PHÂN TÍCH SWOT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 75)

6. Kết cấu đề tài

2.6. PHÂN TÍCH SWOT

2.6.1. Điểm mạnh

Hạ tầng đồng bộ, phân bố rộng khắp, phủ sóng đều cả nước.

Chất lượng mạng lưới ngày càng được cải thiện: những phàn nàn của khách hàng về nghẽn mạng trong các ngày lễ, Tết giảm đáng kể.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại cố định không dây của Công ty Điện lực Long An khá lớn, khả năng thu hút nhóm khách hàng này chuyển đổi sang dịch vụ viễn thông di động EVN Telecom dễ dàng hơn.

Có sự đảm bảo về tài chính để đầu tư phát triển cơng nghệ, mạng lưới, thực hiện các chiến lược kinh doanh.

Đội ngũ khách hàng điện lực rất lớn, khả năng tiếp cận khách hàng thuận lợi.

2.6.2. Điểm yếu

Lĩnh vực kinh doanh mới, tham gia thị trường vốn có nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh.

Thiếu chun gia có trình độ cao về kinh tế và kỹ thuật. Bộ máy quản lý cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả. Trình độ quản lý chưa theo kịp sự phát triển của mạng lưới.

Sử dụng công nghệ chưa phù hợp với đặc điểm, thị hiếu của thị trường.

Công tác phát triển thuê bao mới đang gặp nhiều khó khăn, số lượng khách hàng rời mạng ngày càng tăng.

Hoạt động marketing chưa thật sự hiệu quả; công tác marketing, các hoạt động tuyên truyền quảng cáo mới tập trung vào việc giới thiệu dịch vụ hoặc hình ảnh của đơn vị, chưa khai thác được tâm lý hoặc hấp dẫn khách hàng bằng chính sự tiện ích khi sử dụng dịch vụ. Vấn đề nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện nên chưa nắm bắt và dự báo kịp thời nhu cầu thị trường.

Giá cước cao, chất lượng dịch vụ chưa thực sự tốt so với tiềm năng và yêu cầu của thị trường. Chưa có nhiều gói cước phân biệt cho các nhóm đối tượng khách hàng; chưa thực hiện tư duy hướng về khách hàng.

Ảnh hưởng của kinh doanh độc quyền trong lĩnh vực điện lực nên khách hàng vẫn chưa thực sự ủng hộ.

Chưa năng động với sự thay đổi của môi trường, chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh.

2.6.3. Cơ hội

Thị trường dịch vụ giá trị gia tăng dành cho di động vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường giá trị gia tăng trên di động chỉ mới khai thác chưa tới 10% tiềm năng.

Phương án cổ phần hóa đã được Chính phủ phê duyệt, nếu thực hiện CPH nhanh và tận dụng được các thay đổi về cơ chế do tiến trình CPH đem lại, thị phần của EVN Telecom có thể tăng lên. Đây cũng sẽ là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn vốn lớn nhằm đổi mới hơn nữa công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Cơ chế quản lý ngày càng thơng thống tạo sự linh hoạt, năng động cho các doanh nghiệp.

Cạnh tranh bằng giá cước đang dần đi vào quỹ đạo, việc giảm cước đã được các cơ quan quản lý nhà nước giám sát một cách nghiêm ngặt tránh tình trạng một số nhà mạng giảm giá dịch vụ xuống dưới mức giá thành dẫn đến cạnh tranh khơng

lành mạnh và có thể phá vỡ thị trường. Khuyến mãi cho thuê bao mới và nạp thẻ đã nhanh chóng đi vào quy cũ.

2.6.4. Thách thức

Điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, khoảng cách số giữa thành thị và nơng thơn cịn rất lớn, nên buộc nhà cung cấp phải cân đối khi quyết định đầu tư.

Thách thức về đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới. Hạ tầng công nghệ thông tin phát triển nhanh song chưa bền vững.

Thách thức giảm cước dịch vụ, cải tiến hình thức tính cước dịch vụ.

Thách thức từ phía các doanh nghiệp mới có cơng nghệ tiên tiến hơn, cách tính cước có lợi hơn đối với người sử dụng.

Tốc độ phát triển thuê bao nhanh chóng dẫn đến hệ quả thuê bao ảo khơng kiểm sốt được.

Doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao giảm mạnh, hiện nay chỉ hơn 3 USD, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan 6,71 USD, Trung quốc 9,72 USD, Malaysia 16,09 USD, Đài Loan 21,72 USD, Hàn Quốc 32,83 USD).

Hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông về dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thơng cịn nhiều bất cập, dẫn đến thực trạng đầu tư chồng chéo, gây lãng phí lớn. Luật viễn thơng có hiệu lực từ tháng 7/2010 cũng đưa ra các quy định về việc chia sẻ hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp song dường như chưa đạt kết quả.

Ứng dụng CNTT còn yếu. Trình độ ứng dụng CNTT của nước ta đã có cải thiện, tuy nhiên đang có nguy cơ tụt hậu và cần rất nhiều nỗ lực mới đuổi kịp các nước trong khu vực. Công nghiệp CNTT quy mô nhỏ, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh yếu. Tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng đem lại không cao, các thiết bị hạ tầng mạng lưới viễn thơng, thiết bị đầu cuối hồn tồn phải nhập khẩu. Công nghiệp nội dung số và công nghiệp dịch vụ tuy có phát triển và có nhiều tiềm năng phát triển nhưng vẫn cịn mang tính sơ khai, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ dẫn đến hoạt động lúng túng, đội ngũ nhân lực thiếu về số lượng, yếu về kỹ năng. Di động đã phủ sóng đến tất cả mọi miền đất nước, song chất lượng phủ sóng dịch vụ chưa đồng đều, chất lượng mạng lưới chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng,

mật độ băng thông rộng hiện mới đạt 13,7%, vẫn cịn thấp nhiều so với trung bình của thế giới (25%).

Kết luận: Qua phân tích chuỗi giá trị, môi trường ngành, môi trường tổng quát

và khảo sát thị trường cho thấy EVN Telecom là nhà mạng cung cấp chất lượng dịch vụ TTDĐ tốt, có mạng lưới phân phối rộng, EVN Telecom cần tập trung khai thác tốt mạng lưới để đảm bảo phục vụ tốt khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này tác giả giới thiệu khái quát về mạng viễn thông điện lực EVN Telecom và công ty Điện lực Long An, đi sâu nghiên cứu những cảm nhận, đánh giá của khách hàng đối với các mạng di động, tiến hành phân tích khái quát chuỗi giá trị của Công ty điện lực Long An trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cũng phân tích mơi trường tổng qt, mơi trường ngành trong lĩnh vực TTDĐ từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Cơng ty Điện lực Long An nói riêng và của EVN Telecom nói chung. Kết quả nghiên cứu đánh giá, phân tích cho thấy, mặc dù dịch vụ TTDĐ EVN Telecom được xem là có lợi thế cạnh tranh so với các nhà mạng nhỏ, nhưng so với các nhà mạng lớn thì dịch vụ TTDĐ EVN Telecom hồn tồn khơng có lợi thế để cạnh tranh, mở rộng mạng lưới. Do vậy, việc triển khai áp dụng các chiến lược cạnh tranh theo mô hình lý thuyết của Michael Porter đối với mạng TTDĐ EVN Telecom trong điều kiện hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An rất khó thực hiện cả về kỹ năng, nguồn lực và yêu cầu tổ chức thực hiện các chiến lược. Do vậy, theo tác giả, để phát triển mạng TTDĐ EVN Telecom đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chiến lược, trong đó, đặc biệt chú ý khai thác năng lực lõi, nguồn lực động để tạo lợi thế cạnh tranh, kết hợp với những chiến lược theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter thì dịch vụ TTDĐ của EVN Telecom mới có thể phát triển để cạnh tranh được với các dịch vụ TTDĐ hiện nay. Đây cũng là nội dung chủ yếu mà Chương 3 của Luận văn sẽ trình bày.

Chương 3: GIẢI PHÁP GĨP PHẦN PHÁT TRIỂN MẠNG THƠNG TIN DI ĐỘNG EVN TELECOM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Như đã kết luận tại chương 2, chương 3 tập trung những giải pháp mang tính chất định hướng giải quyết mục tiêu cuối cùng của đề tài nghiên cứu, chủ yếu là những giải pháp phát huy năng lực động, kết hợp với những chiến lược cạnh tranh theo mơ hình lý thuyết của Michael Porter để phát triển mạng thông tin di động EVN Telecom trên địa bàn tỉnh Long An.

