Phân tích hệ thống tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 68 - 96)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.6.Phân tích hệ thống tài chính Việt Nam

Ổn định hệ thống tài chính và thị trường vốn là một trong những vấn đềthen chốt đểnền kinh tế ổn định, tiến tới tăng trưởng bền vững và cạnh tranh trong tương lai.

Việt Nam là nước có thu nhập thấp, hệ thống tài chính và khung chính sách còn đang phát triển, nên dễ bị tổn thương trước những cú sốc lớn. Những viễn cảnh tăng trưởng lạc quan được hỗ trợ bởi nỗ lực bền bỉ của Chính phủ trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt gần đây là các đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công …phần nào bù đắp những điểm yếu này.

Đánh giá về rủi ro tín dụng của nền kinh tế Việt Nam dựa trên mức tín dụng khu vực tư nhân cao, mức thu nhập thấp và tiêu chuẩn bảo lãnh thô sơ, hệ thống pháp luật thiếu hiệu quả có thể dẫn đến sự hồi phục chậm và sự chậm trễ trong giải quyết tài sản bị tịch thu.

2012

Về khung chính sách, khung chính sách của Việt Nam còn thiếu các tiêu chuẩn quốc tế và ngân hàng trung ương dễ bị tổn thương trong chính các thỏa thuận của mình. Khung chính sách còn yêu do sự yếu kém trong điều hành và minh bạch. Hầu hết các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính kịp thời, và thường không đầy đủ chi tiết.

Về động lực cạnh tranh, rủi ro cho các ngân hàng chỉ ở mức trung bình và tập trung vào tăng trưởng. Thị trường đang bão hòa dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân hàng cảvềvốn vay và tiền gửi.

Theo báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2011 của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, chỉ số cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh năm 2011 giảm xuống thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, bằng một nửa so với năm 2010. Nền kinh tế vĩ mô bất ổn do lạm lạm phát tăng cao, những rủi ro trong hệ thống tài chính ngân hàng và thị trường vốn đang khiến hàng loạt doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thấp, các ngân hàng nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn huy động đó chính là lý do cho các cuộc đua lãi suất của các ngân hàng trong thời gian vừa qua. Ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, kéo theo thanh khoản của các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp bất động sản khó có thể tiếp cận nguồn vốn chính điều này đã dẫn đến việc thị trường bất động sản khá trầm lắng trong thời gian vừa qua (Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhận định, qua thống kê sơ bộ, TP.HCM hiện có khoảng 70% dự án đang xây dựng dở dang phải “đắp chiếu” vì thiếu vốn đầu tư). Thêm vào đó Việt Nam chưa có thị trường trao đổi trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp không có nhiều lựa chọn trong tiếp cận nguồn vốn phù hợp với điều kiện doanh nghiệp minh.

Như vậy, thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển sâu về mặt sản phẩm cũng như khung chính sách, dễ bị tổn thương trước các cú sốc, và mức độ rủi ro thị trường tài chính Việt Nam còn khá cao.

2012 4.3.7. Phân tích chính sách tỷgiá hối đoái của Việt Nam

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam chưa thật sự linh hoạt, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu, việc điều hành chính sách TGHĐ của Việt Nam trong thời gian qua còn một số bất cập như:

Thứ nhất: Ở Việt Nam tình trạng chênh lệch cao hai tỷ giá chính thức và không chính thức tồn tại kéo dài nhất là đầu năm 2011 gây căng thẳng giả tạo cung- cầu trên thị trường ngoại tệ, cũng như gây thiệt hại “kép” cho doanh nghiệp và nhiều hệ lụy tiêu cực khác trong việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân là doanh nghiệp nhận ngoại tệ qua ngân hàng phải bán lại cho ngân hàng theo giá chính thức thấp, trong khi muốn mua ngoại tệ để thanh toán thì lại khó mua được ngoại tệ với giá chính thức. Do đó NHNN đã có nhiều lần điều chỉnh tỷ giá chính thức.

Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 6/2008 đến nay, NHNNđã 6 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, và lần có mức điều chỉnh lớn nhất là đợt ngày 11/02/2011

- Ngày 11/6/2008, điều chỉnh lên 16.461 VND/USD (+1,99%). - Ngày 25/12/2008, điều chỉnh lên 16.989 VND/USD(+ 3%). - Ngày 26/12/2009, điều chỉnh lên 17.961 VND/USD (+ 5,44%). - Ngày 11/2/2010, điều chỉnh lên 18.544 VND/USD (+ 3,36%). - Ngày 18/8/2010, điều chỉnh lên 18.932 VND/USD (+ 2,09%).

- Ngày 11/2/2011, điều chỉnh lên 20.693 VND/USD (+ 9,3%), đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá từ 3% xuống 1%.Với quyết định này các ngân hàng thương mại được phép niêm yết tỷ giá mua, bán với khách hàng không quá 20.900 VND/USD.

Đợt điều chỉnh tỷ giá này đãđưa tỷ giá chính thức sát với tỷ giá thị trường, tổ chức kinh tế và cá nhân sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng nhiều hơn, giao dịch ngoại tệ sẽ dễ dàng hơn, tính minh bạch của thị trường cao hơn, sẽ không còn cảnh tổ chức

2012

kinh tế và ngân hàng mua bán chui ngoại tệ, gây ra nhiều hệ quả xấu cho cả các ngân hàng và khách hàng.

Tuy nhiên, việc duy trì và giữ tỷ giá chính thức sát với tỷ giá thị trường là vấn đề rất khó cho cơ quan quản lý, khi mà tỷ giá biến động do nhiều nguyên nhân như lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn, và đặc biệt là việc các tổ chức kinh tế, cá nhân đầu cơ găm giữ ngoại tệ, làm cho cân đối cung cầu ngoại tệ bị mất cân đối nghiêm trọng, gây áp lực lớn lên tỷ giá. Một nguyên nhân quan trọng khác cũng gây áp lực lên tỷ giá đó là sự bất cập trong quyền sở hữu ngoại tệ. Nghiên cứu các quy định về quản lý ngoại hối cũng cho thấy, có một bất cập về quyền sở hữu ngoại tệ của tổ chức tín dụng và quyền sở hữu ngoại tệ của tổ chức kinh tế và cá nhân. Quyền sở hữu ngoại tệ của tổ chức tín dụng rất hạn chế, trong khi quyền sở hữu ngoại tệ của tổ chức kinh tế rất lớn, điều này đã tạo nên mất cân đối lớn giữa khả năng mua được ngoại tệ của tổ chức tín dụng và nghĩa vụ bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng theo yêu cầu của tổ chức kinh tế và người dân. Do đó, cho dù các năm cán cân thanh toán tổng thể có bội thu, nhưng quyền sở hữu ngoại tệ của tổ chức tín dụng không có thì cũng không cân đối được nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, vẫn gây sức ép lên tỷ giá.

Ví dụ: Những năm gần đây tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư luôn ở mức cao. Cụ thể năm 2008, tiền gửi ngoại tệ của tổ chức kinh tế là 10,61 tỷ USD, tiền gửi ngoại tệ của dân cư là 7,70 tỷ USD. Năm 2009 tiền gửi của hai đối tượng trên là 11,7 tỷ USD và 9,26 tỷ USD. Năm 2010 là 10,78 tỷ USD và 10,64 tỷ USD. Trong điều kiện mất cân đối về cung cầu ngoại tệ gây sức ép lên tỷ giá, nếu các ngân hàng thương mại mua được số ngoại tệ chưa cần dùng đến nói trên, hoặc chỉ cần mua được số ngoại tệ gửi tại ngân hàng của các doanh nghiệp, thì các khó khăn về ngoại tệ có thể sẽ được tháo gỡ.

Thứ hai: Việt Nam điều hành chính sách tỷ giá hối đoái hỗ trợ xuất khẩu không hiệu quả còn gây thêm áp lực lên lạm phát.

