Phân tích công cụ gián tiếp

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 55 - 96)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2.2.Phân tích công cụ gián tiếp

Công tác điều hành nghiệp vụ thị trường mở của NHTW thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất: NHTW điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở, cùng với các công cụ CSTT khác, bước đầu đã kiềm chếlạm phát và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT. Lượng tiền cung ứng và rút về của thị trường mở có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT. Cùng với thị trường mở, NHTW vẫn duy trì các công

2012

cụ khác của CSTT như chính sách tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc. Do vậy, trong các thời điểm cụ thể, thị trường mở được điều hành linh hoạt, góp phần tạo sự phối hợp chặt chẽ với các công cụCSTT khác nhằm đạt được mục tiêu CSTT.

Ví dụ: NHTW đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành CSTT từ “thắt chặt” cho đến “nới lỏng” trong khoảng thời gian 2007 - 2008 nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới. Sau đó, CSTT được chuyển sang thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, từ tháng 11/2010 đến nay, được tiếp tục điều hành theo hướng thắt chặt, thận trọng.

Hình 2: Hoạt động thị trường mở giai đoạn 2008-Q2/2011

Ngun: Tham khảo bài nghiên cứu của TS: Hà ThịSáu và Thân Thị Linh Vi.

Thứ hai, qua nghiệp vụ thị trường mở; NHTW đã điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các TCTD, điều tiết cung cầu vềvốn ngắn hạn cho các TCTD.

Thứ ba, sự thay đổi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở làm tăng khả năng điều tiết lãi suất thị trường của NHTW Việt Nam. Sự thay đổi tới 5 lần lãi suất nghiệp vụ thị trường mở trong 6 tháng đầu năm 2011 thểhiện sự bám sát lãi suất thị trường và vận động cùng chiều, phối hợp chặt chẽ giữa lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu là cơ sở để các chủ

2012

thể trong nền kinh tế đưa ra quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp… Thứ tư: số phiên chào mua tăng lên 2 phiên/ ngày tăng cường độ giao dịch, đáp ứng cao nhu cầu thanh khoản của các TCTD.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như:

Thứ nhất: số lượng các tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường mở cũng như mức độ thường xuyên còn thấp.

Thứ hai: CSTT đa mục tiêu kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, do vậy, việc bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở vẫn phải nằm trong chỉ tiêu lượng tiền cung ứng tăng thêm được Chính phủ phê duyệt giảm tính chủ động trong điều hành nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Việt Nam.

Thứ ba: Còn nhiều bất cập trong việc điều tiết lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Thời gian qua, NHTW Việt Nam đã điều hành linh hoạt lãi suất nghiệp vụ thị trường mở gắn với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu trong điều hành CSTT. Thực tế cho thấy vẫn có thời điểm, NHTW lúng túng trong việc điều tiết lãi suất trên thị trường mở trong mối quan hệ với các loại lãi suất khác. Những năm gần đây và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2011, NHTW thực hiện đấu thầu khối lượng với lãi suất công bố, điều này cũng hạn chếphần nào khả năng cạnh tranh của các TCTD.

Nhìn chung, mặc dù còn một số hạn chế, nhưng nghiệp vụ thị trường mở đang tiếp tục trở thành kênh chủ yếu để NHTW bơm tiền ra nền kinh tếvà thu tiền vềtừ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khảdụng của các ngân hàng thương mại với số lượng thành viên tham gia đặt thầu, số phiên và khối lượng giao dịch đều tăng hơn trước.

4.3.2.2.2. Dựtrữbắt buộc

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc được Việt Nam áp dụng từ những năm 90, dựa trên số tiền huy động bình quân không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng của các tổ chức tín dụng. Với mục đích thực hiện CSTT thận trọng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc được điều

2012

chỉnh trong phạm vi từ 0-20%, theo quy định của luật NHTW. Tuy nhiên, công cụ này còn một số hạn chế đó là: chưa thật sự chủ động, khi xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn nhiều yếu tốphi kinh tế, như tâm lý, chính trị, tính linh hoạt kém…

Bảng 5: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Theo văn bản số 1925/QD-NHNN 26/8/2011 . Áp dụng từ ngày 01/09/2011.

