý trực tiếp với các phường của thị xã Vũng Tàu và xã Long Sơn, cịn Cơn Đảo chưa có xã.

Đối với tổ chức bộ máy của đặc khu Vũng Tàu - Cơn Đảo được tổ chức có HĐND và UBND. HĐND của Đặc khu tổ chức bầu cử theo luật định. Côn Đảo và Vũng Tàu, Long Sơn do Đồng Nai chỉ đạo bầu cử HĐND huyện, xã trong tháng 5-1979. Đặc khu có Đặc khu ủy và Chủ tịch UBND đặc khu. Đối với UBND thì Chính phủ chỉ định với số lượng phù hợp cần thiết. Thường trực UBND gồm có Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch, ủy viên Thư ký và các ủy viên ủy ban được cơ cấu trong một số các trưởng ngành chuyên môn quan trọng.

Bộ máy được nhân sự trong Đặc khu được cơ cấu như sau: Các cơ quan chun mơn thuộc UBND gồm các Ty, Ban và Phịng.

Các ty gồm có: Cơng an, Tài Chính, Xây dựng, Giao thơng, Y tế, Thương nghiệp, Thủy sản, Giáo dục, Văn hóa thơng tin, Ủy ban Kế hoạch, Ngân hàng và Bưu điện.

Các Ban gồm có: Ban Ngoại vụ, Thanh tra, Quân sự, Tổ chức chính quyền và Văn phòng UBND đặc khu.

Các phịng gồm có: Cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Nông lâm, Thủy lợi, Lương thực, Thể dục thể tao, Thương binh xã hội, Bảo vệ bà mẹ trẻ em, Lao động, Vật giá và Thống kê.

Với lực lượng nhân sự được cơ cấu khoảng 300 người làm việc trong các đơn vị của Đặc khu (không kể số lượng biên chế thuộc các cơ quan Trung ương ngành dọc đóng trên địa bàn).

Các cơ quan thuộc ngành của Trung ương đóng trên địa bàn chủ yếu là các cơ quan sản xuất - kinh doanh. Các cơ quan này được quản lý trực tiếp bới Bộ, Tổng cục nghiên cứu và tổ chức cụ thể tùy theo yêu cầu của công việc. Ngồi ra cịn có các cơng ty sản xuất, kinh doanh trực thuộc Đặc khu như: Công ty Hải sản, công ty Cung ứng tàu biển…

Như vậy, cũng chưa có quy định nào thể chế hành chính trong tổ chức chính quyền, trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, trong sử dụng nguồn lực để phát triển Đặc khu. Đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo là đặc đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh duy nhất được phân chia tổ chức theo mơ hình chính quyền hai cấp. Chỉ có Nghị quyết của Chính phủ về tổ chức các cơ quan quản lý hành chính nhà nước của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Thể chế hành chính về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực giai đoạn 1979 đến 1991 của Đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo chưa được quy định cụ thể nhiều do hồn cảnh đất nước lúc đó. Thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị và kinh tế do Đảng và Chính phủ giao. Gồm các nhiệm vụ sau: Đảm bảo tổ chức thực hiện nhiệm vụ trung tâm về công tác dịch vụ phục vụ kế hoạch tìm kiếm, thăm dị, chuẩn bị khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta; Phát triển cơng nghiệp hải sản, tận dụng điều kiện tự nhiên của địa phương tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đánh bắt, chế biến, nuôi trồng các loại hải sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Đảm bảo các hoạt động kinh doanh phục vụ và phát triển du lịch, nghỉ mát, tắm biển cho khách nước ngoài và nhân dân trong nước; Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, an ninh, quốc phịng, ngoại vụ, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND đặc khu cần có những thể chế khác biệt về hành chính, về kinh tế. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đất nước vừa thống nhất, kinh tế vơ cùng khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, cơ sở vật chất cho đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo chủ yếu sử dụng những cơ sở vật chất của chế độ cũ và một số mới được sự tài trợ và hợp tác với Liên Xô. Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền có sự khác biệt so với cả nước. Tuy

nhiên, thể chế hành chính thì chưa có sự đột phá, tạo bước ngoặt để phát triển kinh tế, xã hội cho Đặc khu.

Nhìn chung, đặc khu Vũng Tàu - Cơn đảo trong thời gian tồn tại 12 năm chưa có thể chế hành chính riêng biệt, tạo động lực thực sự để Đặc khu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cũng có những thành tựu, bài học để học tập và rút kinh nghiệm khi xây dựng đặc khu kinh tế hay đơn vị HC-KT đặc biệt ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)