Tình hình Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 49 - 53)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1.Tình hình Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Năm 2007: Bước vào năm 2007 chúng ta có thuận lợi cơ bản là sau hơn 20 năm đổi mới thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao. Những tháng cuối năm lại xuất hiện một số khó khăn không lường trước được như bão, lũ; dịch tiêu chảy cấp; dịch tai xanh ở lợn; dịch cúm

2012

gia cầm tái bùng phát ở một số nơi. Giá tiêu dùng 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhàở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%.

Năm 2008: Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Trước tình hình đó, Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.

Mặc dù giá tiêu dùng năm 2008 tăng khá cao, nhưng xu hướng diễn biến theo chiều hướng tích cực vào các tháng cuối năm là do: (i) Kết quả thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát với giải pháp thắt chặt tiền tệ là nguyên nhân cơ bản giữ cho lạm phát tháng 12 thấp hơn 20%; (ii) Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu hàng hoá khác trên thị trường thế giới nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn cũng đã giảm mạnh vào những tháng cuối năm,

2012

tạo thuận lợi cho giảm giá đầu vào của sản xuất trong nước; (iii) Tình hình sản xuất trong nước những tháng cuối năm cũng đã bớt khó khăn hơn, do tiếp cận các nguồn vốn và mức độ giải ngân khá hơn.

Năm 2009:Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Ngày 19/6/2009, kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XII đã ra Nghị quyết số 32/2009/QH12 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 là “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó, mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế”. Giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng 12 chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng dưới 10% Quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm, giai đoạn 2004-2009 (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2004 tăng 7,71%; năm 2005 tăng 8,29%; năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%).

Năm 2010: Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù có sự phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm cóý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt

2012

nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.

Năm 2011 :Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Chỉ số giá tiêu dùng bình quânnăm 2011 tăng 18,58%so với bình quân năm 2010.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý Inăm nay: tăng 15,95% so với bình quân cùng kỳ năm 2011.

Giá cả hàng hóa ba tháng đầu năm nhìn chung có xu hướng tăng chậm lại. Trong chỉ số giá tiêu dùng chung của tháng Ba, mức điều chỉnh tăng giá xăng, dầu gần 10% tác động làm chỉ số giá tăng khoảng 0,08%. Tuy nhiên, tháng Ba là tháng sau Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng lương thực và thực phẩm không cao như một vài tháng trước, cùng với nguồn cung khá dồi dào nên mức tăng của chỉ số giá nhóm hàng này giảm mạnh. Do đó, với tỷ trọng lớn của nhóm lươngthực, thực phẩm trong rổ hàng hóa, dịch vụ thì đây là yếu tố chủ yếu góp phần làm mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba giảm.

2012

Hình1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Ngun: Tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 49 - 53)