5. Nội dung và các kết quả đạt được
3.2.1.2 Về Vốn điều chuyển
Nếu chỉ dựa vào nguồn VHĐ thì sẽ không đủ để đảm bảo hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Do đó, nguồn VĐC từ Ngân hàng cấp trên cũng là nguồn
vốn chủ yếu của Ngân hàng. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với VHĐ nên sẽ làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy,
ngân hàng luôn phấn đấu để tăng VHĐ, giảm VĐC.
VĐC của Ngân hàng qua 3 năm có tăng có giảm. Cụ thể năm 2007 tăng
81,51% so với năm 2006 với lượng tiền là 31.042 triệu đồng. Năm 2008 giảm
30,16% so với năm 2007.
Nguyên nhân của việc tăng nguồn VĐC trong 2007 là do trong năm, tình hình kinh tế trong huyện đang trên đà phát triển mạnh, các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu tiên phát triển mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp của
huyện đã thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và xuất
hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới, đã làm cho nhu cầu vay vốn ngày
càng tăng. Thêm vào đó, nhu cầu tái tạo lại đàn gia cầm, vật nuôi sau đợt dịch
bệnh năm trước, các dự án phát triển sản xuất như nuôi tôm càng xanh luân canh
với cây lúa, dự án trồng rau sạch an toàn… làm cho nhu cầu vốn đầu tư sản xuất
của người dân gia tăng rất mạnh. Do đó, dù nguồn VHĐ có gia tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn sản xuất trong huyện. Bước sang năm 2008,
nguồn VĐC giảm là do Ngân hàng đã có biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả huy động vốn, vấn đề lãi suất diễn biến phức tạp, tăng cao đột biến trong năm