3.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Có thể nói chất lượng dịch vụ là yếu tố sống cịn trong thị trường VTDĐ đang cạnh tranh gay gắt hiện nay. Cuộc đua phát triển thuê bao đến nay đã làm cho chất lượng dịch vụ của các mạng viễn thơng Việt Nam bị giảm sút, dẫn đến tình trạng khách hàng mới phát triển được nhiều nhưng khách hàng cũ rời mạng cũng khơng ít. Để đảm bảo tăng thuê bao, thị phần và doanh thu bền vững thì EVN Telecom phải đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến cuối năm 2010, thị trường di động Việt Nam gần như đạt đến tình trạng bảo hịa. Lúc này mục tiêu hàng đầu của các mạng là phải làm sao giữ chân thuê bao cũ chứ không phải là phát triển thêm thuê bao mới.

3.1.1. Nâng cao chất lượng kỹ thuật của dịch vụ

Để đảm bảo chất lượng kỹ thuật của dịch vụ, EVN Telecom cần đẩy nhanh tốc độ đầu tư nâng cấp mạng lưới đạt tới tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới. EVN Telecom cần tổ chức hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và thường xun để có những dự báo chính xác hơn về nhu cầu khách hàng, để từ đó chủ động xây dựng kế hoạch phát triển mạng. Xây dựng mạng lưới TTDĐ sử dụng cơng nghệ hiện đại, có dung lượng lớn, tốc độ cao, phạm vi phủ sóng rộng, độ khả dụng của mạng cao. Mục đích là nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ TTDĐ có chất lượng tốt nhất theo các tiêu chí: khả năng truy nhập dịch vụ, tỷ lệ rớt cuộc gọi, tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, tỷ lệ lưu lượng nghẽn mạch, chất lượng thoại khơng có tiếng vọng, khơng có nhiễu… Hồn thiện hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và giám sát chặt

chẽ quá trình thực hiện. Thường xuyên thực hiện tốt việc đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ.

Do sự thay đổi về công nghệ, sự hội tụ về viễn thông và tin học nên cấu trúc mạng di động phát triển mạnh theo xu hướng chuyển sang sử dụng cơng nghệ chuyển mạch gói với cấu trúc 3G, 4G nhằm đáp ứng các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao, từng bước thay thế thiết bị công nghệ CDMA. EVN Telecom trong những năm tiếp theo là phát triển mạng di động thế hệ thứ 3, cho phép cung cấp các dịch vụ đa phương tiện di động cũng như dịch vụ tốc độ cao qua thuê bao di động.

Xu hướng liên mạng di động - internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai khi mà thị trường ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động và internet. Trong khi chi phí đầu tư máy tính vẫn cịn khá cao và kỹ năng sử dụng tương đối phức tạp so với đa phần người Việt Nam thì di động sẽ phát huy được thế mạnh về sự phổ biến và dễ sử dụng của mình. Do vậy nâng cấp công nghệ, đầu tư mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực sản xuất là đòi hỏi thường xuyên đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ nào.

Đồng thời với việc mở rộng vùng phủ sóng, EVN Telecom cần phải lắp đặt thêm các thiết bị tăng tốc độ nhạy thu các trạm BTS, sử dụng anten thông minh cho hệ thống BTS để giảm tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng, nhằm tăng chất lượng sóng, giảm hiện tượng rớt mạng và nghẽn mạch. Ngoài ra EVN Telecom thỏa thuận với Cục tần số vô tuyến điện tiến hành khử nhiễu ở nhiều khu vực cung cấp dịch vụ.

3.1.2. Đa đạng hóa dịch vụ

Dù số lượng thuê bao tiềm năng khơng cịn nhiều song vẫn là mục tiêu hướng tới của các nhà mạng. Tuy nhiên, việc chăm sóc thuê bao trả trước hiện có so với việc thu hút các thuê bao mới đang rơi vào tình trạng tương tự như tình trạng chăm sóc giữa thuê bao trả trước và thuê bao trả sau của nhà mạng hiện nay. Nhà mạng cần đánh giá đâu là mục tiêu quan trọng hơn để có những điều chỉnh phù hợp.

Thuê bao mới quyết định sử dụng dịch vụ phần lớn là dựa trên tiêu chí so sánh giá cước của các nhà mạng. Chỉ cần giá cước thấp hơn một chút, thì nhà mạng cũng có thể dễ dàng thu hút thuê bao mới. Tuy nhiên, với các thuê bao cũ thì khác hơn.

