Phân tích các công cụ trực tiếp

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 53 - 96)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2.1.Phân tích các công cụ trực tiếp

4.3.2.1.1. Lãi suất

Điều hành lãi suất là một hành động quan trọng của NHTW đối với sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù có những thành công trong việc điều hành hệ thống ngân hàng đem lại tăng trưởng và ổn định cho nền kinh tế, cách thức điều hành lãi suất của NHTW vẫn cho thấy một vài điểm chưa hoàn thiện.

Đó là tình trạng lúc thừa, lúc thiếu thanh khoản, hay tình trạng căng thẳng trong lãi suất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.Một trong những lý do giải thích những hiện tượng đó, có thể, bắt nguồn từ cách tiếp cận không hợp lý trong việc ra

8.30% 22.97% 6.88% 9.19% 18.58% 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ lạm phát

2012

quyết định lãi suất của NHTW. Chính sách lãi suất bị động, đi sau diễn biến kinh tế vĩ mô.

Tại sao Việt Nam lại phải liên tục chứng kiến những biến động trái chiều trong lãi suất và thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhiều như vậy? Có lẽ hiện tượng này bắt nguồn từ cách điều hành lãi suất thường chậm so với diễn biến thực tế. Một đặc trưng hay yêu cầu cơ bản của điều hành CSTT chính là tính chất đi trước, dẫn dắt, và định hướng. Trong khi đó, ở Việt Nam chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện tượng chính sách chỉ được đề ra khi mà có quá nhiều phàn nàn từ thực tế, hoặc bản thân các nhà làm chính sách không thể không nhận thấy sức ép quá lớn từ thực tế. Và họ nhận thấy không làm sẽ phải đối mặt với những hậu quả to lớn và hết sức nghiêm trọng.

Chính đặc trưng ra quyết định chính sách như thế làm cho kinh tế vĩ mô luôn bị biến động. Và khi kinh tế vĩ mô biến động thì việc ra quyết định chính sách vẫn theo nếp chậm cũ, chờ tới khi ai cũng thấy sức ép lớn mới tiến hành lại càng làm cho sự biến động trở nên rất khó lường.

Việc điều hành lãi suất của NHTW quá dựa vào tín hiệu từ các doanh nghiệp. Dường như, việc ra quyết định về lãi suất của NHTW Việt Nam là luôn chậm vì không chú trọng đủ mức vào những dấu hiệu vĩ mô phản ánh khuynh hướng của nền kinh tế. Trái lại, NHTW dường như thường hay lại dựa vào những thông tin vi mô để đưa ra quyết định.

Như vậy, có thể nói cách tiếp cận trong việc ra quyết định chính sách lãi suất như vậy là cách tiếp cận mang tính vi mô. Trong khi đó, chính sách lãi suất phải là chính sách mang tính khuynh hướng vĩ mô. Chính cách tiếp cận như vậy, chúng ta luôn có cảm giác là những chính sách lãi suất ở Việt Nam thường bị chậm so với những diễn biến của thực tế, và mang tính đối phó nhiều hơn là dẫn dắt thực tế.

2012

Bằng công cụ hạn mức tín dụng, NHTW quy định cho các NHTM một hạn mức tăng trưởng tín dụng tối đa trong một thời gian nhất định. Ở Việt Nam trong năm 2008, đứng trước tỷlệ lạm phát cao để kiềm chếlạm phát và ổn định thị trường tiền tệ, NHTW đã khống chế tăng trưởng cung tín dụng của ngân hàng ở hạn mức khồn quá 30%, hay năm 2010 là 20%, gần đây nhất là việc NHTW chia 4 nhóm ngân hàng với nhóm ngân hàng loại 1 cũng chỉ được tăng trưởng tín dụng 17%,nhóm 2 là 15%, nhóm 3 là 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của NHTW theo đúng như nội dung của Đề án tái cấu trúc. Mọi hoạt động từ huy động vốn, cho vay, thu hồi nợ, cân đối sổ sách, tài sản... đều được giám sát kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, các ngân hàng này còn rơi vào tình trạng bị nhòm ngó, thâu tóm...--> Tuy nhiên bây giờ các ngân hàng này không phải tự mình vật lộn với vấn đề kém thanh khoản.

