1.5.1 Quan niệm về hiệu quả quản lý thuế
Hoạt động quản lý thuế cũng như bất cứ các hoạt động nào cũng đòi hỏi tiêu tốn những chi phí và mang lại những kết quả nhất định. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: Mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra chính là căn cứ cơ bản để
đo lường hiệu quả và được xác định theo công thức sau:
Kết quả đạt được Hiệu quả = Chi phí bỏ ra
Hoạt động chỉ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi chỉ tiêu này lớn hơn 1, chỉ
tiêu này càng lớn hơn quy mơ kinh doanh bao nhiêu, hoạt động càng có hiệu quả
cao bấy nhiêu. Ngược lại, khi chỉ tiêu này nhỏ hơn hay bằng 1, hoạt động xem như không đem lại hiệu quả. Đây là quan niệm chung nhất về hiệu quả. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chủ thể và mục tiêu đặt ra mà kết quả đạt được có thể là lợi ích kinh tế hoặc lợi ích xã hội hoặc là cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội. Vì vậy, chúng ta thường có hai phạm trù về hiệu quả đó là phạm trù hiệu quả kinh tế và phạm trù
hiệu quả xã hội.
Đối với hiệu quả hoạt động quản lý thuế là góp phần tăng thu cho ngân sách đảm bảo cân đối thu-chi có tác động tích cực đến nền kinh tế; hiệu quả hoạt động
quản lý thuế còn được đánh giá qua chỉ tiêu tiết kiệm chi phí cho NNT và cơ quan thuế. Mặc khác, hiệu quả hoạt động quản lý thuế nhằm nâng cao mặt bằng nhận thức của NNT và cả viên chức thuế về sự tuân thủ pháp luật, tôn trọng pháp luật từ hai phía; tạo mơi trường thuận lợi cho NNT khi giao dịch với cơ quan thuế và hiệu quả hoạt
động quản lý thuế cịn góp phần tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội.
Khi đánh giá hiệu quả quản lý thuế cần căn cứ trên 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.
1.5.2 Hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 1.5.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 1.5.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật về thuế Thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT;
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra;
Thông qua công tác đào tạo bồi dưỡng đạo đức và nghiệp vụ cho cán bộ
công chức Ngành thuế.
Kết quả đạt được qua ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật về thuế được
nâng cao đối với NNT và cả cho cán bộ công chức ngành thuế; Khi có sự đầu tư cho cơng tác TT-HT, cơng tác thanh tra kiểm tra, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành thuế.
Công tác cải cách hành chính thuế tạo mơi trường thuận lợi, tiết kiệm hiệu quả cho NNT và cơ quan thuế
Thơng qua cơng tác cải cách hành chính, các quy trình được cơng khai áp dụng thực hiện, được cải tiến trong ngành thuế; ngồi ra cịn có các quy trình liên thơng kết hợp cùng với các cơ quan chức năng Ban ngành trong Quận đã tạo thuận lợi, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho NNT và cho cả về cơ quan thuế.
1.5.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Một là: Các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng về hộ, tỷ trọng về thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
Các chỉ tiêu này phản ánh về hộ hay về số thuế hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng trong trong tổng số đối tượng nộp thuế hay tổng số thu thuế GTGT. Chỉ
tiêu này càng cao, cho thấy thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng về hộ hay về thuế cao trong tổng số hộ hay số thuế GTGT.
Tỷ trọng về hộ kinh doanh cá thể
Tổng số hộ kinh doanh cá thể Tỷ trọng về hộ cá thể =
Tổng số đối tượng nộp thuế GTGT
Tỷ trọng về thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể
Tổng thu thuế GTGT hộ KD cá thể Tỷ trọng về thuế GTGT =
hộ cá thể Tổng thu thuế GTGT
Hai là: Các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ quản lý về hộ, mức độ quản lý về thuế
GTGT trên một lao động đối với hộ kinh doanh cá thể. Chỉ tiêu này càng lớn, sẽ góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý về hộ, quản lý về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Năng suất quản lý về hộ kinh doanh cá thể
Tổng số hộ KD cá thể Hộ quản lý theo lao động =
Số viên chức thuế quản lý hộ KD cá thể
Năng suất quản lý về thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
Tổng thu thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể Tổng thu thuế GTGT đối với hộ KD =
cá thể theo lao động Số viên chức thuế quản lý hộ KD cá thể
Ba là: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý về hộ, hiệu quả quản lý về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Hiệu quả quản lý về hộ kinh doanh cá thể
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả quản lý về hộ kinh doanh cá thể được quản lý thuế so với hộ kinh doanh cá thể được cấp giấy phép kinh doanh. Chỉ tiêu này càng tiến về 1, chứng tỏ hiệu quả quản lý của Chi Cục Thuế về hộ càng cao.
Tổng số hộ KD cá thể được quản lý thuế Hiệu quả quản lý về hộ =
kinh doanh cá thể Tổng số hộ được cấp giấy phép KD
Hiệu quả quản lý thu thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể
Chỉ tiêu này cho biết tổng thu thuế GTGT hộ KD cá thể so với tổng chi phí về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì mức đóng góp vào ngân sách càng lớn bấy nhiêu.
Tổng thu thuế GTGT hộ KD cá thể Hiệu quả quản lý thu thuế GTGT =
hộ kinh doanh cá thể Tổng chi phí về quản lý thuế GTGT đối với hộ KD cá thể
Mức độ đóng góp cho ngân sách địa phương thuộc quận
Căn cứ tỷ lệ phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp huyện được quy
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương I: Cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể có những ý chính sau:
- Nêu ra được khái niệm về hộ kinh doanh cá thể, đặc điểm của hộ kinh
doanh cá thể có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thu thuế.
- Nêu khái niệm về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế GTGT.
- Nêu khái niệm về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể, mục tiêu quản lý thuế, nguyên tắc trong quản lý thuế.
- Nêu các nội dung cần thiết của quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
- Nêu cơ sở hạ tầng cho quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. - Hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
Chương II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC