Nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 29 - 84)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

3.1.2 Nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng

+ Huy động vốn:

- Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế thông qua các hình thức: tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán…

- Vay vốn từ Ngân hàng cấp trên khi Ngân hàng thiếu vốn để hoạt động.

+ Về cho vay:

- Cho vay ngắn hạn đối hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ

chức kinh tế và dân cư trong địa bàn.

- Cho vay trung hạn đối với các tổ chức cá nhân thực hiện các dự án phát

triển sản xuất.

+ Các dịch vụ khác:

- Thanh toán, chuyển tiền điện tử, mua bán thu đổi ngoại tệ và chi trả kiều

hồi.

- Thực hiện các dịch vụ chi trả tiền điện, nước và lương cho cán bộ công

nhân viên theo cấp cơ quan.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

Ngân hàng có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân hàng Nhà

Nước, Luật các Tổ chức tín dụng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ

hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất với khách hàng bằng toàn bộ vốn

và tài sản hợp pháp khác của ngân hàng. Giữ bí mật về hoạt động của khách hàng ngoại trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG

Giám đốc: (1 người)

- Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn, giám

sát việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ cấp trên giao, đồng thời chịu trách

nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng với khách hàng và chứng từ thu

chi hàng ngày.

- Giám đốc trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm việc theo chương

trình kế hoạch đề ra cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn ra trôi chảy.

Phó giám đốc: (1 người)

- Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo ủy

quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

- Giám sát trực tiếp tình hình hoạt động của phòng kế toán – ngân quỹ, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.

Phòng kế toán- ngân quỹ

+ Kế toán

- Phòng này chiếm vị trí trung tâm Ngân hàng. Phòng Giám Đốc Phòng Giao dịch Giai Xuân Phòng Kinh Doanh Phòng Kế toán- Ngân quỹ Phòng Phó Giám Đốc

- Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: nghiệp vụ cho vay,

thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh

trong ngày.

- Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác

- Lập kế hoạch tài chính và quyết toán thu chi tài chính. - Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá.

- Thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán các tiền lương đối với cán bộ Ngân hàng.

+ Ngân quỹ

- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về

kho quỹ.

- Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày.

- Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo

dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót,

giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

Phòng kinh doanh

- Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình Ban

Giám Đốc ký các hợp đồng tín dụng.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm

tra tài sản thế chấp.

- Đôn đốc khách hàng trả nợ, đóng lãi đến hạn, đề xuất hướng giải quyết nợ

quá hạn, khó đòi cho ban giám đốc xử lý.

Phòng giao dịch Giai Xuân:

- Chức năng phòng giao dịch là tổ chức huy động vốn, cho vay, thu nợ và các dịch vụ… đối với khách hàng.

- Phòng giao dịch được Ngân hàng ủy nhiệm vốn để kinh doanh và chịu

3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006- 2008 2006- 2008

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 2006 – 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 14.009 18.125 24.023 4.116 29,38 5.898 32,54 Chi phí 11.015 15.075 21.701 4.060 36,86 6.626 43,95 Lợi nhuận 2.994 3.050 2.322 56 1,87 -728 -23,87

(Nguồn: phòng Kế Toán NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

3.1.4.1 Phân tích khoản mục thu nhập

Qua bảng số liệu cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tốt thể hiện qua khoản mục thu nhập của Ngân hàng

đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 thu nhập tăng 29,38% tương ứng với số

tiền là 4.116 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 thu nhập tăng 32,54% với số

tiền là 5.898 triệu đồng so với năm 2007.

Nguyên nhân làm cho doanh thu của Ngân hàng tăng lên qua mỗi năm là do trong những năm qua tình hình kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, nhu

cầu vốn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tăng. Trong tình hình đó, Ngân hàng đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực về qui mô và chất lượng, như thu hút nhiều khách hàng mới, tăng DN tín dụng, tăng doanh số

kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh toán Ngân hàng…nhằm khởi tăng nguồn

thu, tạo thu nhập tăng tích lũy ngày càng nhiều. Nhưng trong đó thì thu từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu, chứng tỏ Ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tín dụng.

14.009 11.015 2.994 18.125 15.075 3.050 24.023 21.701 2.322 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 Số tiề n 2006 2007 2008 Năm

Kế t quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

(2006 - 2008)

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

HÌNH 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006- 2008)

3.1.4.2 Phân tích khoản mục chi phí

Qua 3 năm chí phí của Ngân hàng cũng không ngừng tăng lên cùng với

thu nhập. Cụ thể năm 2007 tăng 4.060 triệu đồng, tỷ lệ 36,86% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 6.626 triệu đồng, tỷ lệ 43,95%.

Chi phí tăng trong năm 2007 là do:

- Thứ nhất: Ngân hàng hoạt động ở địa bàn nông thôn nên vấn đề huy động vốn là vấn đề hết sức khó khăn, mặc dù có tăng nhưng không đủ phục vụ

nhu cầu vốn của người dân. Vì vậy mà vốn dùng để hoạt động của Ngân hàng phần lớn là vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Do đó, trong tổng chi phí chi cho

hoạt động tín dụng thì khoản chi phí trả lãi vốn vay luôn là một khoản chi lớn.

