Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.1.Tăng trưởng kinh tế

Năm 2011, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định vĩ mô có tác dụng làm giảm nhiệt lạm phát trong những tháng cuối năm 2011 nhưng tác động của việc thắt chặt tiền tệ làm nguồn vốn lưu thông trong xã hội giảm sút ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành, đặc biệt là các ngành sản xuất. Ngoài việc thiếu vốn, các ngành sản xuất còn chịu tác động tiêu cực từ việc giá cả và lạm phát tăng cao. Tất cả các yếu tố này dẫn đến trình trạng hoạt động kém hiệu quả, tăng trưởng ngành giảm sút. Năm nay, tăng trưởng các ngành sản xuất dự báo vẫn sẽcòn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do các lý do sau:

Lạm phát có thể giảm trong năm 2012 nhưng giá cả đã bị đẩy lên một mặt bằng cao hơn (do lạm phát cao năm 2011); mặt hàng thiết yếu như xăng dầu đã lên giá, điện nước chuẩn bị đợt tăng giá mới. Mức lương được điều chỉnh sẽ cải thiện hơn đời sống người lao động nhưng sẽ tạo khó khăn thêm cho doanh nghiệp sản xuất do chi phí lao động tăng thêm.

Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ mang đến cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Nếu tận dụng được cơ hội tái cấu trúc để cải tiến lại cách thức hoạt động theo hướng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển trong dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽmất một khoảng thời gian đểcải cách cũng như thích nghi.

Mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2012 là ưu tiên ổn định vĩ mô, trong đó quan trọng nhất là đưa chỉ số lạm phát về mức một con số. (Những lý do ảnh hường tích cực đến mục tiêu kiềm chế lạm phát 2012 có thể kể đến là việc lạm phát thếgiới hạnhiệt, giá cảthế giới tiếp tục giảm xuống).

Chỉ số CPI của Việt Nam 4 tháng đầu năm rất thấp, quý I xuất siêu lên tới 224 triệu đôla nhưng tăng trưởng chỉ đạt 4%, điều này cho chúng ta thấy rằng không nên quá chủ quan vì mức lạm phát thấp. Thực tế, lạm phát thấp là do sức mua giảm mạnh,

2012

hàng hóa không bán được và lượng tồn kho cao. Còn xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm chứ tăng xuất khẩu chưa cao. Chỉ số CPI tháng 4 chỉ tăng 0,06%, vì chỉ số giá đã chịu tác động rất lớn từ vụ bê bối chất tạo nạc trong thịt lợn, khiến mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa giảm giá mạnh.

Rõ ràng CPIđãđi phi quy luật vì có hiện tượng bất bình thường. Khi cung cầu ổn định, chắc chắn chỉ số giá sẽ biến động trong tháng sau khi giá xăng dầu, giá thuốc, viện phí tăng.

Nhìn chung, mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó đạt được vì đầu tư xã hội dự kiến còn 33,5% GDP. Năm 2011, chúng ta đầu tư 39,8% GDP nhưng tăng trưởng chỉ đạt 5,89%. Thống kê cho thấy đã có 2.200 doanh nghiệp phá sản và 12.000 đơn vị đăng ký ngừng kinh doanh. Rõ ràng,đây là con số rất đáng lo ngại.

Cùng với đó là tiêu dùng điện cho sản xuất giảm mạnh, nhập khẩu nguyên vật liệu cũng giảm (bông giảm 30%, sợi giảm 14%, tín dụng giảm 1,96%). Ngược lại, tồn kho hàng hóa tăng 34%, một con số không nhỏ. Theo tình hình này , thì sẽ tác động xấu đến việc làm, thu nhập của người lao động kéo theo những tiêu cực khác về xã hội.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 76 - 77)