Tỷlệdự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từkỳdự trữtháng 3/2009), tỷlệdựtrữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳdự trữtháng 9/2011)

Loại TCTD

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng 3% 1% 8% 6%

2012

nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1% 1% 7% 5% Ngân hàng thương mại CP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 1% 1% 7% 5%

Ngun: Website NHTW Việt Nam.

4.3.3. Phân tích chính sách tài khóa

4.3.3.1. Tài khóa của VN phảnứng không phù hợp với trạng thái chu kỳkinh tế kinh tế

Chính sách tài khóa của Việt Nam phản ứng không phù hợp với trạng thái chu kỳ kinh tế thể hiện qua một số sự kiện như sau:

Ví dụ: Nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái vào cuối năm 1997, nhưng tài khóa lại thắt chặt. Cụ thể, năm 1999 tăng trưởng ở mức dưới tiềm năng, thì trạng thái tài khóa chỉ thay đổi ở mức 1% GDP. Đến những năm 2000 - 2002, nền kinh tế chỉ mới

2012

đang trên đà phục hồi (vẫn còn ở mức thấp hơn tiềm năng), thì trạng thái tài khóa liên tục kiềm chế ở mức 3% GDP. Bắt đầu từ năm 2005, nền kinh tế tăng trưởng nhanh (trên mức tiềm năng), thì trạng thái tài khóa lại liên tục mở rộng ở mức rất cao từ 4% đến 6% GDP. Kết quả, trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, lượng tiền trong lưu thông tăng tới 135%, trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 27%. Điều này có nghĩa, Nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên.

Giai đoạn 2005 - 2007, hệ số ICOR của Việt Nam tăng rất cao (>5), cho thấy khả năng hấp thụ vốn đầu tư cho tăng trưởng rất thấp. Nghĩa là, tổng cầu đầu tư càng cao do kích thích tài khóa, cuối cùng chỉ cho thấy giá cả càng cao chứ không làm gia tăng sản lượng. Tình trạng điều hành chính sách tài khóa Việt Nam đúng như nhận định của IMF: “... trong các nền kinh tế đang phát triển, chính sách tài khóa có đặc thù là thuận chu kỳ - đó là, tăng thêm kích thích trong thời gian kinh tế tăng trưởng và tháo dỡ trong thời kỳ suy thoái”. Điều này gợi lên vấn đề, chính sách tài khóa đó có khuynh hướng gây bất ổn định hơn là góp phần giảm biến động chu kỳ kinh tế.

Qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, cùng với các bất cập nội tại nền kinh tế đã cho ta càng thấy rõ những bất cập của CSTK.

Thu ngân sách thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu không tái tạo, không bền vững như khoản thu từ bán tài nguyên, đất đai... Đồng thời, với tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế và cam kết trong WTO, hàng rào thuế quan sẽ ngày một thu hẹp, do vậy khả năng thu từ hoạt động nhập khẩu sẽ giảm sút, điều này là thách thức rất lớn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt.

Tóm lại, chính sách tài khóa của Việt Nam còn rất nhiều bất cập, chưa thể là một công cụ hữu hiệu, có khả năng phối hợp với Chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô do vẫn còn tồn tại sự không

2012

tương thích giữa hai chính sách này-> cần phải thay đổi cách điều hành, thực hiện Chính sách tài khóa Việt Nam để có thể hỗ trợ và kết hợp với các công cụ của CSTT đạt được mục tiêu chung.