Công cụ này được NHTW sử dụng theo đúng tinh thần thắt chặt của CSTT, và mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng, nâng cao hơn nữa tính tương tác giữa thị trường và cơ quan quản lý tức chỉ nhằm điều tiết thị trường hiệu quả hơn.

Nhìn chung, đây là biện pháp mạnh mang tính hành chính, nhưng cũng đã thể hiện sự hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tín dụng luôn biến động nên công cụ này ít được NHTW áp dụng.

4.3.2.2. Phân tích công cụgián tiếp4.3.2.2.1. Nghiệp vụthị trường mở 4.3.2.2.1. Nghiệp vụthị trường mở

Công tác điều hành nghiệp vụ thị trường mở của NHTW thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất: NHTW điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở, cùng với các công cụ CSTT khác, bước đầu đã kiềm chếlạm phát và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT. Lượng tiền cung ứng và rút về của thị trường mở có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT. Cùng với thị trường mở, NHTW vẫn duy trì các công

2012

cụ khác của CSTT như chính sách tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc. Do vậy, trong các thời điểm cụ thể, thị trường mở được điều hành linh hoạt, góp phần tạo sự phối hợp chặt chẽ với các công cụCSTT khác nhằm đạt được mục tiêu CSTT.

Ví dụ: NHTW đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành CSTT từ “thắt chặt” cho đến “nới lỏng” trong khoảng thời gian 2007 - 2008 nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới. Sau đó, CSTT được chuyển sang thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, từ tháng 11/2010 đến nay, được tiếp tục điều hành theo hướng thắt chặt, thận trọng.

Hình 2: Hoạt động thị trường mở giai đoạn 2008-Q2/2011

Ngun: Tham khảo bài nghiên cứu của TS: Hà ThịSáu và Thân Thị Linh Vi.

Thứ hai, qua nghiệp vụ thị trường mở; NHTW đã điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các TCTD, điều tiết cung cầu vềvốn ngắn hạn cho các TCTD.

Thứ ba, sự thay đổi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở làm tăng khả năng điều tiết lãi suất thị trường của NHTW Việt Nam. Sự thay đổi tới 5 lần lãi suất nghiệp vụ thị trường mở trong 6 tháng đầu năm 2011 thểhiện sự bám sát lãi suất thị trường và vận động cùng chiều, phối hợp chặt chẽ giữa lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu là cơ sở để các chủ

2012

thể trong nền kinh tế đưa ra quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp… Thứ tư: số phiên chào mua tăng lên 2 phiên/ ngày tăng cường độ giao dịch, đáp ứng cao nhu cầu thanh khoản của các TCTD.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như:

Thứ nhất: số lượng các tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường mở cũng như mức độ thường xuyên còn thấp.

Thứ hai: CSTT đa mục tiêu kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, do vậy, việc bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở vẫn phải nằm trong chỉ tiêu lượng tiền cung ứng tăng thêm được Chính phủ phê duyệt giảm tính chủ động trong điều hành nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Việt Nam.

Thứ ba: Còn nhiều bất cập trong việc điều tiết lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Thời gian qua, NHTW Việt Nam đã điều hành linh hoạt lãi suất nghiệp vụ thị trường mở gắn với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu trong điều hành CSTT. Thực tế cho thấy vẫn có thời điểm, NHTW lúng túng trong việc điều tiết lãi suất trên thị trường mở trong mối quan hệ với các loại lãi suất khác. Những năm gần đây và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2011, NHTW thực hiện đấu thầu khối lượng với lãi suất công bố, điều này cũng hạn chếphần nào khả năng cạnh tranh của các TCTD.

