Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 53 - 84)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

Bảng 9 : VỐN ĐIỀU CHUYỂN / TỔNG NGUỒN VỐN Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn (TNV) Triệu đồng 104.062 142.069 155.620

Vốn điều chuyển (VĐC) Triệu đồng 65.981 97.023 83.435

VĐC / TNV (%) % 63,41 68,29 53,61

Trong TNV thì VĐC chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm hơn 50% TNV) nguyên nhân là do chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phong Điền với vị thế là Ngân hàng hoạt động ở nông thôn, đa phần người dân sống bằng sản xuất nông

nghiệp, nuôi trồng thủy sản, điều này đã gây khó khăn cho hoạt động huy động

vốn của Ngân hàng. Do đó, tỷ trọng VĐC / TNV của Ngân hàng qua 2 năm

2006- 2007 tương đối lớn cho thấy hoạt động của Ngân hàng vẫn còn phụ thuộc

rất nhiều vào nguồn vốn vay từ cấp trên, Ngân hàng chưa thể tự chủ được nguồn

vốn kinh doanh của mình. Mà nguồn vốn vay từ cấp trên có chi phí rất lớn làm

ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhận của Ngân hàng.

Cụ thể năm 2006 VHĐ chiếm tỷ trọng 63,41%, năm 2007 tăng 4,88% so

với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng VĐC khá mạnh so với TNV, chủ

yếu là do nhu cầu vay vốn của người dân tăng khá mạnh, các dự án phát triển

kinh tế trong huyện cần khá nhiều vốn, tuy nhiên VHĐ không đáp ứng đủ, do đó

ngân hàng cần phải vay thêm nguồn vốn từ hội sở làm cho VĐC tăng nhanh. Tuy nhiên trong năm 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 53,61% cho thấy Ngân hàng đã đạt được hiệu quả tốt trong công tác huy động vốn. Sự sụt giảm

này cần được duy trì trong những năm tiếp sau vì đây là xu hướng tốt mà Ngân hàng cần phát huy để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời đáp ứng kịp thời

nhu cầu giao dịch của khách hàng ngày càng tăng.

3.3.2 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Bảng 10: VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NGUỒN VỐN

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn (TNV) Triệu đồng 104.062 142.069 155.620

Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 38.081 45.046 72.185

VHĐ / TNV (%) % 36,59 31,71 46,39

(Nguồn: phòng Tín dụng NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

VHĐ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng

Nhìn chung, nguồn VHĐ có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn

còn chiếm tỷ trọng thấp trong TNV, tỷ trọng nguồn VHĐ so với TNV của ngân hàng qua 3 năm còn thấp ( từ 36,59% đến 46,39%). Ngân hàng chưa thể tự kiếm ra được nguồn vốn để kinh doanh. Nguyên nhân là trên địa bàn huyện chủ yếu là nông dân, thu nhập không cao lắm nên lượng vốn nhàn rỗi cũng không nhiều. Ngoài ra, trong dân cư vẫn còn những hình thức tiết kiệm khác như góp vốn

xoay vòng, chơi hụi… cũng đã làm mất đi một lượng vốn đáng kể cho ngân

hàng.

Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng VHĐ chiếm 36,59% TNV, sang năm 2009

giảm còn 31,71%, điều này xảy ra do tốc độ tăng của VHĐ không bằng tốc độ tăng của VĐC làm cho tỷ trọng VHĐ trong TNV giảm đáng kể, mặc dù VHĐ có

tăng. Sang năm 2008 tỷ trọng nguồn VHĐ tăng 14,68% so với năm 2007. Đây là biểu hiện tích cực thể hiện tốc độ huy động vốn ngày càng tăng của Ngân hàng,

có được kết quả đó là do Ngân hàng đã tích cực áp dụng nhiều hình thức huy động vốn với thời gian và lãi suất linh hoạt với thị trường, cùng với phong cách

phục vụ tận tình chu đáo, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, giúp cho nguồn VHĐ ngày được nâng cao.