2012

Việt Nam đã nhiều lần phá giá đồng nội tệ như trên nhưng kết quả đạt được đã không như mong muốn. Tình trạng nhập siêu vẫn tiếp diễn. Nguyên nhân chính là do Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nông sản như cà phê, cao su, nhiên liệu thô…, có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu( chiếm 85% nhập siêu của Việt Nam trong năm 2011) , hàng điện tử , nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như vải , sắt thép , chất dẻo.

Đối với tỷ giá, một đồng tiền được định giá càng thấp thì có khuynh hướng kích thích xuất khẩu do giá hàng sản xuất trong nước rẻ một cách tương đối so với hàng nước ngoài. Tuy nhiên, quy luật này không luôn luôn đúng với mọi thời điểm và đối với tất cả các nền kinh tế. Yếu tố dòng vốn đầu tư có thể được phân tích theo công thức cân bằng vĩ mô: Cán cân thương mại (TB) = X - M = S - I + (T-G).

Qua công thức trên có thể thấy bản chất của việc nhập siêu là do Việt Nam đầu tư nhiều hơn những gì mình tiết kiệm và Chính phủ cũng chi nhiều hơn thu. Nói một cách đơn giản là Việt Nam chi tiêu và đầu tư nhiều hơn những gì mình có thể làm ra. Do đó Việt Nam không nên chỉ sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để hỗ trợ xuất khẩu vì không thể hỗ trợ được gì nhiều, khi làm đồng Việt Nam yếu đi, thì điều này còn làm tăng áp lực lên tỷ lệ lạm phát , LP chi phí đẩy do nhập siêu gây ra, nên nâng sức cạnh tranh của hàng hóa cũng như xem xét cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu.

2012

Tóm lại, thực tế cho thấy việc điều hành, điều chỉnh TGHĐ của NHNN thời gian qua không hiệu quả, thường chỉ chạy theo xu thế của thị trường, và mang tính hành chính mà chưa thật sự song hành kịp thời để mang tính điều tiết rõ hơn.

4.3.8. Phân tích công tác dựbáo lạm phát của Việt Nam

4.3.8.1. Cơ sở hạtầng

Ở Việt Nam, hiện có một số cơ quan/ tổ chức nằm rải rác ở các bộ ngành/ thành phố, địa phương khác nhau có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, dự báo kinh tế. Chẳng hạn như: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ngân Hàng nhà nước, Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế thuộc Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội, Viện Nghiên cứu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh…công tác dự báo chủ yếu được tập trung vào ngành/ địa phương và lĩnh vực chuyên sâu của họ.

2012

Ở Việt Nam CSDL và các thông tin đầu vào phục vụ công tác nói trên còn rất thiếu và khập khiễng, thông tin bị cát cứ từ nhiều các cơ quan khác nhau mà vấn đề cơ bản có tính chất quyết định đến chất lượng của công tác dự báo, cảnh báo sớm về kinh tế-xã hội chính là các CSDL và các thông tin đầu vào.

4.3.8.2. Khả năng dự báo

Việc dự báo vĩ mô thời gian qua và hiện nay cũng còn những hạn chế, bất cập. Dự báo còn nghiêng nhiều về ngắn hạn, dự báo dài hạn chưa nhiều. Độ tin cậy và mức độ chính xác của một số dự báo vĩ mô chưa cao. Việc phân tích, so sánh, nhận diện các yếu tố tác động đến các chỉ tiêu dự báo và rút ra bài học kinh nghiệm còn thiếu và yếu nên việc chỉ đạo, điều hành đối với một số ngành, lĩnh vực chưa uyển chuyển hoặc thiếu sự phối hợp, hoặc có hiện tượng lặp đi lặp lại, nhất là tăng trưởng và lạm phát, có một phần do dự báo chưa chính xác hoặc thiếu sự phân tích đầy đủ. Nguyên nhân chính cho vấn đề này là do chưa có bộ máy chuyên trách về dự báo vĩ mô của quốc gia và ở các bộ, ngành; cán bộ làm công tác này chưa được đào tạo một cách bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp, do những hạn chế, bất cập về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin và sự thiếu, yếu của công tác phân tích, so sánh, có nguyên nhân do công cụ, phương pháp và các mô hình dự báo chưa được chuẩn hóa, cập nhật, cải tiến cho phù hợp...thêm vào đó dự báo lạm phát của chúng ta còn nặng về cảm tính. Tính chính xác của dự báo, kể cả dự báo ngắn hạn bị hạn chế nhiều, vì chưa được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn và khoa học. Hơn nữa, con số dự báo lại mang tính chất con số kế hoạch hay mục tiêu song lại thiếu những công cụ đi kèm để thực hiện kế hoạch hay mục tiêu đó. Chúng ta vẫn chưa có hệ thống các công cụ kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả trong bối cảnh kinh tế thị trường có độ mở lớn như Việt Nam hiện nay.

