Kinh nghiệm xây dựng LPMT ở Brazil

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 45 - 49)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.Kinh nghiệm xây dựng LPMT ở Brazil

Khi khuôn khổ LPMT được bắt đầu,Chính phủ đã bước đầu thành công trong việc thực hiện các gói tài chính, nhưng niềmtin thị trường tiếp tục bịxói mòn đến tháng 1 năm 1999, cũng phản ánh những longại về thống đốc mới đắc cử cam kết điều chỉnh trạng thái của tài chính công. Sau áp lực mạnh mẽ về dự trữ ngoại hối, NHTW đã bỏ chế độ TGHĐ con rắn tiền tệ đối với đôla Mỹ. Sau nỗ lực kiểm soát,

2012

TGHĐ đã phải thả nổi vào ngày 15 tháng 1 năm 1999. Như mộthệ quảcủa sự thay đổi đột ngột nàyBan Giám đốc NHTW đãđược thay thế. Do đặc thù Brazil,đầu tháng 3, ban giám đốc NHTW mới chính thức nhậm chức.

Do thiếu một hướng dẫn cụ thể cho CSTT, TGHĐ tháng một R$1.52/US$1 , tháng hai R$1.91/US$1(so với R$1.21/US$1 trước khi thay đổi cơ chế). LP tăng mạnh: chỉ số giá cả hàng hóa tăng 7% trong tháng 2, chỉ số CPI tăng 1.4%. Điều này dẫn đến một sự suy giảm của nền kinh tế vĩ mô.

Ngày 4 tháng 3 năm 1999: Ban giám đốc mới tập trung vào 2 việc: (i)Đầu tiên là quan tâm vào nỗi lo của thị trường tài chính.

Lần đầu tiên sau cuộc họp, UBCSTT đã đưa ra lời giải thích ngay sau cuộc họp: “mục tiêu chính của NHTW là ổn định giá cả”, điều này có nghĩa là: dưới chế độ TGHĐ thả nổi, thắt chặt tài khóa và thắt chặt tiền tệ sẽ hỗ trợ cho mục tiêu ổn định giá cả; chính sách tài khóa được đưa ra trong ngắn hạn nên áp lực kiểm soát lạm phát nên bị tác động bởi lãi suất; lạm phát là do sự mất giá đồng tiền và kì vọng giá cả sẽ tăng trong tháng tới; lãi suất cơ bản đủ cao để bù đắp áp lựclạm phát trong trao đổi; chúng tôi nâng lãi suất lên 45%, nhưng vẫn có downward bias, để trong trường hợp TGHĐ trở về gần thực tế hơn, lúc đó lãi suất danh nghĩa cao không còn hợp lý. Do đó theo bias, lãi suất đã giảm trong 2 kỳ họp tiếp theo, 42%, 39.5%, theo sau đó là TGHĐ tăng, lạm phátkì vọng giảm.

(ii)Thứ hai là việc đưa ra các các đề xuất thông qua LPMT là khuôn khổ mới của CSTT, tuy là các thành viên ban giám đốc đều đã nhất trí LPMT là khuôn khổ mới, nhưng có rất nhiều việc để làm. Vd: NHTW chưa bao giờ có công cụ độc lập để tiến hành CSTT. Hơn nữa ngay tại NHTW cũng có rất ít người biết LPMT là cái gì. Các kĩ năng cần thiết để phát triển mô hình dự báo lạm phát rải rác ở các bộ phận trong ngân hàng. Đặc biệt là không có bộ phận nghiên cứu: mỗi bộ phận sử

2012

dụng những nỗ lực nghiên cứu riêng của mình, thường là để giải quyết nhu cầu trước mắt.

Một khi mà hiểu được những vấn đề này được, thì giải pháp của họ sẽ đơn giản. Với chính sách TGHĐ thả nổi thì cần một cái neo danh nghĩa mới cho chính sách kinh tế. CSTT cùng các thay đổi củng cố chính sách tài khóa, và chính sách tiền lương trong khu vực công sẽ là một công cụ tốt ngăn LP trở lại và giảm LP một cách nhanh chóng. LPMT là khuôn khổ hợp lý nhất cho nền kinh tế dưới chế độ TGHĐ thả nổi, nó đóng vai trò như một cái neo danh nghĩa mới. Thật khó để thuyết phục Tổng thống, Bộ trưởng bộ tài chính, và các cố vấn cấp cao của họ rằng LPMT sẽ tốt cho Brazil. IMF đã rất hứng thú với hội nghị bàn luận về kinh nghiệm LPMT các nước trên thế giới.