Nhìn chung, mặc dù còn một số hạn chế, nhưng nghiệp vụ thị trường mở đang tiếp tục trở thành kênh chủ yếu để NHTW bơm tiền ra nền kinh tếvà thu tiền vềtừ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khảdụng của các ngân hàng thương mại với số lượng thành viên tham gia đặt thầu, số phiên và khối lượng giao dịch đều tăng hơn trước.

4.3.2.2.2. Dựtrữbắt buộc

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc được Việt Nam áp dụng từ những năm 90, dựa trên số tiền huy động bình quân không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng của các tổ chức tín dụng. Với mục đích thực hiện CSTT thận trọng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc được điều

2012

chỉnh trong phạm vi từ 0-20%, theo quy định của luật NHTW. Tuy nhiên, công cụ này còn một số hạn chế đó là: chưa thật sự chủ động, khi xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn nhiều yếu tốphi kinh tế, như tâm lý, chính trị, tính linh hoạt kém…

Bảng 5: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Theo văn bản số 1925/QD-NHNN 26/8/2011 . Áp dụng từ ngày 01/09/2011.

Tỷlệdự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từkỳdự trữtháng 3/2009), tỷlệdựtrữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳdự trữtháng 9/2011)

Loại TCTD

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng 3% 1% 8% 6%

2012

nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1% 1% 7% 5% Ngân hàng thương mại CP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 1% 1% 7% 5%

Ngun: Website NHTW Việt Nam.

4.3.3. Phân tích chính sách tài khóa

4.3.3.1. Tài khóa của VN phảnứng không phù hợp với trạng thái chu kỳkinh tế kinh tế

Chính sách tài khóa của Việt Nam phản ứng không phù hợp với trạng thái chu kỳ kinh tế thể hiện qua một số sự kiện như sau:

Ví dụ: Nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái vào cuối năm 1997, nhưng tài khóa lại thắt chặt. Cụ thể, năm 1999 tăng trưởng ở mức dưới tiềm năng, thì trạng thái tài khóa chỉ thay đổi ở mức 1% GDP. Đến những năm 2000 - 2002, nền kinh tế chỉ mới

2012

đang trên đà phục hồi (vẫn còn ở mức thấp hơn tiềm năng), thì trạng thái tài khóa liên tục kiềm chế ở mức 3% GDP. Bắt đầu từ năm 2005, nền kinh tế tăng trưởng nhanh (trên mức tiềm năng), thì trạng thái tài khóa lại liên tục mở rộng ở mức rất cao từ 4% đến 6% GDP. Kết quả, trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, lượng tiền trong lưu thông tăng tới 135%, trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 27%. Điều này có nghĩa, Nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên.

Giai đoạn 2005 - 2007, hệ số ICOR của Việt Nam tăng rất cao (>5), cho thấy khả năng hấp thụ vốn đầu tư cho tăng trưởng rất thấp. Nghĩa là, tổng cầu đầu tư càng cao do kích thích tài khóa, cuối cùng chỉ cho thấy giá cả càng cao chứ không làm gia tăng sản lượng. Tình trạng điều hành chính sách tài khóa Việt Nam đúng như nhận định của IMF: “... trong các nền kinh tế đang phát triển, chính sách tài khóa có đặc thù là thuận chu kỳ - đó là, tăng thêm kích thích trong thời gian kinh tế tăng trưởng và tháo dỡ trong thời kỳ suy thoái”. Điều này gợi lên vấn đề, chính sách tài khóa đó có khuynh hướng gây bất ổn định hơn là góp phần giảm biến động chu kỳ kinh tế.

Qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, cùng với các bất cập nội tại nền kinh tế đã cho ta càng thấy rõ những bất cập của CSTK.

Thu ngân sách thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu không tái tạo, không bền vững như khoản thu từ bán tài nguyên, đất đai... Đồng thời, với tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế và cam kết trong WTO, hàng rào thuế quan sẽ ngày một thu hẹp, do vậy khả năng thu từ hoạt động nhập khẩu sẽ giảm sút, điều này là thách thức rất lớn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt.

