4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.3.3. Tỷ lệ bội chi ngân sách quá cao
Hiện nay bội chi ngân sách Nhà nước là bội chi ngân sách Trung ương, được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng chi ngân sách Trung ương và tổng thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách; ngân sách địa phương không được bội chi. Chính sách tiếp tục 5% thiếu hụt ngân sách cho thấy chúng ta chưa quyết tâm hạn chếtín dụng thông qua con đường cắt giảm chi tiêu Nhà nước.
2012
Chấp nhận 5% thiếu hụt ngân sách trong một thời gian khá dài là điều cần phải xem xét lại. Theo thông lệquốc tế, thiếu hụt ngân sách Nhà nước trên 3% là đáng lo và cần có biện pháp điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát đang còn cao như ở Việt Nam. Chính thâm hụt ngân sách cũng đã góp phần gây nên mất cân đối tích lũy-đầu tư, gây tình trạng nợ nần, nợ công đã tăng cao qua các năm.
Trong những năm đầu của cải cách, thâm hụt ngân sách luôn được giữ ở mức dưới 3%, cụ thể năm 1991 thâm hụt ngân sách Nhà nước là 1,9% GDP. Từ năm 1995 thâm hụt ngân sách liên tục tăng từ mức 4,1% GDP năm 1995 lên đến 5% GDP ở những năm sau. Bội chi ngân sách tính từ 2005 đến 2011 hầu như không giảm về tỷ trọng, quy mô gia tăng nhanh chóng: Năm 2005, con số bội chi ngân sách là 40,7 tỷ VND tương đương tỷlệ bội chi là 4,86% GDP. Năm 2007 các con số này tương ứng là 48,6 tỷ VND và 5,65%; năm 2009 tăng lên là 115,9 tỷ VND tương đương 6,99% và năm 2010 là 109,460 và tỷ lệ bội chi ở mức 5,5% , năm 20011 120,6 tỷVND và tỷlệbội chi là 5.3%.
Một phần, thâm hụt ngân sách tăng là do Chính phủ thực thi chính sách kích cầu năm 2009. Tuy nhiên nếu tính cả việc phát hành trái phiếu chính phủ thì thâm hụt ngân sách còn cao hơn nhiều, 9,7% GDP năm 2009 và 8,7% năm 2010.
Kết quả là, thâm hụt ngân sách triền miên ở mức độ cao trong hơn mười năm qua đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thếbất cân đối gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành vấn đề thường trực. Theo đó nợ Chính phủ đã gia tăng. Dư nợ chính phủ năm 2001 chiếm 35,7% GDP tăng lên 41,1% GDP năm 2010. Về quy mô dư nợ chính phủ, trong vòng 10 năm đã tăng 5,4% GDP. Về cơ cấu, dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ có xu hướng giảm dần từ khoảng 82% tổng dự nợ chính phủ năm 2001 xuống còn khoảng 60% năm 2010.
Tuy nhiên nợ công bao gồm nợ chính phủ/nợ ngân sách, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương có những rủi ro tiềm ẩn. Tính đến năm
2012
2010, dư nợ công đã tăng lên và chiếm khoảng 53% GDP từ khoảng 36,5% GDP năm 2001.
Nhìn chung, CSTK còn nhiều bất cập, bội chi ngân sách kéo dài, dư nợ quốc gia gia tăng trở thành vấn đề rất lớn cho sự ổn định kinh tếvĩ mô. Bộ tài chính đang thực hiện kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm chi phí tại các tập đoàn tổng công ty nhà nước,đầu tư công, nhưng liệu có cải thiện được gì nhiều không còn chờ thời gian trảlời.