Phân tích nguồn VHĐ phân theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 43 - 48)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

3.2.2.1Phân tích nguồn VHĐ phân theo kỳ hạn

4.087 33.994 38.081 6.922 38.124 45.046 8.341 63.844 72.185 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

TG không KH TG có KH Tổng vốn huy động

HÌNH 4: VỐN HUY ĐỘNG THEO THỜI HẠN (2006 – 2008)

Tiền gửi không kỳ hạn

Loại tiền gửi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán

trong kinh doanh và các tài khoản của cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên, với mục đích là được Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định, Ngân hàng khó chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, đây là khoản tiền gửi có

chi phí lãi thấp, luôn có một số dư ổn định do số tiền gửi vào và rút ra trong một

thời kỳ có thể bù trừ cho nhau. Vì vậy nếu sử dụng để làm nguồn vốn cho vay sẽ

mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Để có thể huy động được tiền gửi không kỳ hạn Ngân hàng cần phải thoả

mãn các nhu cầu thanh toán của khách hàng với những dịch vụ có nhiều tiện ích,

an toàn, nhanh chóng và chính xác. Nắm bắt được yếu tố tâm lí đó, các năm qua Ngân hàng đã ngày càng củng cố và phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ

Ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu

cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, góp phần làm tăng vốn tiền gửi

không kỳ hạn qua các năm. Ngoài ra, Ngân hàng còn thực hiện tốt công tác tư

vấn khách hàng, tiếp thị khách hàng và thực hiện giảm phí mở thẻ trong dịp tết

Mậu Tý và ký hợp đồng với các đơn vị trường học trong huyện thực hiện trả lương qua tài khoản ATM; triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ Atransfer,

SMS banking,… rất tiện lợi cho khách hàng.

Cụ thể năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn tăng 69,37% năm 2006 với số

tiền 2.835 triệu đồng. Năm 2008 tiếp tục tăng 20,50% so với 2007 với lượng tiền

là 1.419 triệu đồng. Tốc độ tăng của năm 2008 không bằng 2007 là do trong thời

kỳ này, nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn, lạm phát cao vào những tháng đầu năm rồi lại xảy ra giảm phát vào những tháng cuối làm cho hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp trong thời gian này rất khó khăn, nhu cầu trao đổi

thanh toán không nhiều, do đó lượng tiền gửi không kỳ hạn có tăng nhưng không

nhiều.

Nhìn chung, tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn so với tổng nguồn VHĐ qua 3 năm vẫn còn thấp so với tiền gửi huy động có kỳ hạn. Tuy nhiên, nó lại

hứa hẹn một cơ hội lớn trong tương lai khi nền kinh tế ngày càng phát triển, công

nghệ kỹ thuật hiện đại hơn thì người dân có xu hướng giao dịch an toàn và nhanh chóng do đó khả năng gửi tiền để giao dịch, thanh toán sẽ ngày càng cao.

GVHD: Th.S Lê Long Hậu 30 SVTH: Bùi Thị Minh Lý

Bảng 5: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % TG KKH 4.087 10,73 6.922 15,37 8.341 11,56 2.835 69,37 1.419 20,50 TG CKH 33.994 89,27 38.124 84,63 63.844 88,44 4.130 12,15 25.720 67,46 Dưới 12 tháng 19.178 50,36 21.224 47,12 58.236 80,68 2.046 10,67 37.012 174,39 Trên 12 tháng 14.816 38,91 16.900 37,52 5.608 7,76 2.084 14,07 -11.292 -66,82 Tổng VHĐ 38.081 100 45.046 100 72.185 100 6.965 18,29 27.139 60,25

Tiền gửi có kỳ hạn

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi có

kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối so với TNV. Trong đó:

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Loại tiền gửi này tăng qua các năm, năm 2007 tăng 2.046 triệu đồng với tỷ lệ 10,67% so với năm 2006. Đặc

biệt, năm 2008 tăng 37.012 triệu đồng, tăng 174,39 %, đây là tỷ lệ tăng rất mạnh

so với năm 2007.

Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng lên là do lạm phát tăng cao, giá cả thị trường biến động, đặc biệt giá vàng và giá xăng dầu tăng mạnh, và chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát qua việc tăng dự trữ bắt

buộc ở các Ngân hàng, nâng mức lãi suất cơ bản từ 12% năm lên 14% để giảm

bớt lượng tiền trong lưu thông. Chính vì vậy để có nguồn vốn vốn đáp ứng nhu

cầu tăng trưởng tín dụng và thực hiện chính sách của nhà nước trong ngắn hạn, Ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch lãi suất

giữa Ngân hàng thương mại nhà nước với Ngân hàng thương mại cổ phần bằng cách đẩy lãi suất huy động ngắn hạn lên cao hơn lãi suất huy động dài hạn.

Bảng 6: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VNĐ TỪ THÁNG 5/2008 – 16/6/2008 Kỳ hạn %/năm 1- 3 tháng 17,4% 4-6 tháng 17,04% 7- 36 tháng 16,8%

(Nguồn: phòng Kế Toán NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

Do đó, gửi tiền với kỳ hạn ngắn hạn là lựa chọn tối ưu để tối đa hoá lợi

nhuận của người dân.

+ Đối với loại tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng, trong 2 năm 2006-2007

chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng VHĐ. Năm 2006 là 14.816 triệu đồng, năm 2007 tăng 2.084 triệu đồng với tỷ lệ 14,07% so với năm 2006. Nguyên nhân là do

Ngân hàng trong thời gian qua đã nhân cơ hội nguồn tiền phát sinh trong dân tăng cao do được nhận tiền bồi thường đất xây dựng các cụm khu công nghiệp...

đưa ra mức lãi suất cao hơn các loại tiền gửi khác vì đây là loại tiền gửi có kỳ

hạn dài, mục đích chủ yếu của loại tiền gửi này là nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi, do đó thu hút được lượng tiền khá nhiều từ dân cư. Và một yếu tố tâm lý

không kém phần quan trọng của đối tượng khách hàng ở loại tiền gửi này chính là sự an toàn và tin tưởng. Việc tăng lên ở tiền gửi này cho thấy uy tín của Ngân

hàng ngày một nâng cao đối với khách hàng.

Đến năm 2008, lượng tiền gửi này giảm 11.292 triệu đồng, tức giảm

66,82% so với năm 2007. Mục đích của loại tiền gửi này là sinh lợi do đó khi

Ngân hàng áp dụng mức lãi suất đối với kỳ hạn ngắn cao hơn nhằm thu hút tiền trong lưu thông, kiềm chế lạm phát đã thu hút được số lượng lớn khách hàng chuyển từ kỳ hạn trên 12 tháng xuống kỳ hạn dưới 12 tháng. Bên cạnh đó, Ngân hàng trong thời gian này đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng

chủ yếu cho các khoản gửi ngắn hạn đã làm cho tiền gửi trung và dài hạn không

hấp dẫn được nguồn nhàn rỗi từ người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó, cho thấy Ngân hàng cần dùng nhiều chính sách hấp dẫn như nâng

cao nữa lãi suất hay sử dụng những ưu đãi hơn trong việc cho vay đối với khách

GVHD: Th.S Lê Long Hậu 33 SVTH: Bùi Thị Minh Lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 43 - 48)