Tóm lại, chính sách tài khóa của Việt Nam còn rất nhiều bất cập, chưa thể là một công cụ hữu hiệu, có khả năng phối hợp với Chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô do vẫn còn tồn tại sự không

2012

tương thích giữa hai chính sách này-> cần phải thay đổi cách điều hành, thực hiện Chính sách tài khóa Việt Nam để có thể hỗ trợ và kết hợp với các công cụ của CSTT đạt được mục tiêu chung.

4.3.3.2. Hiệu quả đầu tư từngân sách còn quá thấp

So với các quốc gia khác tỷ lệ thu thuế của Việt Nam khá cao, điều này cho thấy một thực tếtrong những năm qua mặc dù trong chiến lược tài chính, chiến lược thuế, tính toán đến việc ổn định tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách Nhà nước, bảo đảm nuôi dưỡng nguồn thu, khoan sức dân, nhưng do yêu cầu của chi đầu tư phát triển và chi cho con người tăng nên thu ngân sách Nhà nước không đạt được mục tiêu đề ra. Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ động viên ngân sách Nhà nước và bội chi cao nhưng tốc độ tăng trưởng trong những năm qua không cao, hệ số đầu tư ICOR tăng, cho thấy hiệu quả đầu tư xã hội và hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước thấp hơn các nước trên thếgiới.

Vừa qua Bộ KH-ĐT cũng đã thống kê trong số 13.180 DA được kiểm tra và 14.706 DA sử dụng 30% vốn nhà nước đã phát hiện 145 DA gây thất thoát vốn, 100 DA có vi phạm về thủ tục đầu tư, 47 DA vi phạm chất lượng công trình và 1.034 DA phải ngừng thực hiện.

Như vậy, hiệu quả đầu tư từ ngân sách còn quá thấp, trì trệ, yếu kém, gây thất thoát lớn, nên xem xét nâng cao hiệu quả đầu tư chứ không phải tăng cường các khoản thu thuếcủa nhân dân.

4.3.3.3. Tỷlệbội chi ngân sách quá cao

Hiện nay bội chi ngân sách Nhà nước là bội chi ngân sách Trung ương, được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng chi ngân sách Trung ương và tổng thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách; ngân sách địa phương không được bội chi. Chính sách tiếp tục 5% thiếu hụt ngân sách cho thấy chúng ta chưa quyết tâm hạn chếtín dụng thông qua con đường cắt giảm chi tiêu Nhà nước.

2012

Chấp nhận 5% thiếu hụt ngân sách trong một thời gian khá dài là điều cần phải xem xét lại. Theo thông lệquốc tế, thiếu hụt ngân sách Nhà nước trên 3% là đáng lo và cần có biện pháp điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát đang còn cao như ở Việt Nam. Chính thâm hụt ngân sách cũng đã góp phần gây nên mất cân đối tích lũy-đầu tư, gây tình trạng nợ nần, nợ công đã tăng cao qua các năm.

Trong những năm đầu của cải cách, thâm hụt ngân sách luôn được giữ ở mức dưới 3%, cụ thể năm 1991 thâm hụt ngân sách Nhà nước là 1,9% GDP. Từ năm 1995 thâm hụt ngân sách liên tục tăng từ mức 4,1% GDP năm 1995 lên đến 5% GDP ở những năm sau. Bội chi ngân sách tính từ 2005 đến 2011 hầu như không giảm về tỷ trọng, quy mô gia tăng nhanh chóng: Năm 2005, con số bội chi ngân sách là 40,7 tỷ VND tương đương tỷlệ bội chi là 4,86% GDP. Năm 2007 các con số này tương ứng là 48,6 tỷ VND và 5,65%; năm 2009 tăng lên là 115,9 tỷ VND tương

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 53 - 96)