Tóm lại, Ngân hàng cần phải phát huy những thành quả đạt được từ công tác huy động vốn năm 2008, ngày càng nâng cao nguồn VHĐ, giảm thiểu VĐC

sao cho hợp lý để có được nguồn vốn với chi phí thấp đem lại lợi nhuận tốt nhất.

3.3.3 Dư nợ / Vốn huy động

Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ /VỐN HUY ĐỘNG

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008

Dư nợ (DN) Triệu đồng 102.187 139.076 150.310

Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 38.081 45.046 72.185

DN /VHĐ Lần 2,68 3,09 2,08

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động

vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng

nguồn vốn không hiệu quả.

Năm 2006, tỷ lệ này là 2,68 cho thấy bình quân 2,68 đồng DN có 1 đồng VHĐ tham gia. Năm 2007 cứ 3.09 đồng DN thì mới có 1 đồng VHĐ tham gia. Việc chỉ số này tăng là do tốc độ huy động vốn của Ngân hàng là 18,29% nhỏ hơn tốc độ tăng DN 36,1%, do trong năm 2007 nhu cầu vay vốn từ người dân

cùng các doanh nghiệp trong huyện là rất cao, trong khi đó nguồn VHĐ có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ.

Sang năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 2,08 cho thấy bình quân cứ 2,08 đồng DN là có 1 đồng VHĐ tham gia. Tỷ lệ DN/ VHĐ giảm chủ yếu là do tốc độ huy động vốn cũng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ. Nguyên nhân một

phần là do lãi suất cho vay trong thời gian này khá cao, đã làm hạn chế khả năng đi vay của người dân và các doanh nghiệp; một phần là sự tích cực rất nhiều của

các cán bộ Ngân hàng trong công tác huy động. Qua đó, ta thấy khả năng phụ

thuộc vào nguồn VĐC từ Ngân hàng cấp trên đã ít đi. Đây là thành quả đáng

mừng cần được Ngân hàng giữ vững và phát huy.

3.3.4 VHĐ ngắn hạn / DN trung và dài hạn

Bảng 12: VỐN HUY ĐỘNG NGẮN HẠN/ DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008

DN TDH Triệu đồng 42.401 50.075 54.280

VHĐ NH Triệu đồng 23.265 28.146 66.577

VHĐ NH/ DN TDH % 54,87 56,21 122,65

(Nguồn: phòng Tín dụng NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

Chỉ số này cho biết được tỷ lệ VHĐ ngắn hạn đem đi cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ này đảm bảo an toàn cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Tỷ lệ cho phép của NHNN đối với NHTM là 40%, nếu tỷ số này lớn hơn 40%

thì Ngân hàng có thể gặp rủi ro do nguồn vay chưa đến hạn thu hồi mà đã đến

hạn rút tiền của khách hàng, Ngân hàng sẽ không đủ khả năng chi trả cho khách

hàng. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Ngân hàng.

Tỷ số này của ngân hàng qua 3 năm đều tăng và hơn tỷ lệ quy định của

NHNN. Nguyên nhân là do hai khoản mục VHĐ NH và DN TDH đều tăng, đồng

thời VHĐ NH lại tăng hơn nhiều so với DN TDH, VHĐ NH tăng nhanh là do

các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các khoản

gửi ngắn hạn, đặc biệt là trong năm 2008 tâm lý e ngại đồng tiền sẽ mất giá do

lạm phát làm cho lượng tiền gửi của người dân tập trung vào các kỳ gửi ngắn

hạn.Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần có nhiều biện pháp thu hút nguồn vốn trung và dài hạn hơn để đảm bảo hiệu quả

hoạt động thật an toàn cho Ngân hàng. 3.3.5 VHĐ có kỳ hạn/ tổng nguồn VHĐ Bảng 13: VỐN HUY ĐỘNG CÓ KỲ HẠN/ TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 VHĐ CKH Triệu đồng 33.994 38.124 63.844 VHĐ Triệu đồng 38.081 45.046 72.185 VHĐ CKH/ VHĐ % 89,27 84,63 88,44

(Nguồn: phòng Tín dụng NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát VHĐ của Ngân hàng. Vì đối với VHĐ có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp Ngân hàng

điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.

