Nguyên tắc trong quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 27 - 30)

1.3 Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

1.3.3 Nguyên tắc trong quản lý thuế

Quản lý thuế không thể được tiến hành một cách tuỳ tiện gây phiền nhiễu cho người nộp thuế mà phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc quản lý thuế là những khn khổ cho q trình đảm bảo thu thuế mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Gồm những nguyên tắc quản lý thuế như sau:

 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Luật và pháp lệnh phải phù hợp với Hiến pháp quy định. Xây dựng quy trình quản lý thuế phải xuất phát từ các luật thuế, luật quản lý thuế trong khuôn khổ luật quy định. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp quản lý thuế của Nhà

nước phải tương thích với các quy định chung về thuế của các tổ chức kinh tế quốc tế.

 Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong quản lý thuế

Hệ thống thuế Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất trên cả nước về cơng tác quản lý thuế và các quy trình thực hiện đối với tất cả các thành

phần kinh tế. Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm

đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác.

Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mơ hình thống nhất. Việc

quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong

toàn ngành thuế.

 Nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế

Tính cơng bằng là một địi hỏi khách quan trong việc phân chia gánh nặng thuế cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Khi xây dựng biện pháp quản lý thuế phải quán triệt nguyên tắc này nhằm động viên sức lực của toàn xã hội góp phần

xây dựng và phát triển đất nước. Có cơng bằng thì việc nộp thuế mới trở thành niềm tự hào và không tác động tiêu cực đến các nỗ lực kinh doanh của cơng chúng. Qua

đó, gắn kết nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân kinh doanh với nghĩa vụ và

quyền lợi của quốc gia; chỉ như thế sự phát triển mới mang tính cộng đồng và bền vững.

 Nguyên tắc minh bạch

Công khai hố các quy trình, thủ tục về quản lý thuế, về thuế đối với người nộp thuế. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về tư vấn, giải thích tại cơ quan thuế hay trên các phương thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu, công khai. Hạn chế trường hợp người nộp thuế thiếu thông tin về các quy định thuế. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc này đến cán bộ công chức ngành thuế được thể hiện trong thái độ ứng xử tiếp xúc với người nộp thuế với tính cánh thân thiện, tơn trọng trong môi trường văn minh và hiện đại.

 Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thuế

Quản lý thuế là những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chính pháp

định. Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi cơ quan hành thu phải

xây dựng các quy trình quản lý thuế theo luật định một cách hợp lý và cải cách các thủ tục hành chánh sao cho phù hợp với tình hình, đặc điểm, điều kiện sản xuất kinh doanh , thu nhập phát sinh của người nộp thuế. Bằng việc thực hiện nguyên tắc này

đối với các quy trình và thủ tục hành chính phải tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm

tối đa về chi phí thời gian, vật chất và tiền cho cơ quan thu và người nộp thuế. Có như vậy mới phát huy được hiệu lực và hiệu quả về quản lý và thu thuế.

1.3.4 Các nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể 1.3.4.1 Đăng ký thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp

thuế cho cơ quan thuế và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.

Người nộp thuế thuộc diện đăng ký thuế, khi thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế đều được cấp một mã số thuế.Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí,

lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của Pháp luật về thuế, bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong

suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi khơng cịn tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà người nộp thuế phải nộp, kể cả trường hợp người nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.

Mã số thuế đã cấp không được sử dụng để cấp cho người nộp thuế khác.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khi khơng cịn tồn tại thì mã số thuế chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

Riêng mã số thuế đã cấp cho người nộp thuế là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc một cá nhân không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá

nhân đó, kể cả trường hợp đã ngừng hoạt động kinh doanh sau đó kinh doanh trở

lại.

Hộ kinh doanh cá thể được cấp giấy phép kinh doanh hay khơng được cấp giấy phép kinh doanh khi có hoạt động kinh doanh, dịch vụ đều phải đăng ký cơ

quan thuế trực tiếp trên địa bàn để được cấp mã số thuế do cơ quan thuế quản lý. Ngồi ra, trong quy trình thực hiện liên thơng “một cửa” Phòng Kinh tế nơi cấp phép kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể sẽ cùng chuyển thông tin để Chi cục thuế tiếp nhận và cấp mã số thuế theo quy trình liên thơng.

Mức độ chênh lệch về quản lý hộ kinh doanh sẽ được phản ánh khi thực hiện

so sánh các số liệu thống kê giữa các Phòng Ban và Chi cục thuế trên địa bàn Quận. Thường các cơ quan quản lý về đối tượng hộ kinh doanh cá thể gồm Phòng Thống Kê, Phòng Kinh tế, Chi cục thuế, UBND các phường…, mức độ chênh lệch hộ càng cao hiệu quả quản lý về số đối tượng hộ kinh doanh càng thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)