Sau khi lậpkế hoạch cẩn thận,nhóm thực hiện khuôn khổ LPMT bắt đầu thiết kế của các thể chế khuôn khổ và mô hình hóa các cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Brazil đã đạt được những lợi ích từ các cuộc thảo luận và tham vấn được tổ chức trong hội thảo về LPMT, phối hợp tổ chức bởi NHTW Brazil và Monetary and Exchange Affairs Department của IMF( diễn ra ở Rio de Janeiro từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 1999, đã có sự đồng thuận như sau:

“ Lạm phát thấp và ổn định là mục tiêu chính và dài hạn của CSTT, và LPMT là một khuôn khổ hiệu quả để hướng dẫn CSTT. Đặc biệt LPMT được xem như cái neo danh nghĩa cho CSTT và lạm phát kì vọng, tạo sự minh bạch và tính trách nhiệm để thiết kế và thực hiện CSTT; tạo điều kiện để hiểu và đánh giá, cung cấp hướng dẫn chính sách hiệu quả bởi các nhà làm chính sách luôn tập trung vào kết quả dài hạn của những hành động ngắn hạn của chính sách.

Các thiết lập chung mà NHTW đã thực hiện:

Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Brazil đã thông qua LPMT là khuôn khổ của CSTT. Tổng thống đã kí nghị định số 3088 ngày 21 tháng 6 năm 1999, nội dung chính là:

2012

Mục tiêu lạm phát sẽ được thiết lập trên cơ sở các biến thể của chỉ số giá được công chúng hiểu rõ nhất.

Mục tiêu LP được hiểu như khoảng chịu đựng được thiết lập bởi Hội đồng tiền tệ quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng BTC.

Mục tiêu LP cho các năm 1999, 2000, 2002 sẽ được thiết lập trước 30/06/1999, và những năm sau đó cũng sẽ được thiết lập vào 30/06 trước 2 năm.

NHTW được giao trách nhiệm để thực hiện các chính sách cần thiết để đạt được mục tiêu. Chỉ số giá được thông qua cho khuôn khổ LPMT được chọn bởi Hội đồng tiền tệ quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng BTC.

Mục tiêu coi như đạt được khi LP lũy kế từ tháng 1 đến tháng 12 nằm trong khoảng chịu đựng. Khi tỷ lệ lạm phát vượt qua khoảng chịu đựng, Thống đốc phải giải trình với Bộ trưởng BTC nguyên nhân, và làm sao để đưa lạm phát về khoảng chịu đựng, khoảng thời gian cần thiết để các tác động có hiệu quả. NHTW cần có báo cáo hàng quý cung cấp thông tin về khuôn khổ LPMT, kết quả của CSTT, quan điểm về lạm phát.

Ngày 30 tháng 6 năm 1999: Hội đồng tiền tệ quốc gia (CMN) ban hành Resolution để xác định chỉ số giá dưới mục tiêu lạm phát. Chỉ số IPCA được báo cáo bởi cục địa lí và thống kê UBGE đãđược chọn cho mục đích đo lường mục tiêu lạm phát. Mục tiêu: 1999: 8%; 2000: 6%; 2001: 4%; khoảng chịu đựng: ±2% .

Một vấn đề khác là không có các điều kiện giải thoát. Trong trường hợp mục tiêu bị vi phạm, thống đốc được yêu cầu giải trình nguyên nhân, các thước đo được thông qua để đảm bảo rằng mục tiêu và thời gian mục tiêu có hiệu quả.

Chính vì việc kết hợp sử dụng lạm phát headline và không có điều kiện giải thoát là lý do biện minh cho việc tại sao có khoảng chịu đựng 2%.

Các quyết định CSTT nên dựa vào những thông tin rộng nhất có thể là một điều rất quan trọng. Do đó, khi tìm kiếm các chức năng phản ứng lại, cung cấp các dự báo lạm phát, các phân phối xác suất thì nên xem xét kết hợp các mô hình. Và

2012

cũng nên bao gồm nhận thức của khu vực tư về con đường kì vọng của biến kinh tế, thông tin mô hình có thêm, các chỉ số dẫn đầu, và bất kì kiến thức nào có thể giúp dự báolạm phát.

Một vấn đề cuối cùng là tính minh bạch của khuôn khổ LPMT. Như một phần của các thiết lập ban đầu, một tiến trình communication hiệu quả thì công chúng có thể hiểu và giám sát tại sao dự báo như vây, tại sao lạm pháttích lũy lại khác với mục tiêu.

UBCSTT họp hàng tháng, đưa ra quyết định theo đa số. Các quyết định sẽ được công bố ngay sau cuộc họp, có khi là họp báo giải thích lí do đưa ra quyết định. Nửa cuối năm 1999, biên bản họp của UBCSTT đãđược công bố 2 tuần sau cuộc họp, đến năm 2000, thì là 1 tuần.

Cuối cùng là có một báo cáolạm pháthàng quý, nói về các vấn đề liên quan đến cơ chế LPMT. Nó bao gồm các giải thích chi tiết về kết quả của những quyết định trong quá khứ, phân tích triển vọng về lạm phát trong tương lai. Biên bản họp của UBCSTT cũng được lập thành báo cáo và công bố cho công chúng.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 45 - 49)