Qua bảng ta thấy, tỷ trọng thay đổi qua các năm. Năm 2006 chiếm

89,27% tổng VHĐ, năm 2007 giảm còn 84,63% mặc dù lượng tiền huy động có

tăng. Đến năm 2008 tỷ trọng tăng cao chiếm 88,44% tổng VHĐ. Đây là một tín

hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì với lượng vốn này càng tăng thì Ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư vào các dự án hay cho vay nhiều hơn, tạo lợi nhuận

cho Ngân hàng. Kết quả đạt được như thế là do những nổ lực của ngân hàng trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã tạo ra

những lợi thế riêng để thu hút khách hàng thông qua biện pháp : lãi suất linh

hoạt, đa dạng hoá sản phẩm huy động cùng với cung cách phục vụ tận tình, nhanh chóng và chính xác của cán bộ ngân hàng nên không những khiến cho

khách hàng cảm thấy thoải mái mà còn tạo được lòng tin nơi khách hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh huy động tiền gửi có kỳ hạn thì Ngân hàng cũng nên chú trọng hơn nữa đến các loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này vì hiện tại và tương lai loại tiền này đang rất có tiềm năng phát triển. Vì những

lợi ích từ việc thanh toán qua thẻ đem lại như thanh toán lương qua tài khoản cho

nhân viên, thanh toán mua bán hàng hoá, dịch vụ… làm cho số lượng người sử

dụng thẻ đang ngày càng gia tăng.

3.3.6 VHĐ trung dài hạn / Tổng nguồn VHĐ

Bảng 14: VỐN HUY ĐỘNG TRUNG DÀI HẠN / TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008

VHĐ TDH Triệu đồng 14.816 16.900 5.608

VHĐ Triệu đồng 38.081 45.046 72.185

VHĐ TDH/ VHĐ % 38,91 37,51 7,76

(Nguồn: phòng Tín dụng NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn là nhằm đáp ứng nhu cầu tín

dụng và đầu tư dài hạn. Nếu Ngân hàng huy động được nguồn vốn này nhiều, có

nghĩa là việc cho vay khách hàng trong dài hạn tăng theo đó lợi nhuận Ngân

hàng cũng tăng theo.

Qua 3 năm tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống. Năm 2006 chiếm 38,91%/ tổng VHĐ, sang năm 2007 giảm 1,4% so với 2006. Qua năm 2008 giảm 29,75% so với 2007. Điều này cho thấy ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc huy động

loại tiền gửi này, nguyên nhân chủ yếu là do những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, Ngân hàng đã dùng nhiều hình thức huy động hấp dẫn như khuyến

mãi, tăng lãi suất,… để huy động tiền gửi ngắn hạn trong dân trong thời gian

ngắn nhằm kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó là do tâm lý của người dân lo ngại

trong tình trạng lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá nên hầu mọi người đều chọn kỳ

hạn ngắn để đảm bảo an toàn, có thể rút ra nhanh chóng để đầu tư vào lĩnh vực

khác.

Qua đó, cho thấy Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn tạo sự tin tưởng nhiều hơn cho người dân đểnâng cao hơn nữa nguồn VHĐ trung và dài hạn nhằm tạo điều kiện cho vay trung và dài hạn nâng cao lợi nhuận của Ngân

Chương 4:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN

4.1 Các nhân tố bên ngoài

4.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội cả nước

Nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước, hoạt động huy động

vốn của NHNo & PTNT huyện Phong Điền cũng chịu ảnh hưởng từ những biến động chung của cả nước. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng VHĐ của ngân hàng chính là tình hình lạm phát của cả cả nước.

Năm 2007 có thể coi là năm mà Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 5 năm trở lại đây với tỷ lệ lạm phát trên 2 con số (12,63%). Tiếp tục sang năm

2008, tình hình lạm phát diễn biến ngày càng cao, tăng vào những tháng đầu năm

và giảm trong những tháng cuối năm. Lạm phát tăng cao làm cho:

- Các hộ sản xuất, các doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí, tình hình tiêu thụ gặp khó khăn và không đủ vốn để duy trì sản xuất, làm cho doanh thu sụt giảm từ đó ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của các hộ sản xuất, TCKT tại

Ngân hàng.

