5. Nội dung và các kết quả đạt được
4.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện
Kinh tế của huyện đang trên đà phát triển mạnh, mang đến những cơ hội
lớn cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.
- Huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng cách tăng
cường những cây con giống có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô hình luân canh hiệu quả như 2 lúa - 1 màu, lúa – cá, lúa- tôm; biết ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất lao động.
- Trong quy hoạch phát triển của thành phố Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ trở thành vùng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, là “lá phổi xanh”
của thành phố. Với các di tích lịch sử Lộ Vòng Cung, chiến thắng Ông Hào, mộ cụ Phan Văn Trị; Phong Điền cũng có tiềm năng lớn trong phát triển và giới
thiệu văn hoá truyền thống. Do đó, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, lấy du lịch làm tiền đề cho phát triển thương mại - dịch vụ với phương
châm "nhà nhà làm du lịch" ngày càng thu hút nhiều khách đến tham quan, thúc đẩy kinh tế trong huyện phát triển theo cơ cấu chuyển dịch.
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, các khu và cụm công nghiệp hình thành và phát triển. Công tác đền bù giải tỏa để quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư này được đẩy mạnh đã tạo ra cơ hội cho Ngân hàng thu hút được
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của người dân.
- Tuy nhiên, do kinh tế sản xuất gắn liền với cây trồng, vật nuôi nên dễ bị ảnh hưởng của thời tiết, các dịch bệnh phát sinh làm hạn chế không nhỏ đến tình hình nuôi trồng của bà con, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Các yếu tố về dân số, văn hoá – xã hội
Dân số huyện là 102.621 người trong đó có khoảng 70% dân số sống bằng
nghề nông. Tập quán sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến. Đa số người dân thích
nhận tiền mặt và chi trả bằng tiền mặt thay vì sử dụng các tiện ích Ngân hàng. Một bộ phận người có nhu cầu vay vốn còn ngần ngại đến Ngân hàng vì tâm lý
nói đến Ngân hàng là nói đến những thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết các vấn đề khá dài nên họ thường vay vốn “nóng” ở ngoài hơn dù với lãi suất cao. Hoặc
khi có nhu cầu đổi ngoại tệ, họ thường thích đến các tiệm vàng hơn đến Ngân
Mặc dù trong những năm trở lại đây, nhiều dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng như trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thẻ tín dụng, quản lý giấy
tờ có giá,… đã được giới thiệu, song thị trường còn chưa phát triển nhiều, chủ
yếu chỉ tập trung ở thị phần công chức nhà nước, công nhân viên,… Điều này cho thấy cần tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng đến rộng rãi toàn thể người dân trong huyện
nhằm khai thác tốt nhất nguồn vốn không nhiều nhưng cũng không phải là ít này.
Vị trí địa lý - Cơ sở hạ tầng:
Phong Điền là một huyện ven thành phố Cần Thơ với diện tích 119,48 km2, phía bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, có điều kiện thuận lợi để giao lưu và hợp tác kinh tế với các vùng lân cận
về cả đường sông lẫn đường bộ.
Tuy nhiên, tuyến đường giao thông chủ yếu của huyện từ Cái Răng vào qua nhiều năm được xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, còn 7 cây cầu đang dở dang. Đường xong đã lâu nhưng cầu mãi chưa xong, sự không đồng
bộ này đã làm giảm chất lượng tuyến đường, gây khó khăn rất nhiều cho đời
sống người dân và làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội của
huyện Phong Điền. Gián tiếp ảnh hưởng đến cơ hội huy động vốn của Ngân
hàng.
Tóm lại, với sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo thành phố và sự trợ giúp
của các cấp, bộ, ngành Trung ương và địa phương, bức tranh kinh tế - xã hội của
Phong Điền sẽ ngày thêm khởi sắc và có tiềm năng phát triển rất lớn, do đó khả năng huy động vốn của Ngân hàng là rất khả quan.