Kinh nghiệm của Chile và Hungary trong việc đối phó với sự dao động của

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.Kinh nghiệm của Chile và Hungary trong việc đối phó với sự dao động của

dao động của TGHĐ

Các nước mới nổi quan tâm nhiều vềsự giao động của TGHĐ vì trong quá khứ họ có độ tín nhiệm thấp trong việc kiểm soát TGHĐ hơn các nước phát triển. Các nước mới nổi có mối e ngại khi đồng tiền mất giá có thể gây ra lạm phát qua giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn và nhu cầu xuất khẩu nhiều hơn.

Thêm vào nữa hiện tượng đôla hóa có thể gây ra khủng hoảng tài chính. Những quốc gia nợ nước ngoài nhiều, khi đồng tiền mất giá thì gánh nặng nợ càng lớn hơn. Bởi vì các tài sản được định giá bằng đồng tiền nội địa, không tăng về giá trị, kết quảlà giá trị thuần bị giảm. Sự sụt giảm trong bảng cân đối, sau đó là sự gia tăng rủi ro đạo đức, điều này có thể gây ra bất ổn tài chính, sụt giảm mạnh trong đầu tư và các hoạt động kinh tế. Cơ chế chuyển dịch này được minh họa rõ nhất trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Chile 1982, Mexico 1994-95, Đông Á 1997,

2012

Ecuador 1999, Thổ Nhĩ Kì 2000-2001, và Argentina 2001-2002, đã đẩy các nước này đến khủng hoảng tài chính và tàn phá nền kinh tế của họ.

Chính tác động tàn phá tiềm năng của việc mất giá đồng tiền lên hệthống tài chính, nên các quốc gia mới nổi không thểbỏ bê TGHĐ ngay khi họ áp dụng khuôn khổLPMT. Tuy nhiên nếu can thiệp qua nhiều vào TGHĐ thì có thể ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế“nỗi lo thảnổi”

Vấn đề đầu tiên: tập trung quá nhiều vào việc giới hạn thay đổi TGHĐ, điều này có thể làm cho TGHĐ thành cái neo danh nghĩa mà quên mất ưu tiên hàng đầu là mục tiêu lạm phát.

Đó là ví dụ về Hungary, quốc gia coi mục tiêu TGHĐ là một phần của cơ chế LPMT. Hungary thông qua LPMT tháng 7 năm 2001, họ giữ TGHĐ với band là ±15%. Việc theo đuổi hai mục tiêu có thể gây ra tình huống là có một mục tiêu được ưu tiên hơn mục tiêu khác, nhưng với hướng dẫn không rõ ràng thì xung đột sẽ được giải quyết như thế nào. Điều này sẽ làm cho CSTT trở nên ít minh bạch và cản trở việc đạt được mục tiêu lạm phát. Tháng 1 năm 2003, nội tệ lên giá với suy đoán là sẽcó một dòng vốn lớn chảy vào, NHTW Hungary đã cắt giảm lãi suất 2% và can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối, họ đã mua 5 triệu Euro tăng dự trữ ngoại hối. Mặc dù NHTW can thiệp vào tính thanh khoản, nhưng thị trường dự đoán rằng họ duy trì band do đó lạm phát kì vọng sẽ vượt mục tiêu 5 điểm phần trăm. Năm 2003 LP Hungary đã vượt qua mục tiêu.

Vấn đề thứ hai: việc giới hạn các thay đổi TGHĐ, và tác động của nó lên lạm phát là còn tùy thuộc vào loại cú sốc đã gây ra sự thay đổi TGHĐ. Mỗi cú sốc khác nhau sẽcó một cách phản ứng lại của CSTT khác nhau. Nếu cú sốc đồng nội tệmất giá do pure portfolio shock, thì CSTT thắt chặt cộng với tăng lãi suất sẽcó thể kiểm soát được lạm phát. Ở các quốc gia mới nổi, trách nhiệm về tình trạng đôla hóa, CSTT thắt chặt có thể ngăn chặn đồng tiền mất giá, và tránh được sự bất ổn định tài chính. Nếu cú sốc là real shock, thì tác động có thể lạm phát thấp hơn, và các phản

2012

ứng khác nhau của CSTT có thể được bảo đảm nhưng cũng còn phụ thuộc vào bản chất cú sốc. Với negative term-of-trade shock, nhu cầu xuất khẩu thấp hơn, giảm cầu, điều này có thể giảm lạm phát. Trong trường hợp này nên giảm lãi suất để chống lại việc giảm cầu, không nên tăng lãi suất.

Đó là ví dụ về sai lầm của Chile 1998. Khuôn khổ LPMT của Chile cũng bao gồm gồm việc kiểm soát TGHĐ với band. Thay vì khi có cú sốc negative term-of- trade shock NHTW nên nới lỏng CSTT thì NHTW Chile đã tăng lãi suất. Điều này đã làm tăng tỷlệ lạm phát và suy thoái kinh tế trong suốt những năm đầu thập niên 1990s. Chính vì thế mà NHTW đã gặp những chỉ trích vì đã thông qua khuôn khổ LPMT, và sự ủng hộ cho sự độc lập của NHTW và khuôn khổ LPMT bị giảm đi. Năm 1999, NHTW đã thực hiện quá trình ngược lại, nới lỏng CSTT bằng cách giảm lãi suất và cho phép đồng peso giảm giá. Tháng 5 năm 2000, Chile đã sửa đổi khuôn khổLPMT giảm bớt việc tập trung vào TGHĐ.

=>NHTW cần quan tâm đến TGHĐ nhưng đừng can thiệp quá sâu, quá xa. Để đối phó với nguy cơ bất ổn tài chính nhưng vẫn đảm bảo việc tập trung vào mục tiêu lạm phát, NHTW có thể tăng tính minh bạch của bất kỳ can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách làm rõ ràng với công chúng về mục đích can thiệp vào sự biến động của TGHĐ. Tuy nhiên, nếu không minh bạch thì việc can thiệp vào TGHĐ có thể phản tác dụng. Thay vào đó tác động vào TGHĐ qua những thay đổi trong công cụ lãi suất sẽ minh bạch hơn và LPMT mới là cái neo danh nghĩa, không phải TGHĐ.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 43 - 45)