- Đối với người dân, giá cả tăng dẫn đến chi tiêu nhiều hơn để đảm bảo

cuộc sống làm hạn chế số tiền nhàn rỗi có thể gửi Ngân hàng. Quan trọng là với tâm lý đồng tiền mất giá, người dân có xu hướng chuyển tiền sang đầu tư vào các

lĩnh vực khác hấp dẫn hơn như: mua vàng, ngoại tệ, mua đất…

Vì vậy, để giữ vững và tăng trưởng nguồn VHĐ, Ngân hàng đã chấp nhận

cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác qua việc tăng lãi suất huy động cùng các chương trình khuyến mãi, dẫn đến chi phí tăng cao làm ảnh hưởng đến

lợi nhuận của Ngân hàng. Ngoài ra việc tăng lãi suất có thể gây ra rủi ro cho

Ngân hàng nếu nguồn VHĐ với lãi suất cao nhưng lại không được sử dụng hiệu

quả.

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế

Kinh tế của huyện đang trên đà phát triển mạnh, mang đến những cơ hội

lớn cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

- Huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng cách tăng

cường những cây con giống có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô hình luân canh hiệu quả như 2 lúa - 1 màu, lúa – cá, lúa- tôm; biết ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất lao động.

- Trong quy hoạch phát triển của thành phố Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ trở thành vùng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, là “lá phổi xanh”

của thành phố. Với các di tích lịch sử Lộ Vòng Cung, chiến thắng Ông Hào, mộ cụ Phan Văn Trị; Phong Điền cũng có tiềm năng lớn trong phát triển và giới

thiệu văn hoá truyền thống. Do đó, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, lấy du lịch làm tiền đề cho phát triển thương mại - dịch vụ với phương

châm "nhà nhà làm du lịch" ngày càng thu hút nhiều khách đến tham quan, thúc đẩy kinh tế trong huyện phát triển theo cơ cấu chuyển dịch.

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, các khu và cụm công nghiệp hình thành và phát triển. Công tác đền bù giải tỏa để quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư này được đẩy mạnh đã tạo ra cơ hội cho Ngân hàng thu hút được

nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của người dân.

- Tuy nhiên, do kinh tế sản xuất gắn liền với cây trồng, vật nuôi nên dễ bị ảnh hưởng của thời tiết, các dịch bệnh phát sinh làm hạn chế không nhỏ đến tình hình nuôi trồng của bà con, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Các yếu tố về dân số, văn hoá – xã hội

Dân số huyện là 102.621 người trong đó có khoảng 70% dân số sống bằng

nghề nông. Tập quán sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến. Đa số người dân thích

nhận tiền mặt và chi trả bằng tiền mặt thay vì sử dụng các tiện ích Ngân hàng. Một bộ phận người có nhu cầu vay vốn còn ngần ngại đến Ngân hàng vì tâm lý

nói đến Ngân hàng là nói đến những thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết các vấn đề khá dài nên họ thường vay vốn “nóng” ở ngoài hơn dù với lãi suất cao. Hoặc

khi có nhu cầu đổi ngoại tệ, họ thường thích đến các tiệm vàng hơn đến Ngân

Mặc dù trong những năm trở lại đây, nhiều dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng như trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thẻ tín dụng, quản lý giấy

tờ có giá,… đã được giới thiệu, song thị trường còn chưa phát triển nhiều, chủ

yếu chỉ tập trung ở thị phần công chức nhà nước, công nhân viên,… Điều này cho thấy cần tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng đến rộng rãi toàn thể người dân trong huyện

nhằm khai thác tốt nhất nguồn vốn không nhiều nhưng cũng không phải là ít này.

Vị trí địa lý - Cơ sở hạ tầng:

Phong Điền là một huyện ven thành phố Cần Thơ với diện tích 119,48 km2, phía bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía đông giáp quận Ninh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 53 - 84)