Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu đề tài

1.2. CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG

1.2.2.1.2. Chuỗi giá trị

Công cụ cơ bản để phán đốn, tìm phương pháp củng cố lợi thế cạnh tranh được M.Porter sử dụng là chuỗi giá trị. Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra. Các doanh nghiệp trong ngành có thể có những chuỗi giá trị tương tự nhau, nhưng các đối thủ cạnh tranh thường có những chuỗi giá trị khác nhau. Những khác biệt trong chuỗi giá trị là nguồn gốc cơ bản của lợi thế cạnh tranh.

Hình 1.4: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị bao gồm hoạt động giá trị và lợi nhuận. Các hoạt động giá trị là những khối riêng biệt của lợi thế cạnh tranh. Mỗi hoạt động này được quyết định như thế nào cũng quyết định sự đóng góp của nó đến nhu cầu của người mua và theo đó là sự khác biệt hóa.

Thu mua Phát triển công nghệ Quản trị nguồn nhân lực Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Dịch vụ Marketing & bán hàng Logistics đầu ra Logistics đầu vào hành Vận Lợi nhuận Hoạt động hỗ trợ Hoạt động sơ cấp

*. Các hoạt động sơ cấp

Những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán, chuyển giao cho khách hàng cũng như công tác hỗ trợ sau bán hàng. Tùy theo từng ngành, từng hoạt động giá trị sẽ mang ý nghĩa quyết định đối với lợi thế cạnh tranh.

- Logistics đầu vào: Các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phẩm, lịch trình hoạt động cho các phương tiện và hoàn trả cho nhà cung cấp.

- Vận hành: Các hoạt động liên quan đến chuyển hóa các đầu vào thành hình

thái sản phẩm sau cùng.

- Logistics đầu ra: Các hoạt động liên quan đến thu gom, lưu trữ, phân phối

sản phẩm đến người mua.

- Marketing và bán hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp thông

tin, phương tiện để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.

- Dịch vụ: Các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường

hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm.

*. Các hoạt động hỗ trợ

Bổ sung cho các hoạt động sơ cấp và tự chúng cũng hỗ trợ lẫn nhau.

- Thu mua: Tạo ra những ảnh hưởng lớn về chi phí và khác biệt hóa.

- Phát triển cơng nghệ: Rất quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh trong mọi

ngành vì nó khơng chỉ liên quan trực tiếp đến sản phẩm mà còn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác từ nghiên cứu cơ bản thiết kế sản phẩm đến nghiên cứu truyền thông, thiết kế quy trình thiết bị, các thủ tục phục vụ....

- Quản trị nguồn nhân lực: Ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong mọi doanh nghiệp thơng qua vai trị của nó trong quyết định kỹ năng, động lực của người lao động và các chi phí tuyển dụng, đào tạo.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Bao gồm nhiều hoạt động như quản trị

tổng quát, lập kế hoạch tài chính, kế tốn, pháp lý, quản trị chất lượng. Không giống như những hoạt động hỗ trợ khác, cơ sở hạ tầng không liên kết với một hoạt động sơ cấp riêng biệt nào mà hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi giá trị. Cơ sở hạ tầng đôi khi được

xem là “gánh nặng phải trả” nhưng đây có thể là một nguồn mạnh mẽ cho lợi thế cạnh tranh.

*. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị

Mặc dù, những hoạt động giá trị là những bộ phận cấu thành nên lợi thế cạnh tranh, nhưng chuỗi giá trị không chỉ là tập hợp những hoạt động độc lập mà là một hệ thống các hoạt động đó. Mối quan hệ ở đây chính là quan hệ giữa phương pháp thực hiện một hoạt động và chi phí thực hiện một hoạt động khác. Những mối liên kết có thể đưa đến lợi thế cạnh tranh theo hai cách tối ưu hóa hoặc sự điều phối. Để khai thác những mối liên kết này đòi hỏi phải có thơng tin hoặc những luồng thơng tin cho phép thực hiện tối ưu hóa hoặc sự điều phối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)