4.3.3.2. Hiệu quả đầu tư từngân sách còn quá thấp

So với các quốc gia khác tỷ lệ thu thuế của Việt Nam khá cao, điều này cho thấy một thực tếtrong những năm qua mặc dù trong chiến lược tài chính, chiến lược thuế, tính toán đến việc ổn định tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách Nhà nước, bảo đảm nuôi dưỡng nguồn thu, khoan sức dân, nhưng do yêu cầu của chi đầu tư phát triển và chi cho con người tăng nên thu ngân sách Nhà nước không đạt được mục tiêu đề ra. Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ động viên ngân sách Nhà nước và bội chi cao nhưng tốc độ tăng trưởng trong những năm qua không cao, hệ số đầu tư ICOR tăng, cho thấy hiệu quả đầu tư xã hội và hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước thấp hơn các nước trên thếgiới.

Vừa qua Bộ KH-ĐT cũng đã thống kê trong số 13.180 DA được kiểm tra và 14.706 DA sử dụng 30% vốn nhà nước đã phát hiện 145 DA gây thất thoát vốn, 100 DA có vi phạm về thủ tục đầu tư, 47 DA vi phạm chất lượng công trình và 1.034 DA phải ngừng thực hiện.

Như vậy, hiệu quả đầu tư từ ngân sách còn quá thấp, trì trệ, yếu kém, gây thất thoát lớn, nên xem xét nâng cao hiệu quả đầu tư chứ không phải tăng cường các khoản thu thuếcủa nhân dân.

4.3.3.3. Tỷlệbội chi ngân sách quá cao

Hiện nay bội chi ngân sách Nhà nước là bội chi ngân sách Trung ương, được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng chi ngân sách Trung ương và tổng thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách; ngân sách địa phương không được bội chi. Chính sách tiếp tục 5% thiếu hụt ngân sách cho thấy chúng ta chưa quyết tâm hạn chếtín dụng thông qua con đường cắt giảm chi tiêu Nhà nước.

2012

Chấp nhận 5% thiếu hụt ngân sách trong một thời gian khá dài là điều cần phải xem xét lại. Theo thông lệquốc tế, thiếu hụt ngân sách Nhà nước trên 3% là đáng lo và cần có biện pháp điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát đang còn cao như ở Việt Nam. Chính thâm hụt ngân sách cũng đã góp phần gây nên mất cân đối tích lũy-đầu tư, gây tình trạng nợ nần, nợ công đã tăng cao qua các năm.

Trong những năm đầu của cải cách, thâm hụt ngân sách luôn được giữ ở mức dưới 3%, cụ thể năm 1991 thâm hụt ngân sách Nhà nước là 1,9% GDP. Từ năm 1995 thâm hụt ngân sách liên tục tăng từ mức 4,1% GDP năm 1995 lên đến 5% GDP ở những năm sau. Bội chi ngân sách tính từ 2005 đến 2011 hầu như không giảm về tỷ trọng, quy mô gia tăng nhanh chóng: Năm 2005, con số bội chi ngân sách là 40,7 tỷ VND tương đương tỷlệ bội chi là 4,86% GDP. Năm 2007 các con số này tương ứng là 48,6 tỷ VND và 5,65%; năm 2009 tăng lên là 115,9 tỷ VND tương đương 6,99% và năm 2010 là 109,460 và tỷ lệ bội chi ở mức 5,5% , năm 20011 120,6 tỷVND và tỷlệbội chi là 5.3%.

Một phần, thâm hụt ngân sách tăng là do Chính phủ thực thi chính sách kích cầu năm 2009. Tuy nhiên nếu tính cả việc phát hành trái phiếu chính phủ thì thâm hụt ngân sách còn cao hơn nhiều, 9,7% GDP năm 2009 và 8,7% năm 2010.

Kết quả là, thâm hụt ngân sách triền miên ở mức độ cao trong hơn mười năm qua đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thếbất cân đối gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành vấn đề thường trực. Theo đó nợ Chính phủ đã gia tăng. Dư nợ chính phủ năm 2001 chiếm 35,7% GDP tăng lên 41,1% GDP năm 2010. Về quy mô dư nợ chính phủ, trong vòng 10 năm đã tăng 5,4% GDP. Về cơ cấu, dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ có xu hướng giảm dần từ khoảng 82% tổng dự nợ chính phủ năm 2001 xuống còn khoảng 60% năm 2010.