2012

Một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát năm 2011 tăng tới 18,3% so với năm 2010 là do công tác dự báo “lệch” với tính toán của các chuyên gia kinh tế, dẫn đến biện pháp điều hành chậm được triển khai. Đó là nhận định của Tổng cục Thống kê (TCTK) tại buổi họp báo sáng 29-12-2011 công bố tình hình kinh tế - xã hội năm 2011. Theo quy luật tháng 2 tăng cao, tháng 3 giảm, các biện pháp điều hành đều dồn vào tháng 3 nhưng không ngờ giá hàng hóa tiếp tục tăng cao. Tháng 4, 5 theo quy luật thị trường lại cao. Công tác dự báo điều hành cũng chưa tốt thể hiện ở việc khi chúng ta nghĩ lạm phát dịu (theo quy luật tháng 2 tăng cao, tháng 3 giảm), nên đã điều hành tăng giá điện, xăng dầu, điều chỉnh tỷ giá dồn vào tháng 3.2011.

Nói chung về cơ sở hạtầng cũng như công tác dự báo của ta còn thiếu và yếu, chính những điều này đã gây lên một số hậu quả nghiêm trọng trong công tác dự báo lạm phát, chính những dự báo sai lầm dẫn đến sự phản hồi đến CSTT sai lầm và cuối cùng là đưa ra các quyết định điều hành vĩ môkhông hợp lý.

4.4. Trin vng và d báo Lm phát cho Vit Nam

Xét về tác động khách quan thì năm 2012, nền kinh tế thế giới cũng sẽ gặp phải vô vàn khó khăn, cụ thể nhất đó là vấn đề giải quyết nợ công của các quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha, Italia…

Điều này không chỉ dừng trong năm 2012 mà có thể còn kéo dài nhiều năm tiếp theo. Kinh tế thế giới suy giảm dẫn tới khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là đối với vấn đề đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm, hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng cho nên mặc dù kinh tế thế giới có xấu hơn chăng nữa thì khả năng Việt Nam vẫn đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 13% so với năm 2011 mà Chính phủ đã đề ra. Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% trong năm 2012, lạm phát dưới 1 con số, bội chi ngân sách Nhà nước dưới 4,8% và

2012

tăng trưởng tín dụng từ 13-15% thì đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan.

4.4.1. Tăng trưởng kinh tế

Năm 2011, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định vĩ mô có tác dụng làm giảm nhiệt lạm phát trong những tháng cuối năm 2011 nhưng tác động của việc thắt chặt tiền tệ làm nguồn vốn lưu thông trong xã hội giảm sút ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành, đặc biệt là các ngành sản xuất. Ngoài việc thiếu vốn, các ngành sản xuất còn chịu tác động tiêu cực từ việc giá cả và lạm phát tăng cao. Tất cả các yếu tố này dẫn đến trình trạng hoạt động kém hiệu quả, tăng trưởng ngành giảm sút. Năm nay, tăng trưởng các ngành sản xuất dự báo vẫn sẽcòn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do các lý do sau:

Lạm phát có thể giảm trong năm 2012 nhưng giá cả đã bị đẩy lên một mặt bằng cao hơn (do lạm phát cao năm 2011); mặt hàng thiết yếu như xăng dầu đã lên

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 68 - 96)