Đối với hộ áp dụng phương pháp kê khai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 101 - 104)

3.3 Các giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá

3.3.2.2 Đối với hộ áp dụng phương pháp kê khai

- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành kê khai thuế đúng thực tế bằng cách: kiểm tra sự khớp đúng giữa hóa đơn mua vào, bán ra với sổ sách kế toán, tiến hành kiểm kê kho hàng xác định mức tiêu thụ trong kỳ để đối

chiếu với doanh thu hộ kê khai.

- Tiến hành so sánh, đối chiếu với số hóa đơn hộ đã mua nhằm phát

khai, sử dụng hóa đơn chứng từ không đúng quy định, các trường hợp mất mát thất lạc khơng chính đáng.

- Phát huy công tác tuyên truyền rộng rãi mã số thuế, cách ghi mã số thuế của cá nhân trên địa bàn tốt hơn để giúp cho các cá nhân có thể tự kiểm tra, kiểm sốt đối tác kinh doanh, góp phần chống tình trạng sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn khơng hợp pháp mua bán hàng hóa, dịch vụ.

- Nhấn mạnh hơn vào yêu cầu cán bộ chuyên quản nắm rõ ngành nghề, mặt hàng, phương thức kinh doanh thực tế của hộ. Yêu cầu hộ hạch tốn riêng các mặt hàng có các mức thuế suất khác nhau, nếu khơng hạch tốn riêng được thì kiên quyết xử lý theo quy định dùng mức thuế suất cao nhất để tính thuế.

- Tiến hành bồi dưỡng cho cán bộ ở Đội kiểm tra, cán bộ Đội thuế

nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra. Áp dụng phương pháp kiểm tra có trọng tâm trọng

điểm, vừa đỡ mất thời gian mà hiệu quả cao, ít gây phiền hà cho hộ kinh doanh

khi được kiểm tra.

3.3.3 Các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu

 Công tác lập bộ và phát hành thông báo thuế

Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ phận như Bộ phận đăng ký

thuế - Bộ phận quản lý thuế để đôn đốc NNT kê khai thuế được kịp thời. Ứng

dụng công nghệ thông tin đảm bảo cho việc lập bộ được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng, phát hành kịp thời thông báo đến NNT.

 Công tác thu nộp.

- Kết hợp với đài phát thanh thông tin địa phương tại UBND các Phường và Ban quản lý các chợ nêu danh sách những hộ nộp thuế sớm được tuyên dương, đôn đốc nhắc nhở hộ chưa nộp tiền thuế trong tháng hoặc dây

dưa kéo dài.

- Chủ trương của ngành bải bỏ việc thực hiện UNT thuế CTN đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 01/07/2011; do vậy, cần tăng cuờng nhiều địa điểm thu nộp tiền thuế qua các chi nhánh ngân hàng có liên thơng cùng Kho bạc để đối tượng nộp thuế dễ

- Thực hiện tốt cơng tác phân tích, đánh giá tình hình nợ thuế phân loại nợ chính xác và phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan triển khai

đồng bộ các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế đã được quy định trong Luật

Quản lý thuế và các biện pháp quản lý thu nợ thuế được hướng dẫn tại công

văn số 752/QĐ-TCT ngày 14/05/2010 của Tổng cục Thuế, ban hành quy trình quản lý nợ thuế hộ kinh doanh. Đội QLN phối hợp các Đội tăng cường đôn đốc thu đối với khỏan nợ luân chuyển; xử phạt kịp thời các trường hợp nộp chậm.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thuế, nhất là việc

giải quyết nợ đọng thuế thơng qua việc tính phạt nộp chậm bằng chương trình

ứng dụng đã có tác dụng tích cực đến ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của

NNT và tiết kiệm được nhiều thời gian cho CBCC thuế.

- Đối với những khoản nợ hộ khiếu nại, phản đối, chưa đồng tình nộp thì

xem xét khiếu nại và sau khi giải quyết khiếu nại thì tiếp tục đơn đốc thu nộp vào

NSNN. Các khoản nợ hình thành thường xuyên, cơ quan thuế kiên quyết áp dụng biện pháp xử phạt 0,05% từng ngày đối với thời gian chậm.

- Cơ quan thuế thuộc về cơ quan hành pháp, thực thi các chính sách pháp luật của Nhà nước; Do vậy, đối với công tác cưỡng chế nợ thuế khi

cơ quan thuế tiến hành thực hiện sẽ có phần hạn chế; bởi phải huy động nhiều lực lượng tại địa phương. Nên chăng việc cưỡng chế nợ thuế, kê biên tài sản... giao về cho cơ quan thuộc về tư pháp để thực hiện.

3.3.4 Giải pháp về công tác kiểm tra

Phương pháp xây dựng kế hoạch, căn cứ vào số cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị xác định chính xác quỹ thời gian thực tế công tác kiểm tra trong năm; căn cứ thời gian một cuộc thanh tra, kiểm tra; số nội dung của một cuộc thanh tra, kiểm tra. Trên cơ sở đó xác định số lượng trong năm

đơn vị sẽ thực hiện bao nhiêu cuộc thanh tra, kiểm tra. Chọn đơn vị thanh tra,

kiểm tra lập danh sách đơn vị, nội dung thanh tra, kiểm tra.

Tổ chức rà soát, nắm chắc đầy đủ các hộ sản xuất kinh doanh đưa vào

100% số hộ kinh doanh vào số hộ trong bộ quản lý thường xuyên.

Nắm chắc mức độ hoạt động của từng đối tượng, từng ngành nghề, từng mặt hàng sản xuất kinh doanh trong từng thời điểm, thời vụ, tổ chức điều tra, xác minh lại doanh thu, mức thuế đúng với thực tế, chống thất thu về doanh số.

Đối với những hộ, cơ sở kinh doanh có qui mơ lớn quản lý theo phương

pháp kê khai; thực hiện tăng cường kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, kê khai quyết toán thuế theo đúng quy định và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.

Quản lý chặt chẽ các đối tượng kinh doanh theo hình thức bn chuyến, kinh doanh những ngành nghề có mức độ rủi ro cao về thuế như khách sạn, nhà hàng, hoạt động vận tải, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà, kinh doanh

vàng bạc,... để doanh thu phát sinh đều được phản ảnh đầy đủ, kịp thời đúng

với thực tế kinh doanh.

Kiểm tra đột xuất tình hình tạm ngưng kinh doanh và nghỉ kinh doanh của các hộ để đảm bảo có sự công bằng trong kinh doanh và chống gian lận để trốn thuế. Kiểm tra chống sót hộ cũng là một chuyên đề cần thiết quan tâm thực hiện.

Công tác kiểm tra là hoạt động mang tính pháp lý cao, liên quan đến lợi ích của nhiều bên nên cần lựa chọn những cán bộ vững về chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, đảm bảo tư cách đạo đức nghề nghiệp.

Cơng tác kiểm tra rất cần thiết có sự hỗ trợ của Ban ngành, địa phương; vì vậy nhất thiết cơ quan thuế phải phải tạo lập tốt mạng lưới này trong quan hệ phối hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)