Để giữ chân thuê bao cũ, EVN Telecom cần phải làm khách hàng hài lòng với dịch vụ của mình. Điều đó, đồng nghĩa với việc tăng cường chất lượng dịch vụ là phương thức cạnh tranh chủ yếu mà EVN Telecom đặc biệt quan tâm. Theo các tiêu chuẩn chất lượng mà Tổ chức Viễn thông quốc tế (ITU) quy định, đối với dịch vụ viễn thông liên quan đến hai tiêu chuẩn cơ bản là lỗi mạng (đứt đoạn thông tin, nghẽn mạng…) và thời gian chờ dịch vụ (chờ kết nối, chờ lắp đặt, độ trễ…).

Với bối cảnh cạnh tranh bằng giá cước bị hạn chế, doanh thu bình quân cho mỗi thuê bao ngày càng giảm, trong khi hạ tầng 3G chưa được khai thác hết thì cạnh tranh bằng dịch vụ giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu. Ngoài nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin thì giờ đây người tiêu dùng đang hướng tới các tiện ích phục vụ cho giải trí và cho cơng việc. EVN Telecom cần phải thúc đẩy phát triển các ứng dụng mới, có chất lượng hình ảnh, nội dung cao, sử dụng ngơn ngữ tiếng Việt để đảm bảo ứng dụng được phổ biến rộng rãi cho nhiều đối tượng. Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại dịch vụ giá trị gia tăng mới trên nền công nghệ hiện đại, EVN Telecom cần cung cấp thêm nhiều dịch vụ với nhiều phương thức thanh toán thuận tiện như dịch vụ định vị, dịch vụ số liệu và tích hợp internet, phát triển các dịch vụ kết nối và tích hợp với các hệ thống khác: thanh tốn, tìm kiếm thơng tin…

EVN Telecom và VNPT vẫn là hai doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế với hơn 80% tổng số thuê bao cố định. Tuy nhiên, với những tiện ích và nhiều giá trị gia tăng trên dịch vụ di động nên mặc dù chênh lệch về cước phí vẫn khơng đủ để giữ chân các thuê bao cố định (chủ yếu là thuê bao cố định không dây), EVN Telecom cần nhanh chóng phát triển các dịch vụ tiện ích cũng như các chính sách, chiến lược để thu hút khách hàng sử dụng thuê bao cố định chuyển sang dịch vụ di động nhằm khai thác tốt giá trị gia tăng; đồng thời, giữ chân khách hàng trước làn sóng ồ ạt giảm cước, khuyến mại của các mạng di động như hiện nay.

3.2. NÂNG CAO GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG

Khi tốc độ tăng trưởng của ngành chậm lại, cạnh tranh thường tập trung vào giá và dịch vụ nhiều hơn. Việc tính tốn giá trị là điều mà tất cả khách hàng thực hiện khi mua bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào. Khách hàng đánh giá chất lượng của cái mà họ nghĩ họ sẽ được so với cái mà họ phải trả cho việc được nó và xác định việc

mua đó có xứng đáng không. Khách hàng sẽ tiếp tục mua dựa trên khả năng thương hiệu hay dịch vụ đó có tiếp tục cung ứng giá trị nguyên bản thậm chí lớn hơn hay không. Đây là thử thách đối với nhiều nhà cung cấp - bảo toàn và cải tiến giá trị cạnh tranh. Không làm được điều này, khách hàng sẽ đi mua hàng ở nơi khác và tính tốn lại giá trị từ những nhà cung cấp khác.

Thực tế kinh doanh cho thấy, một doanh nghiệp nếu gia tăng được 05% khách hàng trung thành nhờ sự hài lịng của họ về sản phẩm, dịch vụ, thì lợi nhuận sẽ tăng lên được khoảng 25% đến 85%. Điều này cũng hoàn toàn đúng với ngành dịch vụ viễn thông di động ở nước ta. Thời gian qua, chất lượng dịch vụ TTDĐ của EVN Telecom đã có những bước tiến bộ: vùng phủ sóng được mở rộng, tình trạng nghẽn mạch, rớt cuộc gọi giảm nhiều, tỷ lệ cuộc gọi thành công tăng.

Để chiến thắng nơi chốn thương trường ngày nay, công ty cần phải khéo léo không chỉ ở lĩnh vực quản lý sản phẩm mà còn ở quản lý quan hệ khách hàng để đương đầu với tình trạng cạnh tranh gay gắt. Hiểu biết khách hàng là điều tối cần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 75)