Tuy nhiên nợ công bao gồm nợ chính phủ/nợ ngân sách, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương có những rủi ro tiềm ẩn. Tính đến năm

2012

2010, dư nợ công đã tăng lên và chiếm khoảng 53% GDP từ khoảng 36,5% GDP năm 2001.

Nhìn chung, CSTK còn nhiều bất cập, bội chi ngân sách kéo dài, dư nợ quốc gia gia tăng trở thành vấn đề rất lớn cho sự ổn định kinh tếvĩ mô. Bộ tài chính đang thực hiện kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm chi phí tại các tập đoàn tổng công ty nhà nước,đầu tư công, nhưng liệu có cải thiện được gì nhiều không còn chờ thời gian trảlời.

4.3.4. Phân tích cách Việt Nam đưa ra và thực hiện mục tiêu

Cách Việt Nam đưa ra mục tiêu và kết quả đạt được thường không được cam kết một cách chặt chẽ. Nếu thấy không đạt được mục tiêu thì thay đổi mà không giải thích lí do thay đổi, và tại sao mục tiêu mới lại như vậy, tính toán như thế nào, đó chính là thực trạng trong việc đưa ra mục tiêu của Việt Nam.

Ví dụ: Năm 2011 : Quốc hội phê duyệt, lạm phát năm 2011 giữ ở 7,0%, tăng trưởng GDP ở 7 - 7,5%.

Ngày 1 và 2/6/2011, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5. Tại buổi họp, Chính phủ tán thành với Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 2011. Trong đó, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 6%, kiềm chế tăng CPI ở 15%, giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5%, nhập siêu không quá 16% kim ngạch xuất khẩu, tiết kiệm chi 10%.

30/06/2011: Nới chỉ tiêu lạm phát lên 17%.

Trước đó, tại Nghị quyết thường kỳ tháng 5, Chính phủ từng thống nhất mục tiêu kiểm soát chặt chẽ hơn, ở mức 15%. Tuy nhiên, tại Báo cáo về tình hình kinh tế 6 tháng, được Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Võ Hồng Phúc trình bày sáng 30/6, chỉ tiêu này tiếp tục được đề xuất điều chỉnh.

2012

Nguồn:Tham khảo báo Tuổi Trẻ ngày 05/08/2011

Theo nhận định của người đứng đầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng, tuy đã bắt đầu hạ nhiệt, nhưng sẽ tiếp tục giữ đà tăng cho đến hết quý III. CPI có thể giảm trong tháng 10 và 11 nhưng sẽ tăng trở lại trong tháng 12 do tác động của quy luật tiêu dùng cuối năm. Do vậy, theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, lạm phát năm nay, khả dĩ nhất cũng sẽ ở mức 17-18%.

=> Cách giải thích lý do điều chỉnh mục tiêu, công thức tính toán các điều chỉnh , trách nhiệm giải trình khôngđược công bố rõ ràng.

Bảng6: Mục tiêu tỉ lệ LP qua các năm và kết quả đạt được.

2011 2010 2009 2008 2007 Mục tiêu 17% 8% Dưới 7% Dưới 8.5-9% Kết quả đạt được 18.58 % 9.19% 6.88% 22.97 % 8.3% Nguồn: Tổng cục thống kê. 7% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% Tháng 1-2011

Biểu đồ chỉ tiêu lạm phát năm 2011 qua các lần điều chỉnh

2012

Nguồn:Tham khảo báo Tuổi Trẻ ngày 05/08/2011

Theo nhận định của người đứng đầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng, tuy đã bắt đầu hạ nhiệt, nhưng sẽ tiếp tục giữ đà tăng cho đến hết quý III. CPI

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 55 - 96)