Ấn định doanh thu và khoán thuế GTGT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 31 - 33)

1.3 Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

1.3.4.2.2 Ấn định doanh thu và khoán thuế GTGT

Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầu

người nộp thuế chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế khi người nộp thuế không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực.

Theo phương pháp kê khai trực tiếp trên doanh thu

Về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế kê khai vào ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan hoặc do ý thức của người nộp thuế nên thực tế cịn có trường hợp người nộp thuế cố tình chậm hoặc khơng kê khai thuế, trong trường hợp đó cơ quan thuế được quyền ấn định thuế và ra thông báo ấn định thuế cho người nộp thuế.

Việc ấn định thuế phải đảm bảo khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc

ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp. Yếu tố ấn định có

thể là doanh thu, chi phí, giá tính thuế…

Căn cứ ấn định thuế

+ Căn cứ vào tờ khai người nộp thuế đã khai báo về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ kê khai thuế trước; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế; các cơ quan quản lý Nhà nước khác.

+ Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng quy mô kinh doanh (như là vốn, lao động, máy móc

trang thiết bị, cơ sở vật chất...) tại địa phương. Hoặc so sánh với số thuế phải nộp

bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa

phương.

+ Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

Theo phương pháp khoán

Xác định số thuế khoán phải nộp đối với hộ kinh doanh có doanh thu

trên mức doanh thu không phải nộp thuế:

Căn cứ tài liệu kê khai của người nộp thuế về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; đồng thời cơ quan thuế phối hợp với Hội

đồng tư vấn thuế xã, phường kiểm tra xác định tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ

khai thuế; Tổ chức điều tra xác định lại doanh thu, thu thập những trường hợp có nghi vấn khai không đúng để ấn định lại doanh thu kinh doanh.

Để đảm bảo việc xác định thuế được công bằng, trước khi thông báo số thuế

phải nộp của từng hộ, cơ quan thuế phải phối hợp cùng Hội đồng tư vấn thuế tổ

chức niêm yết công khai dự kiến doanh thu, số thuế phải nộp của từng hộ để lấy ý kiến của các hộ kinh doanh. Sau khi đã công khai, căn cứ ý kiến đóng góp của đại diện hộ kinh doanh cơ quan thuế điều chỉnh lại những trường hợp bất hợp lý nếu thấy cần thiết cho phù hợp với thực tế kinh doanh và đảm bảo tính cơng bằng về thuế giữa các hộ kinh doanh với nhau. Sau đó, tham khảo ý kiến Hội đồng tư vấn

thuế xã, phường để xác định và thông báo cho hộ kinh doanh được biết và thực hiện nộp thuế.

Xác định số thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khốn trong trường hợp có sự thay đổi doanh thu:

Hộ kinh doanh trong quá trình được khốn thuế có sử dụng hố đơn và có phát sinh doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khốn thuế thì cơ quan thuế phải xác định lại doanh thu chênh lệch và tính thuế. Trường hợp này, cơ quan thuế cần xem xét để điều chỉnh lại doanh số đã khoán khi hộ kinh doanh thường xuyên có phát sinh doanh số trên hố đơn cao hơn doanh số đã khốn.

Trong q trình kinh doanh, hộ kinh doanh có thay đổi ngành nghề, quy mơ kinh doanh; cơ quan thuế xác định lại số thuế khốn phải nộp và thơng báo cho người nộp thuế được biết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)