Không có sự thống trị tài khóa

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2.2.1. Không có sự thống trị tài khóa

Thực hiện CSTT với một mục tiêu lạm phátđòi hỏi rằng CSTT không được bị chi phối bởi mối quan tâm tài khóa. Bằng cách tối thiểu hóa việc tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, sẽ làm gia tăng độ tín nhiệm của khuôn khổ LPMT, điều này sẽ giảm các chi phí thực để giảm tỷ lệ LP của nền kinh tế xuống (Masson, Savastano, và Sharma,năm 1997, và Mishkin, 2000).

Tầm quan trọng của một vị thế tài chính mạnh phụ thuộc trước hết vào mức lạm phát lịch sử của quốc gia đó, việc Chính phủ sử dụng CSTT để tác động đến các mục tiêu tài khóa ngắn hạn, khả năng tiếp cận thị trường tài chính để đáp ứng các yêu cầu tài trợ của Chính phủ. Những vị trí bắt đầu khác nhau sẽ giúp đỡ để xác định mức độ sắp xếp tổ chức, chẳng hạn như giới hạn về NHTW tài trợ cho Chính phủ hay luật tài khóa, một luật rất quan trọng đến xây dựng độ tín nhiệm của khuôn khổLPMT.

Vềnguyên tắc, có thểphân biệt thành hai trường hợp:

Đầu tiên liên quan đến các quốc gia có một lịch sử lạm phát cao: thường là kết quả của việc NHTW tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho thâm hụt ngân sách hay khả năng hạn chế của Chính phủ trong việc tiếp cận thị trường vốn để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, một vị trí tài chính vững mạnh là một điều cần thiết, điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập độ tin cậy của một khuôn khổ LPMT. Với lạm phát cao và sự yếu kém trong khả năng tiếp cận thị trường tài chính đểtài trợ cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ, điều này có thể làm công chúng lo lắng rằng khả năng khuôn khổ LPMT bị suy yếu do các ưu tiên tài khóa. Trái phiếu của nền kinh tế dễ bị tổn

2012

thương trước những cú sốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyêt định liệu khuôn khổLPMT có bị suy yếu vì các ưu tiên tài khóa hay không.

Trường hợp thứ hai bao gồm các quốc gia có lạm pháttương đối thấp và có thể tiếp cận thị trường tài chính để đáp ứng các nhu cầu tài chính của họ. Chính phủ có khả năng tiếp cận thị trường tài chínhđể bù đắp được các khoản thâm hụt ngân sách và lịch sử của lạm phát tương đối thấp, độ tin cậy của các khuôn khổ LPMT ít có khả năng bị suy yếu do tình hình tài chính của Chính phủ và khả năng thu thuế (Huang và Wei, 2001). Trong thực tế, một khuôn khổ LPMT có thể giúp đảm bảo rằng các mối quan tâm tài khóa sẽ không phải là một việc phức tạp khi thực hiện CSTT. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Canada cho thấy rằng khi có sự không chắc chắn tài khóa, thì NHTW được yêu cầu chấp nhận điều kiện tiền tệ chặt chẽ hơn mong muốn để chứng minh cam kết của mình với mục tiêu lạm phát (Clinton và Zelmer, 1997).

Để đảm bảo không có sự thống trị tài khóa cần có một số quy định rõ ràng về: sự độc lập của các công cụ, sự giới hạn rõ ràng về việc Chính phủ sử dụng các nguồn tài trợ từ NHTW. Việc giới hạn sử dụng cơ sở vật chất của NHTW, Ví dụ như đường dây tín dụng, các cân đối thặng dư đảm bảo rằng việc tài trợ của Chính phủ sẽ không làm tănglạm phát tiền tệ, hay gây trở ngại cho NHTW trong quá trình quản lý tính thanh khoản của thị trường tài chính. Việc thiết lập các nhân tố trên trước khi khuôn khổ LPMT được công bố sẽ xây dựng được lòng tin của công chúng vào khung chính sách. Ở hầu hết các quốc gia mới nổi áp dụng khuôn khổ LPMT đều thiết lập các nhân tốtrên trong luật pháp NHTW, phản ánh kinh nghiệm của lạm phát cao gây ra tiền tệ hóa thâm hụt tài chính, mức độ nợ của Chính phủ các quốc gia mới nổi cao hơn các nước công nghiệp và họ dễ dàng bị tổn thương trước các cú sốc.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)