Thực trạng vận dụng các nguyên tắc trong quản lý thuế GTGT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 75 - 78)

Cơ bản hệ thống chính sách thuế đã được cụ thể hố qua các Luật, Nghị

định và thơng tư hướng dẫn; Luật thuế GTGT đã được cập nhật điều chỉnh bổ

sung cho phù hợp với thực tế phát sinh như về đối tượng quản lý, về phương pháp kê khai thuế theo loại hình ngành nghề, về giá tính thuế đối với các dự án thuộc về đất đai…. Luật quản lý thuế qua quá trình thực hiện đòi hỏi các biện pháp quản lý thuế của Nhà nước phải tương thích với các quy định chung về thuế của các tổ chức kinh tế quốc tế; vì vậy, Luật quản lý thuế cũng đã được

cập nhật bổ sung điều chỉnh và sửa đổi cho phù hợp trong nước và thông lệ

quốc tế.

Căn cứ vào các Luật, các quy trình quản lý thuế tuy đã được xây dựng các bước thực hiện vào trong công tác quản lý theo chức năng như quy trình kê khai kế tốn thuế, quy trình hồn thuế, quy trình kiểm tra, thanh tra thuế, quy trình đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế… Nhưng vẫn cần phải có quy trình trong cơng tác quản lý NNT, qua đó thể hiện các bước phối hợp thực hiện giữa các bộ phận chức năng để quản lý NNT và cũng trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật thuế.

2.5.2 Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong quản lý thuế

Hệ thống chính sách thuế được thực hiện thống nhất trên cả nước về

công tác quản lý thuế và các quy trình thực hiện đối với tất cả các thành phần kinh tế, được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế từ cấp Tổng cục, Cục thuế và cấp Chi cục nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế.

Đôi khi trong thực tế, Chi cục thuế thường có những phát sinh vướng

mắc về nghiệp vụ ngoài các quy định của pháp luật; Chi cục đã có văn bản về cấp trên để được sự chỉ đạo thống nhất và tập trung.

Kiện toàn tổ chức theo một mơ hình chức năng; do vậy, việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất theo quy định của ngành.

nặng thuế cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đối với hộ kinh doanh cá thể

khi xây dựng biện pháp quản lý thuế Chi cục thuế đã quán triệt nguyên tắc

công bằng trong quản lý thuế nhằm động viên sức lực của tồn xã hội góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Đảm bảo công bằng về thuế đối với hộ kinh

doanh cá thể sẽ tránh được các khiếu nại khiếu kiện về thuế; đối với cán bộ

công chức thuế tránh hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhũng nhiễu về thuế.

Thực trạng đối với Chi Cục Thuế trong quản lý hộ kinh doanh cá thể thơng qua việc khốn thuế và ấn định; sự đảm bảo công bằng chỉ mang tính

tương đối. Thực tế, hộ kinh doanh có cùng quy mơ kinh doanh, tính chất kinh doanh có mức khoán thuế hay ấn định thuế là như nhau nhưng doanh số thực tế hồn tồn khơng giống nhau với nhiều lý do (như thương hiệu, uy tín …).

2.5.4 Nguyên tắc minh bạch

Triển khai về việc cơng khai hố các quy trình, thủ tục về quản lý thuế, công khai về thuế đối với người nộp thuế tại chi cục. Soạn thảo các bài tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về tư vấn, giải thích tại cơ quan thuế hay trên các phương thông tin đại chúng tại UBND các phường, Ban quản lý các chợ. Phối hợp cùng Hội đồng tư vấn thuế tại địa phương để cung cấp thông tin cho NNT, cơng khai thuế, bình nghị thuế tại địa điểm dể nhìn, dể thấy cho người dân được biết. Và ngược lại, cơ quan thuế cũng cử viên chức để tiếp nhận được

những thông tin phản hồi từ NNT và các ngành chức năng hữu quan cung cấp. Cán bộ thuế được quán triệt sâu sắc nguyên tắc thể hiện trong thái độ ứng xử tiếp xúc với người nộp thuế với tính cánh thân thiện, tôn trọng trong

môi trường văn minh và hiện đại.

2.5.5 Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thuế

Trong lộ trình thực hiện cải cách hành chính thuế, hiện đại hoá ngành thuế; Ngành đã quan tâm đến những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chính pháp định đảm bảo nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả.

Chính vì thế, ngành thuế đã xây dựng các quy trình quản lý thuế theo luật định một cách hợp lý và cải cách các thủ tục hành chánh sao cho phù hợp

người nộp thuế. Bằng việc thực hiện nguyên tắc này đối với các quy trình và thủ tục hành chính phải tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm tối đa về chi phí thời gian, vật chất và tiền cho cơ quan thu và người nộp thuế.

Các mơ hình quy trình “liên thơng một cửa” giữa Chi Cục Thuế và các Ban ngành địa phương về cấp phép và cấp mã số thuế; về cấp quyền sử dụng

đất. Tại chi cục có mơ hình “một cửa” tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ với ứng

dụng quản lý và theo dõi giải quyết hồ sơ nhằm tạo thuận lợi cho NNT khi liên hệ làm việc với cơ quan thuế. Rút ngắn về thời gian giải quyết cũng là một trong những yếu tố cần thiết đã được đặt ra trong quy trình. Tiết kiệm về chi

phí vật chất đi lại cho NNT; tiết kiệm về nhân lực và thời gian tiếp xúc giải

quyết đối với cơ quan thuế.

Đồng thời, Chi cục thuế khi áp dụng các quy trình này đã phát huy được

tác dụng hiệu lực và hiệu quả về quản lý và thu thuế. Như quy trình liên thơng trong cấp phép kinh doanh - cấp mã số thuế đã khắc phục được tình trạng

chênh lệch hộ, giúp cho việc quản lý lập bộ và thu thuế đạt được hiệu quả tránh phải bỏ sót hộ đồng thời với thời gian quy định tiếp nhận và giải quyết là 07 ngày làm việc; thay vì, theo quy định của cả 02 cơ quan chức năng tổng số ngày làm việc phải là 20 ngày, số lượt đi lại của người dân cũng giảm hẳn chỉ cần đến có một nơi duy nhất, tạo thuận tiện và tiết kiệm cho NNT và cho cả cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)