- Thứ hai: để mở rộng quy mô hoạt động, phòng giao dịch Giai Xuân được thành lập và đi vào hoạt động, các khoản chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất,

tiền lương cho cán bộ nhân viên… cũng từ đó tăng lên.

- Thứ ba: để phục vụ cho khách hàng ngày một tốt hơn, Ngân hàng đã trang bị máy tính hiện đại cho toàn thể cán bộ trong ngân hàng, đầu tư vào máy

rút tiền ATM để phục vụ như cầu mở tài khoản thẻ của khách hàng… làm khoản

chi tài sản cố định cũng tăng lên khá nhiều.

Trong năm 2008 do tình hình kinh tế lạm phát cao, chính phủ ra chính

sách thắt chặt tiền tệ, tăng dự trữ bắt buộc… buộc Ngân hàng tăng lãi suất nhằm

thu hút nguồn vốn từ dân cư. Việc lãi suất huy động tăng cao sẽ làm cho chi phí của Ngân hàng cũng tăng theo. Thêm vào đó, Ngân hàng cũng đã tốn khá nhiều

chi phí cho công tác khuyến mãi nhăm thu hút nhiều KH gửi tiền và sử dụng các

dịch vụ của Ngân hàng.

Ngoài ra, cũng trong tình hình kinh tế đầy phức tạp đó, các doanh nghiệp làm ăn cũng rất khó khăn, đầu ra không tiêu thụ được; nông dân với các chi phí đầu vào như con giống, phân bón, thức ăn gia súc… đều tăng cao gây ảnh hưởng

lớn đến nguồn thu nhập của người dân. Từ đó, việc trả lãi và nợ cho Ngân hàng

đã không được thực hiện đúng dẫn đến tình trạng nợ xấu cũng tăng lên, do đó, Ngân hàng đã phải trích lập một khoản tiền dự phòng rất nhiều trong năm 2008 để phòng ngừa khi rủi ro xảy ra. Đây là một chi phí ngoài lãi suất làm tăng tổng

chi phí và giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

3.1.4.3 Phân tích khoản mục lợi nhuận

Trong năm 2007 lợi nhuận trước thuế tăng 56 triệu đồng với tốc độ 1,87%

so với năm 2006, mức tăng này là không nhiều là do trong năm 2007, Ngân hàng đã chi khá nhiều cho việc đầu tư vào phòng giao dịch mới, hiện đại hoá thiết bị

làm việc… do đó trong thời gian ngắn không thể thu hồi được khoản chi phí đã bỏ ra này.

Đến năm 2008 thì lợi nhuận của Ngân hàng giảm 728 triệu đồng năm

2007, với tỷ lệ 23,87%. Nguyên nhân của việc giảm trên là do lạm phát tăng cao

từ những tháng cuối năm 2007 đến giữa năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt

tiền tệ của chính phủ, Ngân hàng đã tích cực thu hút nguồn vốn từ dân cư bằng

việc nâng cao lãi suất huy động (có khi lên đến 17%/tháng) làm cho chi phí đầu vào tăng cao. Ngược lại, quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị hạn chế,

ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ những khoản cho vay, chỉ cho vay những

việc lãi suất đầu vào tăng cao thì lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng tăng đáng

kể (21%/tháng) làm hạn chế số lượng vay rất nhiều. Các nguyên nhân trên dẫn đến sự thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút đáng kể.

Bên cạnh đó, trong năm qua hoạt động sản xuất của bà con nông dân gặp

nhiều khó khăn như nguy cơ dịch bệnh bùng phát ở gà và heo, bệnh vàng lá ở cây

cam, vàng lùn và lùn xoắn lá ở cây lúa cùng với việc giá cả đầu vào như phân

bón, thuốc trừ sâu tăng cao làm nguồn thu của người dân giảm đáng kể. Các

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do không nắm bắt kịp nhu cầu, dự đoán tình hình thị trường không chính xác dẫn đến tình trạng tích lũy hàng hóa, hàng hóa bị mất

giá…làm chậm trễ tiến trình trả nợ cho Ngân hàng, kéo theo sự gia tăng các

khoản nợ xấu và Ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng cho các khoản nợ này đẩy cho phí kinh doanh Ngân hàng tăng lên, từ đó lợi nhuận Ngân hàng sụt

giảm.

Ngoài ra có thể dùng một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của Ngân hàng

Bảng 2 : CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng 2.994 3.050 2.322

Tổng tài sản (TTS) Triệu đồng 104.062 142.069 155.620

Thu nhập (TN) Triệu đồng 14.009 18.125 24.023

Chi phí (CP) Triệu đồng 11.015 15.075 21.701

LN/TTS % 2,88 2,15 1,49

TN/TTS % 13,46 12,75 15,44

CP/TN Lần 0,78 0,83 0,90

(Nguồn: phòng Kế Toán NHNN&PTNT huyện Phong Điền)

Chỉ số này thay đổi qua các năm và cho thấy cứ 100 đồng tài sản đưa vào

hoạt động kinh doanh sẽ mang về 13,46 đồng thu nhập năm 2006; 12,75 đồng thu

nhập vào 2007; 15,44 đồng thu nhập năm 2008.

Như vậy, năm 2007 giảm 0,71 đồng so với năm 2006. Qua đây cho ta thấy

hiệu quả sử dụng tài sản trong 2007 đã giảm, nguyên nhân là do trong năm 2007, khoản mục tài sản của ngân hàng đã tăng rất nhiều so với khoản thu nhập. Việc

thành lập phòng giao dịch mới, đầu tư trang thiết bị mới là những khoản chi phí thật sự cần thiết cho hoạt động của ngân hàng, trong khoảng thời gian ngắn

không thể thu hồi nhanh được đã làm cho tốc độ tăng của thu nhập trong năm

không bằng tốc độ tăng của tài sản.

Sang năm 2008, chỉ số này tăng 2,69 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của việc tăng này là do hai khoản mục thu nhập và tài sản đều tăng, đồng thời

khoản mục thu nhập tăng gấp 3,5 lần so với tốc độ tăng của khoản mục tài sản. Điều này cho thấy các khoản đầu tư vào tài sản năm 2007 đã dần tạo ra thu nhập. Đây là biểu hiện việc Ngân hàng sử dụng tài sản đầu tư bắt đầu đem về hiệu quả.

Ngân hàng cần phát huy khả năng này để góp phần nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng.

Lợi nhuận/ tổng tài sản

Với mức thu nhập từ việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào tài sản để sinh lời

thì Ngân hàng sẽ thu được con số lợi nhuận thực tế là bao nhiêu? Chỉ số lợi

nhuận / tài sản sẽ thể hiện được điều này. Với số liệu tính toán trên ta thấy chỉ số

này giảm đều qua mỗi năm.

Cụ thể năm 2007, chỉ số LN / TTS là 2,15% giảm 0,73% so với năm 2006. Qua đó cho thấy cứ 100 đồng tài sản đem đầu tư sẽ thu được về 2,15 đồng lợi

nhuận. Chỉ số này giảm cũng không phải là do Ngân hàng hoạt động không tốt mà do trong năm, chi phí sử dụng cho việc, thành lập phòng giao dịch tăng lên

rất cao làm cho lợi nhuận ngân hàng có tăng nhưng không nhiều, từ đó làm giảm

chỉ số Lợi nhuận/ Tổng tài sản.

Nhưng đến năm 2008 chỉ số LN / TTS là 1,49%, tiếp tục giảm 0,66% so

lợi nhuận. Chỉ số này giảm chủ yếu là do lợi nhuận của ngân hàng đã giảm mạnh

do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế cả nước, thu nhập tăng không bù đắp được chi phí tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về. Đây thực sự là dấu hiệu

không tốt cho hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần có sự tính toán hợp lý hơn cho việc đầu tư tài sản trong thời gian nào là thích hợp nhằm tạo ra lợi nhuận

tốt nhất.

Tổng chi phí/ tổng thu nhập:

Chỉ số này qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng bù đắp chi phí

của một đồng thu nhập của Ngân hàng là khá tốt. Năm 2007, cứ 0,83 đồng chi

phí bỏ ra sẽ mang về 1 đồng thu nhập. Năm 2008, cứ 0,9 đồng chi phí bỏ ra sẽ đem về 1 đồng thu nhập. Nhưng chỉ số này lại có chiều hướng tăng lên qua mỗi năm, năm 2006 chỉ số này là 0,78; năm 2007 và năm 2008 lần lượt tăng lên 0,83 và 0,90. Chỉ số này tăng qua các năm là do tốc độ tăng của thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Điều này được giải thích là do trong thời gian qua, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đã được thực hiện cùng với lãi suất tăng cao đã

làm cho chi phí huy động vốn tăng, việc đầu tư vào trang thiết bị mới cũng làm cho chi phí đầu tư tài sản tăng. Trong khi đó, việc kinh doanh của các doanh

nghiệp, hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn, chưa thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn làm tăng nợ xấu do đó tốc độ tăng lợi nhuận của Ngân hàng giảm.

Tóm lại, các chỉ số này khá gần với 1 do đó Ngân hàng phải tích cực hơn

trong khâu quản lý chi phí. Ngân hàng cần phải có sự thay đổi trong cơ cấu chi

phí cho hợp lý để làm tăng lợi nhuận cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng trên địa bàn. Ngân hàng có thể cắt giảm tối đa các khoản chi phí như các

khoản chi nội bộ, tránh lãng phí văn phòng phẩm, điện,….

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN pptx (Trang 29 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)