Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 48 - 52)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

3.2.2.2Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Bảng 7: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: phòng Kế Toán NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

(Nguồn: phòng Kế Toán NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % TGTK từ dân cư 37.352 98,09 41.863 92,93 70.989 98,34 4.511 12,08 29.126 69,57 TGTT từ các TCKT 549 1,44 2.603 5,78 994 1,38 2.054 374,13 -1.609 -61,81 TG các TCTD 180 0,47 580 1,29 202 0,28 400 222,22 -378 -65,17 Tổng VHĐ 38.081 100 45.046 100 72.185 100 6.965 18,29 27.139 60,25

Tiền gửi từ dân cư

Trong cơ cấu VHĐ, tiền gửi dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao và quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của

dân cư tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn VHĐ Cụ thể năm 2006, tiền gửi từ dân cư chiếm 98,09% tổng VHĐ. Năm 2007 tăng 4.511 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 12,08% và chiếm 92,93% VHĐ.

Sự tăng lên của nguồn vốn này chứng tỏ hoạt động sản xuất của dân cư ngày càng đạt hiệu quả, đời sống của người dân ngày tốt hơn, vốn nhàn rỗi cũng tăng hơn, có nhu cầu để dành vốn sau này và Ngân hàng là nơi hàng đầu cho người dân lựa chọn. Ngoài ra đây còn là đối tượng huy động chủ yếu nên Ngân hàng luôn có chính sách duy trì phương pháp huy động truyền thống như đưa ra

nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi

để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền.. Đặc

biệt Ngân hàng đã biết khai thác tâm lý của người gửi là thích nhận được phần thưởng nên đã tung ra các hình thức khuyến mãi: quay số trao giải thưởng, tặng

nón bảo hiểm, tặng đồng hồ, áo thun ...

Năm 2008 nguồn VHĐ từ dân cư cũng tăng 29.126 triệu đồng, tức tăng 69,57% năm 2007 và chiếm 98,34% VHĐ. Nguyên nhân một phần là do trong thời gian này, thu nhập của người dân tăng mạnh do được nhận tiền từ công tác đền bù giải tỏa nhà để thực hiện dự án phát triển chợ, dự án cụm công nghiệp,

xây dựng bờ kè trong huyện…tạo cơ hội cho Ngân hàng thu hút nguồn vốn tạm

thời nhàn rỗi của người dân. Cùng thời gian đó, tình hình lạm phát của cả nước

cũng như trong huyện tăng cao. Để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cuả nhà

nước cùng chính sách “duy trì khách hàng cũ, mở rộng khách hàng mới”, Ngân

hàng phải chấp nhận huy động với thời hạn cực ngắn với lãi suất cực cao. Đặc

biệt khi Ngân hàng nhà nước nâng cao mức lãi suất cho vay lên 21%/ năm, Ngân

hàng lại tiếp tục nâng mức lãi suất huy động lên 17-18%/ năm đối với tiền gửi

tiết kiệm, do đó lượng tiền gửi từ dân cư đã tăng lên một cách đáng kể. Ngoài việc tăng lãi suất huy động, Ngân hàng còn thực hiện hai đợt triển khai huy động

2007” với giải thưởng bằng vàng “3 chữ A”; triển khai 2 đợt huy động tiết kiệm

dự thưởng chào mừng 20 năm thành lập Agribank; huy động tiền gửi tiết kiệm

bằng tiền VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng từ ngày 28-5-2008.

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TGTK từ dân cư TGTT từ các TCKT TG các TCTD

HÌNH 5: VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2006- 2008)

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế

Nhìn chung tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng

nguồn VHĐ và có tăng có giảm trong 3 năm. Cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1,44% nguồn VHĐ. Tỷ lệ này là rất nhỏ bởi trong năm 2006, trên địa bàn huyện

vẫn chưa phát triển. Các doanh nghiệp trong huyện chưa nhiều và còn non trẻ,

mới được thành lập, nguồn vốn nhàn rỗi không nhiều nên việc huy động vốn của

Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian này, hoạt động huy động

vốn chủ yếu là vốn nhàn rỗi của dân cư.

Năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 2.603 triệu đồng, tăng

374,13% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 5,78% VHĐ. Nguyên nhân loại tiền

gửi này tăng là một phần do sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng của các

tổ chức kinh tế trong huyện, một phần là do Ngân hàng đã mở rộng dịch vụ thanh

toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng qua việc chi trả tiền hàng, việc

thanh toán không dùng tiền mặt một cách có hiệu quả đã thu hút khá nhiều các

doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với quy mô hoạt động còn thấp nên VHĐ từ đối tượng này mặc dù có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không

cao.

Năm 2008 công tác huy động vốn từ các thành phần kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp. Tình trạng nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng hóa

không bán được làm cho lượng tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp giảm đáng kể. Cụ thể năm 2008 tiền gửi là 994 triệu đồng, giảm 61,81% so với năm

2007.

Nói tóm lại, tỷ trọng của loại tiền gửi này còn quá nhỏ so với tổng nguồn VHĐ. Trong tương lai nền kinh tế huyện sẽ ngày càng phát triển hơn nữa do đó

nhu cầu giao dịch nhanh chóng qua Ngân hàng là rất cần thiết đối với các doanh

nghiệp. Do đó, Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn nữa cho công tác đa dạng hoá các

dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ… để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa

cho loại tiền gửi này.

Tiền gửi các tổ chức tín dụng

Từ bảng số liệu qua 3 năm, ta thấy tình hình tiền gửi của các tổ chức tín

dụng có sự biến động bất thường. Năm 2006 là 180 triệu đồng, sang năm 2007 tăng 400 triệu đồng, tăng 222,22%. Đến năm 2008 giảm 378 triệu đồng, giảm

65,17% so với năm 2007.

Nguyên nhân là do năm 2007 tình hình kinh tế huyện đang trên đà tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp mới khá nhiều vì vậy nhu cầu thanh toán cho

khách hàng giữa các tổ chức tín dụng gia tăng. Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ

cho thấy mối quan hệ giữa Ngân hàng với các TCTD trên địa bàn ngày càng mở

rộng tạo nhiều thuận lợi cho Ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau. Năm 2008 giảm là do các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, kinh tế biến động, việc thanh toán giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Th.S Lê Long Hậu 37 SVTH: Bùi Thị Minh Lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 48 - 52)